Hội nhập
Ghi danh
3:05 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Từ đáy lòng của một người Hồi giáo chân thực

08 Tháng Bảy 20165:45 CH(Xem: 10092)

From the heart of an honest Muslim.

Tác giả bài viết dưới tiêu đề "Từ đáy lòng của một người Hồi giáo chân
bong_hoa_14thực" là bác sỉ Tawfik Hamid, một nhà thông thái Ai cập với bằng cấp Y
sỉ nội khoa và bằng Cao học tâm lý nhận thức và kỷ thuật giáo dục.

From the heart of a Muslim
Từ đáy lòng của một người Hồi Giáo chân thực.

Tôi được sinh ra là người Hồi Giáo và đã sống suốt cuộc đời như một
tín đồ Hồi Giáo.
Sau những cuộc tấn công khủng bố man rợ khắp nơi trên thế giới của
hành tinh này qua bàn tay của những anh em hồi giáo của tôi, và sau
quá nhiều hành vi bạo lực của những tín đồ hồi giáo ở nhiều nơi trên
thế giới, tôi - một người hồi giáo và là một con người, cảm thấy có
trách nhiệm nói lên và kể ra sự thật để bảo vệ cho thế giới, kể cả
người hồi giáo, tránh khỏi một tai họa có thể thấy trước và một trận
chiến giữa các nên văn minh.
Tôi phải thừa nhận rằng giáo huấn hiện hành của hồi giáo kích động bạo
lực và sự thù ghét đối với những người không phải là tín đồ hồi giáo.
Chúng ta, những người hồi giáo là những kẻ cần phải thay đổi.
Cho đến nay, chúng ta vẫn chấp nhận chế độ đa thê, sự bạo hành thể xác
của bọn đàn ông đánh đập người phụ nữ và sự tử hình đối với những
người bỏ đạo hồi để qua các tôn giáo khác.
Chúng ta chưa từng bao giờ có được một lập trường rõ ràng và vững chắc
chống lại quan niệm về nạn nô lệ hoặc chiến tranh, chống lại phương
thức truyền bá đạo chúng ta bằng cách chế ngự những kẻ khác vào đạo
hồi và buộc họ phải trả một loại thuế nhục nhả gọi là Jizia. Chúng ta
đòi người khác phải tôn trọng tôn giáo của chúng ta, trong khi chúng
ta lúc nào cũng chưởi lớn (bằng tiếng Ả Rập) những kẻ ngoại đạo trong
những buổi cầu nguyện vào ngày thứ sáu trong các thánh thất hồi giáo.
Chúng ta phát ra thông điệp nào cho con cháu của chúng ta khi chúng ta
gọi những người Do Thái là “đồ hậu sinh của loài heo khỉ” ? [dù rằng
người Ả Rập và người Do Thái đều là hậu duệ của ông Abraham] ! Phải
chăng đó là một thông điệp của tình thương và hòa bình, hay là một
thông điệp của sự thù hận ?
Tôi đã từng đi vào nhà thờ và các hội đường ở đó họ đang cầu nguyện
cho những người hồi giáo. Trong khi đó thì mọi lúc chúng ta đều nguyền
rủa họ, và dạy cho những thế hệ con cháu chúng ta phải gọi họ là “bọn
bất trung” và thù ghét họ.
Chúng ta lập tức nhảy cửng lên theo “phản xạ của đầu gối” một cách tự
đông để bào chữa cho Tiên Tri Mohammed khi có ai đó tố giác ông ta là
kẻ thích ấu dâm trong khi chúng ta lại hãnh diện về câu chuyện trong
sách đạo hồi của chúng ta kể rằng ông ấy đã cưới một bé gái bảy tuổi
(tên là Aisha) làm vợ khi ông ta đã ngoài 50 tuổi.
Tôi cảm thấy buồn khi nói rằng nhiều người, nếu không phải là hầu hết
chúng ta, đầu hân hoan trong vui sướng sau vụ 9/11 và sau nhiều vụ tấn
công khủng bố khác. Trước mặt truyền thông thì người Hồi giáo tố giác
những vụ tấn công đó, nhưng chúng ta lại khoan dung cho nhũng kẻ khủng
bố hồi giáo đó và có thiện cảm với lý tưởng của họ. Đến nay thì những
vị đỉnh cao “lừng danh” trong giáo quyền đã không hề ban bố một Fatwa
hay là một thông báo tôn giáo nào để tuyên bố rằng Bin Laden là một
tên lạc đạo, trong khi đó thì nhà văn Rushdie lại bị tuyên bố là tên
lạc đạo cần phải giết chết chiếu theo luật Sharia của hồi giáo chỉ vì
ông ta viết ra một cuốn sách chỉ trích đạo hồi.
Những người hồi giáo đã biểu tình để đòi quyền được đạo đức hơn là
những gì họ đã có tại Pháp, biểu tình đó là để chống lại lịnh cấm
choàng khăn trùm đầu Hejab, nhưng chúng ta đã không biểu tình với một
niềm đam mê như thế đối với một số quá lớn những vụ ám sát khủng bố.
Chính sự im lặng tuyệt đối của chúng ta đối với những kẻ khủng bố đã
khiến chúng có thêm năng lực để tiếp tục thực hiện những hành vi xấu
xa của chúng.
Chúng ta, những người hồi giáo phải chấm dứt mang cái nguyên nhân gây
ra các khó khăn của chúng ta gán lên đầu người khác hoặc lên sự xung
đột giữa Do Thái và Palestine. Đây là một vấn đề lương thiện khi xác
nhận rằng nước Do Thái là ánh sáng duy nhất của sự dân chủ, của văn
minh, của nhân quyền trong khối các quốc gia Trung Đông.
Chúng ta đã xua đuổi những người Do Thái ra khỏi hầu hết các xứ ả rập
mà không chút bồi thường hoặc thương xót để biến họ thành những “người
Do Thái vô quê hương” trong khi đó thì nước Do Thái đã chấp nhận cho
hơn một triệu người ả rập được sống trong lòng của họ, xem họ như
những công dân Do Thái để họ được hưởng đầy đủ quyền lợi của con
người.
Ở nước Do Thái, những phụ nữ ả rập không thể bị đánh đập một cách hợp
pháp bởi bọn đàn ông, và mọi người đều có thể thay đổi niềm tin của họ
mà không sợ bị kết án tử hình bởi luật “lạc đạo” của hồi giáo, trong
khi đó trong thế giới của hồi giáo, không một ai được hưởng một cái gì
trong những quyền lợi đó.
Tôi đồng ý là những người dân Palestine đang đau khổ, nhưng họ đau khổ
là vì những kẽ lãnh đạo của họ hư hỏng chứ không phải vì Do Thái.
Thật hiếm thấy những người Ả Rập đang sống tại Do Thái bỏ ra đi để về
sống trong những nước ả rập. Ngược lại chúng tôi thấy hàng ngàn người
dân Palestine vui sướng đi lao động tại nước Do Thái là “kẻ thù của
họ”. Nếu nước Do Thái đối xử tàn tệ với người Ả Rập như có kẻ đã rêu
rao, thì hẳn chúng ta sẽ thấy được một hiện tượng trái ngược lại.
Chúng ta, những người Hồi Giáo, cần phải gánh vác những nan đề của
chúng ta và đối mặt với chúng. Chỉ có lúc đó chúng ta mới có thể giải
quyết được vấn nạn để bắt đầu một kỷ nguyên mới sống trong hòa hợp với
tình nhân loại của con người.
Những vị lãnh đạo tôn giáo phải chứng minh một lập trường rõ ràng và
vững chắc chống lại việc đa thê, ấu dâm, nô lệ, kết án tử hình đối với
những kẻ bỏ đạo Hồi qua các tôn giáo khác, họ phải kết án những sự bạo
hành thể xác của bọn đàn ông lên phụ nữ, và khuynh hướng tuyên chiến
với những kẽ ngoại đạo để bành trướng Hồi Giáo.
Khi đó, và chỉ có khi đó thì chúng ta mới có quyền đòi hỏi những kẻ
khác tôn trọng tôn giáo của chúng ta. Thời điểm đã đến để chúng ta
chấm dứt sự giả đạo đức của chúng ta và công khai nói : “Chúng tôi,
những người Hồi Giáo phải thay đổi.”

Tawfik Hamid
Tác giả bài viết dưới tiêu đề "Từ đáy lòng của một người Hồi giáo chân
thực" là bác sỉ Tawfik Hamid, một nhà thông thái Ai cập với bằng cấp Y
sỉ nội khoa và bằng Cao học tâm lý nhận thức và kỷ thuật giáo dục.
Không phải ngày nào chúng ta cũng có thể đọc một bài viết như thế với
lời khuyên tỏa ra một tầm mức quan trọng lớn. Thế giới cần nhiếu người
như ông ta, người đầy đủ can đảm để đối mặt với thực tế.
Z.T.

http://4freedoms.com/group/reformers/forum/topics/from-the-heart-of-a-muslim-by-tawfik-hamid

1. Đừng mong mỏi xa xôi rằng người khác sẽ cho bạn bất kỳ sự giúp đỡ nào về mặt kinh tế, bởi tiền bạc đối với bất kỳ ai cũng đều là thứ không đủ dùng. (Học được cách biết cho đi) 2. Bạn bè giúp bạn là việc thiện, là đạo nghĩa; còn nếu bạn bè không giúp đỡ bạn thì cũng không gì đáng trách cả, không nên giữ tâm oán hận, bởi người ta vốn không hề mắc nợ gì bạn cả! (Học được cách cảm thông)
Dù mệt mỏi cũng đừng gục ngã, hãy nghĩ đến sự mong đợi của Cha Mẹ và người thân mà tiếp tục cố gắng. Dù chán nản cũng đừng buông xuôi. Vì vấn đề không phải ở công việc, mà là chính mình, nên trân trọng mỗi sự lựa chọn của bản thân. Dù muộn phiền cũng đừng than thở. Vì ai cũng có việc riêng, không thể giúp ta mãi, nên mạnh mẽ một chút! Tận hưởng những gì đang làm, dù bị đả kích cũng đừng bi quan mà mất ý chí. Bởi chẳng ai sanh ra liền có thể giải quyết mọi chuyện hoàn hảo, mà phải cố gắng hết mình từng công việc một. Đừng vội nghĩ mình cô độc. Kỳ thật rất ít người hiểu rõ cô độc là gì? Có người thân, có bạn hữu, chưa từng trải qua mưa bão cuộc đời thì cô độc từ đâu đến?
Trong cuộc đời này! đôi khi ta là khách trọ đối với một ai đó. Ta đến với họ, và rồi sẽ ra đi. Nhưng đôi khi, ta là nhà trọ cho một ai đó nghỉ ngơi, tiếp sức để họ tiếp tục hành trình cuộc đời. Và họ sẽ ra đi. Đừng níu giữ! Hãy nhớ rằng: Trong Cuộc Đới Này... Có những người sẽ không bao giờ đi qua cuộc đời ta. Nhưng có những người sẽ đến với ta 1 lần, và mãi mãi không rời xa ta. Ta gọi họ là Tri Kỷ.
Cuộc đời có những đạo nghĩa mà bất cứ ai cũng phải nhớ, vì đó là những giá trị tốt đẹp và cao quý . Cuộc đời là biển khổ mênh mông chưa biết ngày nào mới dứt. Con người ai cũng mê mải chạy theo tham ái sân si mà đôi khi quên đi những giá trị lớn lao hơn. Người ta có giàu có đến mấy, tiền bạc có chất như núi thì đên khi rời bỏ cuộc đời mà đi, cũng chỉ ra đi tay trắng. Người mất rồi, giàu có hay nghèo hèn cũng đắp chung nắm đất.
