
Số lượng các hồng y cử tri, sẽ đến Roma từ khắp nơi trên thế giới, những hồng y nào dưới 80 tuổi sẽ được phép bầu phiếu trong các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng.
Conclave (Cơ mật viện) là những cuộc họp bầu phiếu "bí mật chặt chẽ nhất," để bảo tồn tính khách quan của thủ tục. Theo Tông huấn "Universi Dominici Gregis" của Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996, các Hồng y cử tri phải "hứa và thề ... giữ bí mật nghiêm ngặt" về tất cả mọi chuyện, bất cứ cách nào liên quan đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng.
Đức Benedict 16 (ngày 25/2/2013) còn thêm: kể cả những người giúp trang bị máy móc cũng phải giữ bí mật, không được đặt máy chụp hay nghe, hay máy truyền tin tức hình ảnh ra ngoài, nhất là đặt máy tại nhà nguyện sixtine nơi bầu cử. Ai lỗi phạm sẽ bị "vạ tuyệt thông dành cho Tòa thánh".
Các Hồng y không được giao tiếp với những người bên ngoài khu vực bầu cử. Chỉ có một số hạn chế như Giám lễ nghi, vài linh mục được phép có mặt, và hai bác sĩ.
Các Hồng y cử tri sẽ ở tại Nhà Thánh Martha, một nhà khách tiếp giáp với Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Trong khi "giáo hoàng trống ngôi", tất cả những người phụ trách Giáo Triều Rôma sẽ mất văn phòng của họ, ngoại trừ người quản lý tài chính và tài sản của Giáo Hội, vị Chưởng ấn Tòa Xá giải là người giao dịch các vấn đề xá giải, và ân xá.
Cơ mật viện bầu Giáo hoàng bắt đầu với Thánh Lễ cầu cho cuộc bầu cử diễn ra trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Sau đó, các vị hồng y kêu cầu sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và đi vào nhà nguyện Sistine.
Một linh mục rất đáng tin cậy sẽ trình bày cho các Hồng Y một bài suy niệm về các vấn đề cần thiết đặc biệt đối với Giáo hội "liên quan đến nhiệm vụ nghiêm trọng và do đó về sự cần thiết phải hành động với ý định đúng đắn, vì lợi ích của Giáo Hội phổ quát, chỉ có Chúa trước mắt họ. "
Sau đó, linh mục trình bày suy gẫm sẽ rời nhà nguyện Sistine, và các Hồng y bắt đầu tiến trình bầu chọn.
*Đức Gioan Phaolô II cho phép một đa số tương đối (ai nhiều phiếu nhất) để một cuộc bầu cử hợp lệ, nhưng Đức Giáo hoàng Benedict trong tông huấn "Constitutione apostolica" trở lại với truyền thống lâu đời đòi đa số tuyệt đối (tức quá 2 phần ba).
Mỗi Hồng y viết tên người mình chọn làm Giáo Hoàng trên một mảnh giấy, rồi gấp đôi lại, bỏ vào thùng phiếu. Phiếu đó được đếm, kiểm tra lại, và đốt cháy. Quá trình bầu chọn tiếp tục cho đến khi một trong những ứng cử viên đã nhận được hơn 2/3 phiếu bầu.
Khi cuộc bỏ phiếu chưa có kết quả, các lá phiếu đó được đốt cháy, sẽ bốc ra khói màu đen.
Khi cuộc bỏ phiếu đã có kết quả (đã có tân giáo hoàng) các lá phiếu được đốt cháy, sẽ bốc ra khói màu trắng. Lập tức, bộ chuông lớn cuối Đền Thánh Phêrô sẽ được kéo inh ỏi, báo tin cho mọi người đang đứng chờ dưới sân quảng trường biết tin trọng đại, vui mừng, vẫy cờ, vẫy khăn, chờ đợi Đức Tân Giáo hoàng tiến ra bao lơn ngỏ lời chào và ban phép lành cho dân chúng...
Đức Gioan Phaolô II kêu gọi Hồng y nào đã được bầu sẽ "không từ chối ", vì sợ gánh nặng trong chức vụ giáo hoàng, nhưng hãy khiêm tốn đón nhận sự sắp đặt của thánh ý Chúa. Thiên Chúa đặt gánh nặng, Người sẽ nâng đỡ tân giáo hoàng, do đó, Ngài sẽ có thể chu toàn được chức vụ. "
"Trong khi trao nhiệm vụ nặng nề cho ai, Thiên Chúa cũng sẽ giúp người đó thực hiện nhiệm vụ ấy, và khi ban cho người nào phẩm giá, Chúa sẽ cho họ sức mạnh để không bị công việc đè bẹp bởi gánh nặng nhiệm vụ mình."
