Hội nhập
Ghi danh
11:49 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1767)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5088)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15709)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Cơ mật viện (bí mật nghiêm ngặt nhất) bầu Vị Giáo hoàng mới ...

25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 6791)
hoc_song_dao_logo-contentVatican City, 24 Feb, 2013 (CNA) - Người kế nhiệm Đức Giáo Hoàng Benedict 16 sẽ sớm được bầu trong một cuộc họp kín bầu Giáo hoàng, cuộc bỏ phiếu bí mật của các hồng y sẽ xảy ra trong Nhà nguyện Sistine tại Vatican vào ngày 15 tháng 3 tới.

Số lượng các hồng y cử tri, sẽ đến Roma từ khắp nơi trên thế giới, những hồng y nào dưới 80 tuổi sẽ được phép bầu phiếu trong các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng.

Conclave (Cơ mật viện) là những cuộc họp bầu phiếu "bí mật chặt chẽ nhất," để bảo tồn tính khách quan của thủ tục. Theo Tông huấn "Universi Dominici Gregis" của Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996, các Hồng y cử tri phải "hứa và thề ... giữ bí mật nghiêm ngặt" về tất cả mọi chuyện, bất cứ cách nào liên quan đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng.

Đức Benedict 16 (ngày 25/2/2013) còn thêm: kể cả những người giúp trang bị máy móc cũng phải giữ bí mật, không được đặt máy chụp hay nghe, hay máy truyền tin tức hình ảnh ra ngoài, nhất là đặt máy tại nhà nguyện sixtine nơi bầu cử. Ai lỗi phạm sẽ bị "vạ tuyệt thông dành cho Tòa thánh".

Các Hồng y không được giao tiếp với những người bên ngoài khu vực bầu cử. Chỉ có một số hạn chế như Giám lễ nghi, vài linh mục được phép có mặt, và hai bác sĩ.

Các Hồng y cử tri sẽ ở tại Nhà Thánh Martha, một nhà khách tiếp giáp với Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Trong khi "giáo hoàng trống ngôi", tất cả những người phụ trách Giáo Triều Rôma sẽ mất văn phòng của họ, ngoại trừ người quản lý tài chính và tài sản của Giáo Hội, vị Chưởng ấn Tòa Xá giải là người giao dịch các vấn đề xá giải, và ân xá.

Cơ mật viện bầu Giáo hoàng bắt đầu với Thánh Lễ cầu cho cuộc bầu cử diễn ra trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Sau đó, các vị hồng y kêu cầu sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, và đi vào nhà nguyện Sistine.

Một linh mục rất đáng tin cậy sẽ trình bày cho các Hồng Y một bài suy niệm về các vấn đề cần thiết đặc biệt đối với Giáo hội "liên quan đến nhiệm vụ nghiêm trọng và do đó về sự cần thiết phải hành động với ý định đúng đắn, vì lợi ích của Giáo Hội phổ quát, chỉ có Chúa trước mắt họ. "

Sau đó, linh mục trình bày suy gẫm sẽ rời nhà nguyện Sistine, và các Hồng y bắt đầu tiến trình bầu chọn.

*Đức Gioan Phaolô II cho phép một đa số tương đối (ai nhiều phiếu nhất) để một cuộc bầu cử hợp lệ, nhưng Đức Giáo hoàng Benedict trong tông huấn "Constitutione apostolica" trở lại với truyền thống lâu đời đòi đa số tuyệt đối (tức quá 2 phần ba).

Mỗi Hồng y viết tên người mình chọn làm Giáo Hoàng trên một mảnh giấy, rồi gấp đôi lại, bỏ vào thùng phiếu. Phiếu đó được đếm, kiểm tra lại, và đốt cháy. Quá trình bầu chọn tiếp tục cho đến khi một trong những ứng cử viên đã nhận được hơn 2/3 phiếu bầu.

Khi cuộc bỏ phiếu chưa có kết quả, các lá phiếu đó được đốt cháy, sẽ bốc ra khói màu đen.

Khi cuộc bỏ phiếu đã có kết quả (đã có tân giáo hoàng) các lá phiếu được đốt cháy, sẽ bốc ra khói màu trắng. Lập tức, bộ chuông lớn cuối Đền Thánh Phêrô sẽ được kéo inh ỏi, báo tin cho mọi người đang đứng chờ dưới sân quảng trường biết tin trọng đại, vui mừng, vẫy cờ, vẫy khăn, chờ đợi Đức Tân Giáo hoàng tiến ra bao lơn ngỏ lời chào và ban phép lành cho dân chúng...

