Hội nhập
Ghi danh
1:06 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

5 lời khuyên kỳ lạ của Thánh Tôma Aquinô để chống buồn bã

05 Tháng Sáu 20191:43 CH(Xem: 5745)

Chúng ta tất cả đều có những ngày buồn bã, những ngày chúng ta không thể nào làm gì, không vươn lên được nỗi khắc khoải trong lòng, những ngày bị trạng thái suy thoái đè nặng làm cho chúng ta không thể nói chuyện được với người khác. Có giải pháp nào để vượt lên nỗi buồn và tìm lại được nụ cười không? Thánh Tôma Aquinô đề nghị năm lời khuyên đặc biệt hiệu quả để vượt lên giai đoạn buồn phiền này.

1. Phương thuốc thứ nhất là làm một cái gì mình thích.

Bong_hoa_05Cách đây bảy thế kỷ, nhà thần học gia lớn đã có trực giác xem “sô-cô-la là thuốc chữa cho chứng trầm cảm!”. Không ai có thể phủ nhận, sau một ngày làm việc chán nản, một cốc bia có thể làm lên tinh thần! Thánh Kinh cũng không nói khác. Chính Chúa Giêsu cũng tham dự vào các bữa ăn, các buổi lễ vui mừng, Ngài cũng thích những chuyện đẹp ở trần thế, cả trước và sau khi Ngài sống lại. Một Thánh vịnh còn nói, rượu thơm làm tâm hồn con người vui vẻ, tuy nhiên Thánh Kinh luôn lên án nạn chè chén say sưa.

2. Phương thuốc thứ hai là khóc.

Theo Thánh Tôma Aquinô, “nếu chúng ta giữ những gì có hại trong lòng thì nó sẽ làm cho chúng ta đau hơn vì tâm hồn chú ý đến những chuyện tiêu cực này nhiều hơn; ngược lại, nếu chúng ta đem nó ra ngoài thì tâm hồn được phân tán và nỗi đau bên trong được giảm. Nỗi buồn phiền của chúng ta nặng thêm nếu chúng ta không có cách nào để giải khuây. Khóc là giúp tâm hồn giải khuây, nếu không nỗi buồn sẽ làm chúng ta tê liệt. Chúa Giêsu cũng đã khóc. Đức Phanxicô cũng đã nói, “có những chuyện trong đời sống chỉ có thể nhìn với cặp mắt đã được rửa với nước mắt. Tôi xin anh chị em mọi người tự hỏi: tôi có khóc được không?”

3. Phương thuốc thứ ba là chia sẻ nỗi buồn với một người bạn.

Ở đây, trong đầu tôi hiện lên hình ảnh người bạn của Renzo trong tiểu thuyết của Manzoni, Những người đính hôn. Khi ông ở một mình trong căn nhà trống vắng bị tàn phá bởi nạn dịch hạch, khóc cho số phận khủng khiếp của gia đình mình, ông nói với Renzo: “Những gì xảy ra thì quá đau đớn, một cái gì mà tôi không bao giờ nghĩ mình có thể thấy trong đời mình. Nó quá khủng khiếp, nó đã lấy đi hết tất cả niềm vui sống cho suốt cuộc đời còn lại của tôi. Nhưng nói những chuyện này được với một người bạn sẽ được khuây khỏa rất nhiều”. Phải trải qua kinh nghiệm mới hiểu chuyện này được. Khi chúng ta buồn, chúng ta có khuynh hướng nhìn mọi chuyện trở thành đen tối. Trong những lúc như vậy, mở lòng ra với bạn là phương thuốc chữa rất hiệu nghiệm. Đôi khi chỉ cần một tin nhắn, vài lời qua điện thoại là đủ cho chúng ta lên tinh thần.

4. Phương thuốc thứ tư là nhìn sự thật.

Nhìn ngắm “nét sáng chói của sự thật, fulgor veritatis” như Thánh Augutinô chỉ dẫn, nhìn nét huy hoàng của sự thật trong thiên nhiên, trong tác phẩm nghệ thuật, trong một bản nhạc hay cũng là một phương thuốc thần diệu để chống buồn bã. Một vài ngày sau cái chết của một người bạn thân, một nhà phê bình văn học có buổi diễn thuyết với đề tài “mạo hiểu phiêu lưu trong tác phẩm của Tolkien”. Ông bắt đầu bằng câu: “Nói những điều tốt đẹp với người khác đối với tôi là cả một niềm an ủi…”.


5. Phương thuốc thứ năm: đi tắm và đi ngủ!

Có lẽ là phương thuốc lạ kỳ nhất đối với nhà thần học lớn thời Trung cổ như Thánh Tôma Aquinô, nhưng đó là một khía cạnh nhìn sâu đậm của tinh thần kitô giáo để xoa dịu nỗi đau tinh thần bằng cách nhờ đến các phương thuốc săn sóc cho cơ thể. Từ khi Chúa xuống thế làm người, từ khi Ngài nhập thể, sự phân chia giữa thể xác và tinh thần đã không còn chỗ đứng trong thân phận con người.

Người ta thường nghĩ sai khi cho rằng kitô giáo thường dựa trên sự chống đối giữa tâm hồn và thể xác, thể xác bị cho như một gánh nặng hay một cản trở cho đời sống thiêng liêng. Nhưng một tinh thần nhân bản kitô thật sự cho rằng, con người (thể xác và tinh thần) được trọn vẹn “tâm linh hóa” trong việc đi tìm sự hiệp nhất của nó với Chúa.

Thánh Thomas More đã nói: “Không ai thấy lạ khi họ đi tìm một bác sĩ đặt quan trọng vào thể xác để săn sóc bệnh tinh thần cho họ. Thể xác và tâm hồn gắn chặt vào nhau, cả hai hình thành một con người, mà nếu bệnh này đụng đến bệnh kia, thì đôi khi đụng đến cả hai cùng một lúc. Vì thế tôi khuyên ai bị bệnh về thể xác, một mặt nên đi xưng tội, mặt khác nên đi tìm một bác sĩ giỏi về mặt tâm linh để săn sóc cho tâm hồn của họ. Cũng vậy, khi tâm hồn bị bệnh thì ngoài việc được theo dõi về mặt tâm linh, thì cũng nên đi tìm bác sĩ để săn sóc về mặt thể xác.”

Trích từ bài diễn thuyết của linh mục Carlo de Marchi, linh mục phó đại diện Opus Dei miền trung-nam nước Ý trong đại hội giáo sĩ quốc gia tổ chức ở Florence.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn

Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích chính mình và người khác, hãy chia sẻ cho nhiều người khác nữa nhé! Nguyện xin Chúa chúc lành cho bạn và gia đình!

Tôi đã từng hiểu đươc rằng, sự tha thứ không bao giờ là đủ, nhưng sự chỉ trách thù hằn, vạch lá tìm sâu, dù chỉ một chút , cũng đã quá thừa. Tôi đã từng hiểu được rằng, sự thật lòng của người nói, quan trọng hơn lời nói. Tôi đã từng hiểu được rằng mỗi ngày trôi qua, chúng ta vừa phải đương đầu với những thử thách, nhưng cũng đừng để vuột mất những điều tốt đẹp có thể sẽ không bao giờ trở lại. Tôi đã từng thấm thía rằng, mỗi người đều có khả năng chuyển đổi những đau khổ và ưu phiền trong cuộc sống của mình thành niềm vui và hạnh phúc thực sự.
• Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện. • Cuộc sống như một bí ẩn, hãy khám phá nó. • Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó. • Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên. • Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó. • Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷ nó.
Lời Chúa và Giáo hội luôn nhắc nhở vợ chồng hãy luôn giữ lòng chung thủy với nhau, đó giới lệnh của Chúa và điểm cao quí của đạo Công giáo, là nền tảng của hạnh phúc gia đình và con cái. Ca dao Việt nam có câu: Mặc ai một dạ đôi lòng, em đây thủ tiết loan phòng chờ anh. Hay là: Mình về tôi cũng về theo, xum vầy phu phụ giầu nghèo có nhau.
Abraham Lincoln là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông là những nông dân mù chữ. Ông không có điều kiện đi học chính thức. Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học qua việc đọc mọi cuốn sách có thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiếu sử, và sách văn chương. Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, ngoài ra ông còn học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông dành nhiều thời gian đọc sách đến nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để khỏi phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
“Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Đến lức phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.” Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối. Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói: “Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”
Muốn tha thứ người khác cần phải biết cảm thông, việc này cho thấy người khoan dung thường không chỉ đạo đức mà còn có trí tuệ để hiểu biết người khác cùng với hoàn cảnh của họ: hiểu biết nhiều sẽ có tấm lòng rộng mở, khoan dung và tha thứ nhiều hơn. Trong cuộc sống, nếu muốn trả thù thì con người có thể thoả mãn cõi lòng hạn hẹp của mình trong một thời gian nào đó ; nhưng nếu sống độ lượng, xoá bỏ lỗi cho người khác, mình sẽ có được niềm vui rộng lớn, dài lâu.
Người cha cũng phải đổ mồ hồi làm lụng để kiếm tiền lo cho gia đình . Nói chung công ơn cha mẹ chúng ta không thể nào đền đáp cho cân xứng . Một mai nếu cha mẹ không còn nữa ,thì chúng ta muốn chăm lo báo đền cũng không còn kịp nữa, và ta sẽ phải ân hận suốt cuộc đời .
1. Trung thực khi nghèo khó. 2. Giản dị khi giàu có. 3. Lịch sự khi có uy quyền. 4. Im lặng khi giận dữ.
Nếu thật ngày mai sẽ.. ngủ say Thì nay tôi sống thế nào đây Lời thương xin nói thay thù hận Hay mãi ngập lòng chuyện đắng cay ?
TA nguyền rủa các thứ tặng vật...chỉ là những điều dối trá và nhạo báng....cái nào cũng giả dối hết...Chẳng có phải là tặng vật đâu...Mà chỉ là thứ cho mượn.... NIỀM VUI -TÌNH YÊU - DANH TIẾNG - CỦA CẢI....chỉ là vỏ bọc tạm thời.....! Chỉ có cái CHẾT là VĨNH CỬU......!