Hội nhập
Ghi danh
5:41 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1805)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5111)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15728)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Tại sao tôi theo đạo Công giáo?

25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 13899)
hoc_song_dao_logo-contentHỏi:

Có người nói: "Nếu bạn theo đạo Ấn, đạo Phật, đạo Hồi, hay đạo Công giáo, bạn đều có thể lên thiên đàng như nhau. Hãy chọn theo một trong những đạo đó và trung thành tuân giữ". Nói như thế có đúng không?


Đáp:

Chúng ta nói về vấn đề trên qua 3 điểm:

1/ Ơn cứu rỗi (lên thiên đàng) là ơn vô cùng quí báu.

2/ Thiên đàng của đạo Ấn, Phật, Hồi, Công giáo không giống nhau.

3/ Tại sao tôi theo đạo Công giáo ?

---

1/ Ơn cứu rỗi (lên thiên đàng) là ơn vô cùng quí báu.

- Con người ai cũng muốn hạnh phúc, và hạnh phúc đầy đủ, lâu dài mãi mãi.

- Nhưng hạnh phúc trong đời này có nhiều khuyết điểm và không thể kéo dài mãi mãi.

(người đói muốn ăn, nhưng khi ăn no nê cành bụng, sẽ chán ăn tới khi nào đói lại. "no cơm tẻ coi rẻ mọi sự" là thế.

- Trong cuộc sống, người nào để ý sẽ nhận thấy cuộc đời có nhiều cái tốt. Nhưng trong cái tốt (good), nếu có điều kiện, người ta sẽ muốn cái gì tốt hơn (better), hoặc muốn cái gì tốt nhất (the best).

(Vd: Tôi muốn mua một bộ quần áo, nếu tôi có nhiều tiền, tôi không muốn mua ở nơi bán đồ sale, tôi muốn vào mall, mua bộ quần áo có nhãn hiệu tốt nhất, hợp thời nhất, mặc vừa đẹp vừa dễ chịu).

(Vd khác: Bà mẹ nhà giầu, khi tìm trường học cho con, sẽ hỏi chỗ này chỗ kia, để tìm trường tốt nhất cho con bà, dù là tốt tương đối thôi.

- Trong việc tìm hạnh phúc đời sau, nếu đúng ra, người ta cũng phải tìm đường (đạo) nào tốt nhất, đúng nhất, chắc nhất để đạt đích.

2/ Thiên đàng của đạo Ấn, Phật, Hồi, Công giáo không giống nhau.

Trên thế giới này có nhiều con đường get heaven, người ta gọi là religion:

Nơi người Việt Nam ta thấy có người thờ Tổ tiên, Ông bà, cha mẹ đã qua đời (Ancester worship), ngoài ra, ta biết thêm đạo Hindu, Buddhist, Islam, Protestant và đạo Roman Catholic.

Đạo Ông bà, Hindu, Buddhist, Islam, đều do con người tìm ra. Trong đó có con đường get heaven, nhưng heaven các đạo này không giống nhau:

- Đạo Ông bà tin rằng linh hồn những người lành sẽ về miền Cực lạc ở bên phía tây nào đó, không rõ ràng và không có chứng minh. Phải chăng đó là niềm mơ ước tốt lành của con cháu cho Ông bà đã chết?

- Đạo Hindu (Ấn giáo) nhấn mạnh về đầu thai hóa kiếp ( reincarnation). Ý niệm về thiên đàng của họ không nổi bật, không rõ ràng. Thiên đàng chỉ tạm bợ sau khi chết cho tới khi đầu thai kiếp khác. Tín đồ Ấn giáo mong chờ Moksha. Moksha là khi linh hồn được giải thoát khỏi vòng đời sống và chết, để mãi mãi kết hợp với Chúa của họ. (Heaven-Wikipedia)

- Đạo Buddhist thì nói tới Niết bàn (Nirvana). Niết bàn đạo Phật là một trạng thái (state) của linh hồn đã thoát cõi mê lầm (error) mà vào cõi giác (knowledge), chứ đó không phải là cõi hạnh phúc nào tích cực (positive happiness). Chính Đức Phật đã nói với môn đệ Râdha:"Diệt hẳn ham muốn yêu đương là Niết bàn".