Người được bầu làm giáo hoàng, sau khi chấp nhận chức vụ, sẽ lập tức là Giám Mục Roma, bởi vì ngài đã được thánh hiến làm giám mục trước rồi.
Một trong các hồng y sẽ thông báo cho công chúng biết cuộc bầu cử đã hoàn tất, đã có tân giáo hoàng tên là...và Đức Thánh Cha mới sẽ ngỏ lời đầu tiên và ban phước lành từ ban công của Vương Cung Thánh Đường Vatican.
Hồng y như là phương cách lựa chọn Đức Giáo Hoàng, đã có một truyền thống lâu đời trong Giáo Hội.
Trong số 117 hồng y cử tri, có 67 vị - hơn một nửa- đã được Đức Giáo Hoàng Benedict bổ nhiệm.
Pháp luật hiện hành điều chỉnh Cơ mật viện như thế nào đã thấy trong Tông huấn "Universi Dominici Gregis" do Đức Gioan Phaolô II ban bố năm 1996 và đã được Đức Thánh Cha Benedict 16 trong tông huấn "Constitutione apostolica." sửa đổi năm 2007 và tu chánh ngày 25/2/2013.
Cơ mật viện vừa qua đã kết thúc cách nhanh chóng. Đức Thánh Cha Benedict 16 được bầu làm Giáo hoàng năm 2005 trong Cơ mật viện chỉ kéo dài hai ngày. Đức Gioan Phaolô II được bầu vào năm 1978 trong Cơ mật viện dài ba ngày.
Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 sẽ từ nhiệm lúc 8 giờ chiều ngày 28 tháng 2, vào lúc đó sẽ có 116 hồng y cử tri (Hồng y người Scottland không dự bầu). Theo quy định của pháp luật do Đức Benedict 16 tu chánh ngày 25 tháng 2 vừa qua, Cơ mật viện bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 15 tháng 3 / 2013.
Chúng ta cùng cầu nguyện và chờ đợi Tân Giáo hoàng.
(xhnet)
xem thêm:
PrintĐức Giáo Hoàng Benedict 16 ban bố quy định sửa đổi mới cho Tòa Trống và Cuộc họp kín bầu Giáo hoàng
25/2/2013
(Vatican Radio) Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã ban hành Tự sắc vào ngày Thứ hai, trong đó Ngài giới thiệu một loạt các sửa đổi pháp luật về giai đoạn Tòa Trống và cuộc bầu cử Tân Giáo hoàng (Giám mục mới của Roma).
Tự Sắc mới thay thế một số điều trong Tự sắc cũ Universi Dominici gregis (UDG) do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành.
Dưới đây là những điểm nổi bật chính của pháp luật:
1/ Khoản. 37 của UDG
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cho phép Hồng Y Đoàn bắt đầu Mật Viện sau 15 ngày kể từ khi Tòa Trống, tất cả các Hồng Y có quyền biểu quyết đã có mặt. Sửa đổi này cũng cho phép không cần đợi 20 ngày từ khi Tòa Trống, dù các Hồng y cử tri chưa có mặt đủ.
2/ Khoản 48
Lời thề giữ bí mật được mở rộng đến các cá nhân nêu tại khoản 55,2, trong số đó "những người có nhiệm vụ giúp các viên chức có thẩm quyền trong Mật Viện phải bảo đảm rằng: không đặt máy móc ghi lại âm thanh và hình ảnh hoặc máy móc truyền đi, đặc biệt những âm thanh, hình ảnh trong chính nhà nguyện Sistine, nơi các cuộc bầu cử được thực hiện.
2/ Khoản 55,3
Hình phạt cho bất kỳ hành vi vi phạm lời thề giữ bí mật là "vạ tuyệt thông dành cho Tòa Thánh (Latae sententiae)"
(văn bản cũ chỉ định "hình phạt nghiêm trọng theo sự phán xét của Đức Giáo Hoàng tương lai").
(xhnet)
http://tailieuThanhMau.net