Đức Gioan Phaolô II kêu gọi Hồng y nào đã được bầu sẽ "không từ chối ", vì sợ gánh nặng trong chức vụ giáo hoàng, nhưng hãy khiêm tốn đón nhận sự sắp đặt của thánh ý Chúa. Thiên Chúa đặt gánh nặng, Người sẽ nâng đỡ tân giáo hoàng, do đó, Ngài sẽ có thể chu toàn được chức vụ. "

"Trong khi trao nhiệm vụ nặng nề cho ai, Thiên Chúa cũng sẽ giúp người đó thực hiện nhiệm vụ ấy, và khi ban cho người nào phẩm giá, Chúa sẽ cho họ sức mạnh để không bị công việc đè bẹp bởi gánh nặng nhiệm vụ mình."

Người được bầu làm giáo hoàng, sau khi chấp nhận chức vụ, sẽ lập tức là Giám Mục Roma, bởi vì ngài đã được thánh hiến làm giám mục trước rồi.

Một trong các hồng y sẽ thông báo cho công chúng biết cuộc bầu cử đã hoàn tất, đã có tân giáo hoàng tên là...và Đức Thánh Cha mới sẽ ngỏ lời đầu tiên và ban phước lành từ ban công của Vương Cung Thánh Đường Vatican.

Hồng y như là phương cách lựa chọn Đức Giáo Hoàng, đã có một truyền thống lâu đời trong Giáo Hội.

Trong số 117 hồng y cử tri, có 67 vị - hơn một nửa- đã được Đức Giáo Hoàng Benedict bổ nhiệm.

Pháp luật hiện hành điều chỉnh Cơ mật viện như thế nào đã thấy trong Tông huấn "Universi Dominici Gregis" do Đức Gioan Phaolô II ban bố năm 1996 và đã được Đức Thánh Cha Benedict 16 trong tông huấn "Constitutione apostolica." sửa đổi năm 2007 và tu chánh ngày 25/2/2013.

Cơ mật viện vừa qua đã kết thúc cách nhanh chóng. Đức Thánh Cha Benedict 16 được bầu làm Giáo hoàng năm 2005 trong Cơ mật viện chỉ kéo dài hai ngày. Đức Gioan Phaolô II được bầu vào năm 1978 trong Cơ mật viện dài ba ngày.

Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 sẽ từ nhiệm lúc 8 giờ chiều ngày 28 tháng 2, vào lúc đó sẽ có 116 hồng y cử tri (Hồng y người Scottland không dự bầu). Theo quy định của pháp luật do Đức Benedict 16 tu chánh ngày 25 tháng 2 vừa qua, Cơ mật viện bầu Giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 15 tháng 3 / 2013.

Chúng ta cùng cầu nguyện và chờ đợi Tân Giáo hoàng.

(xhnet)

xem thêm:

PrintĐức Giáo Hoàng Benedict 16 ban bố quy định sửa đổi mới cho Tòa Trống và Cuộc họp kín bầu Giáo hoàng

25/2/2013

(Vatican Radio) Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã ban hành Tự sắc vào ngày Thứ hai, trong đó Ngài giới thiệu một loạt các sửa đổi pháp luật về giai đoạn Tòa Trống và cuộc bầu cử Tân Giáo hoàng (Giám mục mới của Roma).

Tự Sắc mới thay thế một số điều trong Tự sắc cũ Universi Dominici gregis (UDG) do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành.

Dưới đây là những điểm nổi bật chính của pháp luật:

1/ Khoản. 37 của UDG

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cho phép Hồng Y Đoàn bắt đầu Mật Viện sau 15 ngày kể từ khi Tòa Trống, tất cả các Hồng Y có quyền biểu quyết đã có mặt. Sửa đổi này cũng cho phép không cần đợi 20 ngày từ khi Tòa Trống, dù các Hồng y cử tri chưa có mặt đủ.

2/ Khoản 48


Lời thề giữ bí mật được mở rộng đến các cá nhân nêu tại khoản 55,2, trong số đó "những người có nhiệm vụ giúp các viên chức có thẩm quyền trong Mật Viện phải bảo đảm rằng: không đặt máy móc ghi lại âm thanh và hình ảnh hoặc máy móc truyền đi, đặc biệt những âm thanh, hình ảnh trong chính nhà nguyện Sistine, nơi các cuộc bầu cử được thực hiện.

2/ Khoản 55,3


Hình phạt cho bất kỳ hành vi vi phạm lời thề giữ bí mật là "vạ tuyệt thông dành cho Tòa Thánh (Latae sententiae)"


(văn bản cũ chỉ định "hình phạt nghiêm trọng theo sự phán xét của Đức Giáo Hoàng tương lai").