(Như thế, Niết bàn của đạo Phật, đúng ra chỉ nhấn mạnh về "tiêu cực", không chú ý đến tích cực, nghĩa là những điều được hưởng do công khó đã lập ở cuộc đời đau khổ này...).

- Đạo Islam ngày trước cũng như ngày nay đang tìm cách bành trướng trên thế giới, họ coi đạo mình là nhất, do tiên tri Mahomet truyền cho. Nhưng heaven của họ lại nghiêng về vật chất (material). Heaven của họ có nhiều sữa, nhiều rượu, nhiều thiếu nữ đẹp, và được lấy nhiều vợ, được quyền thống trị người khác. Phải chăng những mơ ước loại này đã thúc đẩy những người lái máy bay đâm nhào vào tháp đôi New York ngày 11 tháng 9 năm 2001, để phá hoại những kẻ hơn mình, dù là giết người vô tội!

Nói chung thì những đạo trên đều do con người lập ra, truyền bá, không phải do Trời truyền dạy.

3/ Tại sao tôi theo đạo Công giáo ?

Tôi theo đạo Công giáo Roma. Gọi thế để phân biệt với Chính thống giáo (Oxthodox), Anh giáo (Anglican), Tin lành (Protestant).

a- Trước hết, đạo Công giáo có Kinh thánh (Bible) như sao sáng dẫn đường về trời. Người Công giáo phải tin vào Kinh thánh , vì nếu không tin vào Kinh thánh do Thiên Chúa mạc khải (reveal) cho loài người thì không còn ai đáng tin hơn. "Con người thì sai lầm" (Errare humanum est) như châm ngôn triết học đã nói.

Theo Kinh thánh đạo Công giáo, người ta biết: Thiên Chúa (God) có những phẩm tính sau:

Linh thiêng (không có thể xác),

Quyền phép toàn năng (dựng nên trời đất vạn vật và làm được mọi sự),

Nhân từ (tốt lành với mọi người),

Tình yêu (làm mọi việc vì yêu con người ),

Thương xót (chỉ muốn cứu độ con người tội lỗi hơn là lên án phạt),

Thánh thiện (ghét tội lỗi gian tà),

Công bằng (thưởng phạt công minh)…tất cả đều vô cùng.

b- Thứ hai, đạo Công giáo có Giáo hội (Catholic Church) thay mặt Thiên Chúa. Giáo hội này do chính Chúa Giêsu (là Thiên Chúa làm người cứu chuộc muôn dân). Chúa Giêsu đã lập Giáo hội và trao quyền cho tông đồ Phêrô và các người kế vị (successor) gọi là giáo hoàng. Kinh thánh theo Matthêu còn ghi:

Mt 16, 18-19 viết: "Thầy bảo cho anh biết, anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.

16,19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời, dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".

-Giáo hội này hướng dẫn chỉ đường cho giáo dân, những điều hợp với lí trí con người, hợp với giới răn của Thiên Chúa, hướng dẫn giáo dân về Nước Trời.

-Giáo hội Công giáo có 4 đặc tính: 1-duy nhất (một niềm tin, bí tích, giới răn, cầu nguyện), 2- thánh thiện (từ Chúa Ba ngôi thánh đến việc thánh hóa mọi phần tử), 3- công giáo (kêu gọi mọi người trên thế giới tin theo), tông truyền (vì được xây dựng từ thời các tông đồ tới nay và mãi về sau).

-Trong Giáo hội này, giáo lý qui về 4 cột trụ chính về 1-những điều cần tin (để khỏi sai lạc) tóm trong kinh Tin kính, 2- những điều cần xin (để được nhận lời) tóm trong kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu, Đấng lập đạo đã dạy, 3- những điều cần làm (để khỏi lạc đường về trời) tóm trong kinh 10 điều răn, 4- những điều cần lãnh (để được nuôi dưỡng và lớn lên trong GH) tóm trong kinh 7 Bí tích.