Khó khăn rồi sẽ qua đi thôi!. Giống như cơn mưa ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cuối cùng cũng sẽ trời quang mây tạnh. Cuộc sống này vẫn tiếp tục từng phút từng giây, dù có hạnh phúc hay bi thương. Nhanh quá thế, mà buồn cũng quá thế. Chớp mắt xong là đã một đời người. Day dứt lắm những gì từ tuổi trẻ. Chưa kịp làm, hẹn đó, để rồi thôi
Cám ơn cuộc sống vì đã dạy tôi biết cách tha thứ. Học cách tha thứ cho người khác cũng chính là học cách tha thứ cho bản thân mình.Cám ơn cuộc sống vì đã cho tôi là con của bố mẹ tôi. Cho tôi cảm nhận được tình thương bao la từ ánh mắt trìu mến, những cử chỉ thân thương và cả từ nhịp đập trái tim luôn dõi theo tôi từng giờ từng phút từng giây, luôn ước mong cho tôi cuộc sống tốt đẹp hơn. Cảm giác ấy chân thành và sâu sắc,điều mà tôi không cảm nhận được từ ai.
Đừng "Định" và "Sẽ" nữa, hãy "Đang" đi thôi.. Thực ra đường đời có nhiều ngã rẽ bất ngờ mà ta không thể biết trước được. Lòng người cũng khó có thể đoán bao lâu sẽ đổi thay. Đời người thì ngắn, dài tùy số phận trời cho. Vậy ta nên trân trọng những gì tốt đẹp đang diễn ra, hãy chăm sóc và bảo vệ nó, đấu tranh vì nó - cái hạnh phúc mà không dễ dàng gì đạt được sau ngần ấy những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bạn sẽ nhìn thế giới bằng con mắt thù hận hay thân thiện? Nếu phải ra sống bên lề đường, và trở nên vô hình đối với người đi đường, bạn sẽ phản ứng làm sao? Nếu bạn có gia đình, hẳn là người thân của bạn cũng khó tránh khỏi khổ đau. Một tai họa như thế sẽ hủy diệt bạn hay cho bạn thêm trí tuệ?
Hạnh phúc là điều ai cũng cần. Đời sống hằng ngày là cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc, không chỉ mong có được niềm hạnh phúc, mà còn là hạnh phúc hơn. Có nhiều cách giúp chúng ta hạnh phúc, có thể có cách xem chừng "ngớ ngẩn", nhưng lại không phải vậy. Chúng ta mơ xa quá nên không nhận thấy hạnh phúc có khi đang ở xung quanh mình.
Tôi đã đọc và suy nghĩ rất nhiều.... 6 con người ấy không chết vì cái lạnh bên ngoài, mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn họ. Cuộc sống không hề bằng phẳng, những thử thách luôn chực chờ trước mắt. Nó không buông tha ai cả, dù bạn thuộc màu da nào, dù bạn tốt hay xấu, giàu hay nghèo. Điều cốt yếu là cách bạn vượt qua những trắc trở ấy. Bạn sẽ một mình đương đầu? Sống vị kỷ với thế giới chung quanh? Giữ khư khư “một que củi nhỏ” để rồi chết cóng, hay góp thành một khối lửa to để sống sót qua “những đêm giá buốt” của cuộc đời? Không ai có thể quyết định thay bạn. Một vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn nếu có được sự góp sức suy nghĩ của nhiều cái đầu, một nỗi buồn sẽ vơi nhanh hơn nếu có được sự sớt chia, đồng cảm và tất nhiên, niềm vui sẽ được nhân lên nếu ta chia sẻ với nhiều người.