(xhnet)


http://tailieuThanhMau.net
Nếu anh là người duy nhất phải lo cho cha mẹ già, thì nhà Dòng cũng không nhận anh đâu. Anh có đi tu , rồi cũng không an tâm khi nghĩ đến cha mẹ, áy náy vì "không nghe lời" như anh viết. Nhưng nếu thực sự Chúa gọi anh, thì phần cha mẹ anh Chúa sẽ lo liệu xếp đặt. Không có gì là tội cả. Thánh Phanxicô, thánh Đaminh, Tôma Aquino, đã nghe tiếng Chúa hơn nghe tiếng cha mẹ. Ơn gọi tu trì tuy khó nhưng quí báu, vì là những người được tuyển chọn giữa rất nhiều người.
Hỏi: Nghe một linh mục giảng cấm phòng rằng :"Chúa không có sáng kiến gửi thánh giá cho chúng ta..." Ngược lại, linh mục khác giảng rằng: "Chúng ta phải sẵn sàng nhận lấy thánh giá Chúa gửi cho ta mà vác đi theo chân Người". Nhiều sách công giáo cũng thường lặp lại câu tương tự như vậy. Xin cho biết: Chúa có sáng kiến gửi thánh giá cho con người không? (ẩn danh)
"Hỡi con, nếu ở thiên đàng, Mẹ còn có thể phải đau khổ, Mẹ đau đớn nhường nào khi thấy biết bao linh hồn phải hư mất! Trong khi cuộc đời qua đi quá mau chóng như vậy, mà con cái Giáo hội cứ tự vướng mắc vào dò bẫy ma quỉ, mê theo cuộc sống kiêu sa, ve vuốt dục vọng xác thịt, tự lên án phạt mình đời đời, mặc dầu được Chúa ban cho mọi thứ ân sủng. Có lẽ họ ngờ rằng được chết một cách tự nhiên, dứt bỏ được cuộc đời như loài thú là sung sướng rồi. Nhưng không đâu, còn hỏa ngục nữa, hỏa ngục đời đời sẽ ngốn nuốt họ. Tự lao mình vào đó thật ngu dại tội lỗi chừng nào!
Trên thế giới này có biết bao nhiêu Đạo khác nhau, ngay cả các giáo hội được mệnh danh là Kitô Giáo, cùng tôn thờ một Thiên Chúa, cùng tuân giữ một Thánh Kinh, nhưng đâu mới là Giáo Hội chân thật đã được chính Chúa Kitô thiết lập? Vậy Đạo nào mới có ơn Cứu Độ thật? Xin vui lòng giải đáp để chúng con được hiểu rõ hơn giáo lý về ơn Cứu Độ. (Một người muốn hiểu rõ)
Hỏi: Đã có sự tranh cãi giữa phái Pharisiêu và phái Saduceo trong Do thái về sự kiện " người chết sống lại" . Thánh Phaolo khi bị ra tòa cũng nói tới việc này và vì thế gây chia rẽ giữa 2 phe. Bài Phúc âm nói về người đàn bà lấy 7 người chồng, sau này sẽ là vợ ai? Xin cho biết trong Kinh thánh Cựu ước nói gì về việc "sự sống đời sau"?
Hỏi: Đã có sự tranh cãi giữa phái Pharisiêu và phái Saduceo trong Do thái về sự kiện " người chết sống lại" . Thánh Phaolo khi bị ra tòa cũng nói tới việc này và vì thế gây chia rẽ giữa 2 phe. Bài Phúc âm nói về người đàn bà lấy 7 người chồng, sau này sẽ là vợ ai? Xin cho biết trong Kinh thánh Cựu ước nói gì về việc "sự sống đời sau"?
1. Vào khoảng 20 thế kỉ trước Chúa Giêsu , nước Do thái khởi đầu từ cụ Abraham đi lang thang trong các sa mạc… 2. Cụ Giacop đưa dân Do thái qua nước Ai cập sống trong 430 năm, không chủ quyền. 3. -1230, Moise đưa dân ra khỏi Aicập, đi tìm đất Hứa. 4. Thế kỉ 12 trước Chúa Giêsu , Do thái trở nên hùng mạnh dưới triều Đavit, Salomon.
- 19 Thế kỉ (quãng năm -1850) trước cgs giáng sinh, Chúa Giavê đã hứa cho Abaham "một miền đất mầu mỡ "sữa mật"(Theo sách Sáng thế 17,8 viết: Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi sau này miền đất ngươi đang trú ngụ, tức là tất cả đất Canaan, làm sở hữu vĩnh viễn; và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng." - …Sau thời gian rất dài, nhà Giacop sang tị nạn bên Ai cập, sau 430 năm bên Aicập, Moise đưa dân xuất hành, sau 40 năm lang thang trên sa mạc,