- Thiên đàng của Công giáo Roma có nền tảng trong Kinh thánh, như Chúa Giêsu đã nói rất nhiều lần, và Người quả quyết: dù phải mất tay, mất chân, mất mắt (Mt 5: 29-30) mà được vào Thiên đàng thì vẫn tốt hơn, vì Thiên đàng tồn tại muôn đời.

Trong Phúc âm theo thánh Mattheu Chúa nói: " Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn mình nào có ích gì? Lấy gì đổi lại cho cân bằng?" (Mt 16: 26)

Thiên đàng của đạo Công giáo có những điều tích cực đã được tả trong sách Khải huyền (Revelation) như sau:

21,1 Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. 21,2 Và tôi thấy Thành Thánh Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. 21,3 Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to, "Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ ở với họ. Họ sẽ là dân Người, Người sẽ là Chúa ở cùng họ. 21,4 Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất."

22,4 Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. 22,5 Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần ánh sáng của đèn, cũng chẳng cần ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị muôn đời.

c- Thứ ba, Đạo Công giáo có Đấng Sáng lập chết (Jesus died on the cross) để cứu rỗi những người tin theo. Điều này không có nơi các đạo do con người lập ra.

d- Thứ bốn, Đạo Công giáo có Bí tích Thánh Thể (The Eucharist) . Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong hình bánh rượu. Đây là bí tích Tình yêu của Chúa Giêsu lập ra để ở lại với con cái mình, nuôi sống linh hồn họ, an ủi họ, thêm sức thông cảm cuộc sống vất vả của họ…cho đến ngày tận thế.

Chúa Giêsu Thánh Thể đã làm rất nhiều phép lạ để chứng minh sự hiện diện thực sự của Người trong Thánh Thể . Điều này không hề thấy nơi các đạo kia và cả các đạo Tin lành cải cách từ đạo Công giáo.

đ- Thứ năm, Đạo Công giáo có Đức Mẹ Maria (Our Blessed Virgin Mary) để yêu thương, phù hộ, lo lắng dẫn dắt con cái mọi nơi, mọi thời về nước Thiên đàng.

e- Thứ sáu, Đạo Công giáo có những Phép lạ (miracle) do Thiên Chúa, Đức Mẹ, các thánh làm để ban ơn phúc cho những người tin cậy cầu khấn.

g- Thứ bảy, Đạo Công giáo có những cuộc Hiện ra (apparition) của Chúa Giêsu, Đức Mẹ, như tại Lộ đức (Lourdes, nước Pháp), Fatima, nước Bồ đào nha và nhiều nơi khác để ban ơn và hướng dẫn người ta lo phần rỗi đời sau trên Thiên đàng.

Rất nhiều người đã được ơn lạ chữa bệnh phần xác và ơn cải thiện phần hồn để lo tìm về hạnh phúc đời sau.

h- Thứ tám, Đạo Công giáo cầu cho các linh hồn Luyện ngục (Purgatory). Họ là tín hữu sau khi chết, để họ được vào Thiên đàng, nếu họ còn ở trong cuộc thanh tẩy cuối cùng.

---------------------------------------------------

Phần trình bày trên, cho ta thấy rằng:

- Mỗi tôn giáo trên quan niệm về Thiên đàng khác nhau, vì thế không có chuyện lên Thiên đàng như nhau. Nhưng lấy lí trí lành mạnh nhận xét, người ta thấy Thiên đàng trong đạo Công giáo có những điều tích cực, đó là đích điểm đáng ham ước. Lại có những phương thế trong Giáo hội để đạt đích trên.

- Người khôn nên chọn đạo tốt nhất, nghĩa là đạo do Ông Trời đã chỉ dạy. Đạo có bảo đảm do thế giá Ông Trời. Đạo có giáo lý rõ ràng. Mọi tín đồ biết rõ con đường mình đang đi về đâu: Thiên đàng hay hỏa ngục?