Con ở quê nhà Việt Nam với bao khốn khổ. Ở̉ bên này con đi học và nhất là môn triết học thì họ đem lí luận Cac-mac ra mà dạy, rồi học thuyết tiến hóa của Đác-uynh ra mà bôi xấu Công Giáo. Họ bảo rằng tư tưởng Công Giáo là tư tưởng lạc hậu, trong lớp chỉ có 1 mình con là có đạo nên càng được dịp cho họ bôi nhọ̣. Lúc làm bài thi thì luôn ra những câu hỏi mà câu trả lời của nó là sự sỉ nhục đức tin. Nếu trả lời theo nó thì mình thành kẻ chối đạo. Còn không thì điểm thấp...
- Trong cuộc sống, người nào để ý sẽ nhận thấy cuộc đời có nhiều cái tốt. Nhưng trong cái tốt (good), nếu có điều kiện, người ta sẽ muốn cái gì tốt hơn (better), hoặc muốn cái gì tốt nhất (the best). (Vd: Tôi muốn mua một bộ quần áo, nếu tôi có nhiều tiền, tôi không muốn mua ở nơi bán đồ sale, tôi muốn vào mall, mua bộ quần áo có nhãn hiệu tốt nhất, hợp thời nhất, mặc vừa đẹp vừa dễ chịu). (Vd khác: Bà mẹ nhà giầu, khi tìm trường học cho con, sẽ hỏi chỗ này chỗ kia, để tìm trường tốt nhất cho con bà, dù là tốt tương đối thôi. - Trong việc tìm hạnh phúc đời sau, nếu đúng ra, người ta cũng phải tìm đường (đạo) nào tốt nhất, đúng nhất, chắc nhất để đạt đích.
- Trong cuộc sống, người nào để ý sẽ nhận thấy cuộc đời có nhiều cái tốt. Nhưng trong cái tốt (good), nếu có điều kiện, người ta sẽ muốn cái gì tốt hơn (better), hoặc muốn cái gì tốt nhất (the best). (Vd: Tôi muốn mua một bộ quần áo, nếu tôi có nhiều tiền, tôi không muốn mua ở nơi bán đồ sale, tôi muốn vào mall, mua bộ quần áo có nhãn hiệu tốt nhất, hợp thời nhất, mặc vừa đẹp vừa dễ chịu). (Vd khác: Bà mẹ nhà giầu, khi tìm trường học cho con, sẽ hỏi chỗ này chỗ kia, để tìm trường tốt nhất cho con bà, dù là tốt tương đối thôi. - Trong việc tìm hạnh phúc đời sau, nếu đúng ra, người ta cũng phải tìm đường (đạo) nào tốt nhất, đúng nhất, chắc nhất để đạt đích.
Hỏi: Tổ tiên chúng ta ngày xưa chưa hề được nghe ai rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, chỉ sống ăn ngay ở lành theo luật tự nhiên, vậy số phận đời đời của các ngài thế nào, các ngài có thể được hưởng Ơn Cứu Độ của Chúa không? Đáp: Sống ngay lành theo luật tự nhiên nghĩa là "làm lành, lánh dữ" theo lương tâm mình, dù người đó ở trên rừng, góc biển, bên Á, bên Âu, Úc hay Mỹ, hay giữa đại dương...dù đàn ông, đàn bà, trẻ con hay già cả, dù thời xưa hay thời nay, và cho đến thời sau nữa...thì "có thể" được ơn Cứu độ.
Tuy không dám nhận mình là một tín hữu có đức tin vững vàng tuyệt đối, nhưng ít ra cũng có một thời sống trong nhà tu, ăn cơm nhà Chúa. Rồi biến cố 30/4/75...rời VN...rồi lập gia đình, có con, và vẫn một lòng mong muốn hướng dẫn con cái dâng mình cho Chúa . Thế nhưng sau khi con đọc tất cả những gì viết trên trang web ấy, thú thực, lòng con đã hoài nghi, giao động. Con thầm cầu nguyện: "Lạy Chúa, nếu Chúa hiện hữu , xin cho con nhận biết Ngài". Rất mong mỏi được nhận những hồi đáp của cha trước những tư tưởng đang hoang mang...
Trả lời câu hỏi của ông bạn: "Tôi tin vào đạo Công Giáo và muốn gia nhập đạo này thì có khó không? -Khó, nhưng không khó, nếu ông có thiện chí tìm hiểu và tin theo, với ơn giúp đỡ của Chúa Trời và Đức Mẹ, ông sẽ đạt đích.
Đạo tốt lành bảo đảm như thế mà không theo thì quá uổng. Thế mà, có người lại bỏ đạo Công giáo đi theo đạo khác cho dễ chịu hơn. Buồn 5 phút. Tôi nhớ lại lời Chúa đã phán xưa: Đường chật hẹp đưa tới sự sống thì ít người vào, đường rộng rãi đưa tới sự chết thì nhiều người nhào vô!!!