- Tôi hãnh diện về đạo Công giáo của tôi, tôi muốn nhiều người cũng nhận ra và sống theo đạo này để chắc chắn lên Thiên đàng sau khi chết.

Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria.

Lm. Mark, CMC.

http://tailieuThanhMau.net
"Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi (Xh 20,4-5) Sách Đệ nhị luật viết thêm: "Vì ngươi đã không nhìn thấy một hình thể nào trong ngày Chúa nói với ngươi từ trong khối lửa ở núi Horeb, cho nên ngươi đừng để mình bị suy đồi, đừng làm một hình ảnh nào, điêu khắc, tượng trưng cho bất cứ vật gì" (Đnl 4,15-16). Đàng khác, tâm trí người thời Cựu ước còn dễ "lẫn lộn" giữa Thiên Chúa và thần linh ngoại giáo nên Chúa phải cấm ngặt. Nhưng dần dần, Chúa cũng cho họ những biểu tượng như "cho đúc con rắn bằng đồng, làm khám chứng thư và các thiên thần kêrubim".
-Để bảo vệ đức tin duy nhất cho tín hữu, Giáo hội dạy: Những kinh không có Imprimatur (được in) của ĐGM địa phương thì không được đọc trong nhà thờ, nhà nguyện giáo xứ, cộng đoàn (theo ý Giáo luật số 827, 4). Nhưng ông bạn thấy không có điều gì trái tín lí, luân lí của Hội thánh như đã học biết, thì có thể đọc riêng như một lời cầu nguyện, nếu hợp với mình. Không thích thì đốt bỏ đi cách tử tế. Dầu sao cũng nên tôn kính hình ảnh đạo.
" Ảnh tượng đã làm phép, đã cũ nát, được đốt hay xé bỏ đi cách trọng kính. Các tranh ảnh, bìa báo in hình Chúa Đức Mẹ chưa làm phép có thể xé bỏ, không phải áy náy (nguyên tắc luân lý). Thực tế: Thế nhưng đối với nhiều người công giáo Việt, vứt bỏ ảnh tượng, xé đi, đốt đi, họ không đành lòng, giữ lại thì nhiều quá, không biết để đâu. Xin đề nghị một giải pháp dung hòa: Những tượng ảnh nào còn dư không dùng tới khi di chuyển sang nhà mới, nên bỏ vào một thùng giấy, dán vài chữ " Ai muốn lấy, mời tự nhiên". Rồi xin phép cha sở, cha quản nhiệm, đem ra để cuối nhà thờ cho những ai cần thì đem về thờ, kính tại nhà họ...
Đáp: Cám ơn ông đã đặt câu hỏi. Có lẽ lu bu nhiều chuyện nên các "linh mục có trách nhiệm" quên nhắc cho giáo dân. Tiện đây, tôi xin nhắc lại những điều tốt đẹp và sinh nhiều ơn ích này: - Điều thuộc đức tin là: "Giáo hội có quyền ban Ân xá". (sách Denzinger giữ các tài liệu của Tòa thánh số: 989,998). - Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha.
Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha. Ân xá có hai loại: Đại xá (tha hết), và Tiểu xá (tha một phần). Mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho mình hoặc nhường lại cho người đã qua đời (Giáo Luật 994). Muốn hưởng ân xá, tín hữu phải có những điều kiện sau:
1. Phải đọc kinh hay làm việc Giáo hội dạy để lãnh ân xá. Trước khi đọc kinh hay làm việc ấy phải giục lòng ăn năn chê ghét dốc lòng chừa mọi tội trọng, tội nhẹ đã phạm Tông huấn Ânxá 26). 2. -Xưng tội ít nhiều ngày trước hoặc sau ngày lãnh đại xá (hiểu là trước sau vài 3 tuần). -Rước lễ chính ngày lãnh đại xá.
Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước. Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu. Trong GHCG, ăn chay kiêng thịt có mục đích và ý nghĩa như sau: