Hội nhập
Ghi danh
8:35 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1797)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5110)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15726)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

VÔ THẦN _ (Atheism)

28 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 12297)


1. Vô thần là gì?

- Vô thần có thể là niềm tin tích cực rằng: không có Thượng đế.
- Vô thần có thể là thiếu niềm tin rằng: có Thượng đế.
- Vô thần có một định nghĩa đạo đức riêng, tuy nhiên, thông thường định nghĩa đó phát xuất từ quan tâm thế tục, chứ không phát xuất từ văn bản của tôn giáo mạc khải.


(trích Internet: Atheism)

2. Danh ngôn nói về Vô thần
atheism
"Vô thần xuất hiện khi tính ích kỷ và bon chen tiến mạnh lên cùng với tính độc ác và dâm đãng". (Taine, vô thần Pháp)

" Nếu thực Thiên Chúa chẳng là gì thì việc chi các ông vô thần phải công kích Ngài và giơ tay chỉ trích Ngài cho mỏi". (Richepin)

" Chính cái tính hão huyền không muốn nghĩ tưởng như mọi người, là lý do tạo nên nhiều kẻ vô thần hơn là chứng lý sáng tỏ." (D'Alembert)

" Tôi muốn thấy một người trong sạch và tiết độ tuyên bố rằng không có Thượng đế, nhưng không thấy ai cả". (LaBruyère)

" Kiến thức nông cạn đưa người ta ra xa tôn giáo, ngược lại kiến thức sâu xa đưa người ta lại gần tôn giáo" (Bacon)

"Dù giờ chết đã gần kề bên tôi, tôi cũng không sợ chết và xuống hoả ngục, hay bất cứ nơi nào tệ hơn, đi lên cái nơi người ta thường gọi là thiên đàng. Tôi hi vọng chết rồi sẽ không còn gì. Chết sẽ đem đi khỏi tôi những gì có thể làm sợ hãi cái chết. Tôi cám ơn thuyết vô thần" (Isaac Asimov, trích báo Free Inquiry)

"Con người từ bỏ Đức tin trước hết chỉ vì muốn thoát ly 1 xiềng xích mà dục vọng của họ không thể mang được. Tôi sẽ không làm cho ai đã thỏa mãn trụy lạc phải ngạc nhiên khi tôi quả quyết rằng tính tự vô đạo quá sớm của những người tự do tin tưởng, đã khởi điểm từ sự yếu đuối của xác thịt, kèm theo sự hổ thẹn phải cáo mình trong tòa Giải tội. Sau đó họ bắt đầu lý luận. Lý luận đã cung cấp cho họ những chứng cớ dựa theo một mệnh đề phủ quyết mà họ đã nhận vì nhu cầu thực tế. (Bourget)

3. Phân loại Vô thần:

Không bao giờ có những người vô thần 100%. Quả vậy đúng lời của Tolstoi:" Một người có thể không biết mình có tôn giáo, cũng như họ không biết mình có một trái tim. Nhưng không tôn giáo, không Thiên Chúa cũng như không trái tim, thì con người không thể không có được. Không ai có thể đứng ngoài vấn đề đó được, mỗi người đều có một lập trường về Thiên Chúa. . . Hoặc họ sợ mất Thiên Chúa, hoặc họ gặp Thiên Chúa. Nhưng không bao giờ lẩn tránh được. Chúng ta nên đứng trên thuyền hiện hữu: Không thể trở lui về bến khởi hành. Hoặc chống hoặc phò Thiên Chúa, trong thực tế không ai trung lập được.

1/ Vô thần vì quên lãng: Nhiều người sống như không có Thiên Chúa. Họ không băn khoăn gì cả và chết cũng không biết tại sao họ sống. Trong số họ, có nhiều người sống tử tế theo lương tâm. Ngày nào họ đặt vấn đề, họ rất dễ dàng chấp nhận Thiên Chúa.

2/ Vô thần vì lợi hay vì dục: Pascal viết " Một người vô tín nói: Tôi sẽ bỏ ngay khoái lạc, nếu tôi tin. Nhưng tôi nói với người đó anh cứ bỏ khoái lạc đi, rồi anh sẽ có Đức tin.

3/ Vô thần vì thất vọng: Lớp này thất vọng trước mọi bất công trần gian, hay nói cho đúng, họ bất mãn Thiên Chúa rồi cho là không có trời. Thực ra, nếu không có trời sao họ lại giận trời.

4/ Vô thần vì thần tượng khoa học: Họ tự phụ khoa học loại trừ được Thiên Chúa. Nhưng thời "Thần tượng khoa học" đã tan rã và sự tin tưởng vào Thiên Chúa của 243/300 vị Bác học của 3 thế kỷ gần đây đã cảnh cáo họ. (Theo P. Thivollier)

4. Giáo hội Công giáo với chủ nghĩa Vô thần:

Hiến chế Giáo hội trong thế giới thời nay (Gaudium et Spes) số 20 viết:

Nguyên nhân phát sinh vô thần:

1/ Nhiều người chủ trương giải thích mọi sự chỉ bằng khoa học. Họ không nhận một chân lý nào là tuyệt đối.

2/ Có người lại quá đề cao con người, đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên vô nghĩa.

3/ Có người hình dung một Thiên Chúa theo kiểu họ nghĩ, không phải là Thiên Chúa của Tin mừng Phúc âm.

4/ Chủ trương vô thần nhiều khi phát sinh do việc chống lại sự dữ trong thế giới.

5/ Ngay cả nền văn minh hiện đại, cũng làm cho con người khó đến với Thiên Chúa , vì nó quá bám vào thực tại trần gian.

Giáo hội đối với chủ nghĩa vô thần: (số 21)

"Giáo hội Công giáo cho rằngnhìn nhận Thiên Chúa không có gì nghịch lại với phẩm giá con người,vì phẩm giá ấy đặt nền tảng, và nên hoàn hảo trong chính Thiên Chúa : bởi vì con người có trí tuệ và có tự do, được Thiên Chúa đặt để trong xã hội, nhưng nhất là vì con người được gọi đến để thông hiệp với chính Thiên Chúa , và tham dự vào hạnh phúc của Ngài như con cái.

Ngoài ra giáo hội còn dạy rằng: Hy vọng chung cục không làm giảm những bổn phận ở trần gian này, trái lại còn tạo thêm những động lực mới giúp hoàn thành những bổn phận ấy.

Vả lại, nếu thiếu căn bản là Thiên Chúa và thiếu hi vọng vào sự sống đời sau, phẩm giá con người sẽ bị tổn thương cách trầm trọng như thường thấy ngày nay, và những bí ẩn về sự sống, sự chết, về tội lỗi và đau khổ vẫn không giải đáp được. Như thế con người nhiều khi rơi vào tuyệt vọng.

(Bản dịch Việt ngữ của Học viện Giáo hoàng Piô 10, Đà lạt).

Những người có đức tin, cần nhớ lời thánh Giacôbê nhắc nhở:

"2:14 Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng?

2:15 Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày,

2:16 mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?

2:17 Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết".
"Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi (Xh 20,4-5) Sách Đệ nhị luật viết thêm: "Vì ngươi đã không nhìn thấy một hình thể nào trong ngày Chúa nói với ngươi từ trong khối lửa ở núi Horeb, cho nên ngươi đừng để mình bị suy đồi, đừng làm một hình ảnh nào, điêu khắc, tượng trưng cho bất cứ vật gì" (Đnl 4,15-16). Đàng khác, tâm trí người thời Cựu ước còn dễ "lẫn lộn" giữa Thiên Chúa và thần linh ngoại giáo nên Chúa phải cấm ngặt. Nhưng dần dần, Chúa cũng cho họ những biểu tượng như "cho đúc con rắn bằng đồng, làm khám chứng thư và các thiên thần kêrubim".
-Để bảo vệ đức tin duy nhất cho tín hữu, Giáo hội dạy: Những kinh không có Imprimatur (được in) của ĐGM địa phương thì không được đọc trong nhà thờ, nhà nguyện giáo xứ, cộng đoàn (theo ý Giáo luật số 827, 4). Nhưng ông bạn thấy không có điều gì trái tín lí, luân lí của Hội thánh như đã học biết, thì có thể đọc riêng như một lời cầu nguyện, nếu hợp với mình. Không thích thì đốt bỏ đi cách tử tế. Dầu sao cũng nên tôn kính hình ảnh đạo.
" Ảnh tượng đã làm phép, đã cũ nát, được đốt hay xé bỏ đi cách trọng kính. Các tranh ảnh, bìa báo in hình Chúa Đức Mẹ chưa làm phép có thể xé bỏ, không phải áy náy (nguyên tắc luân lý). Thực tế: Thế nhưng đối với nhiều người công giáo Việt, vứt bỏ ảnh tượng, xé đi, đốt đi, họ không đành lòng, giữ lại thì nhiều quá, không biết để đâu. Xin đề nghị một giải pháp dung hòa: Những tượng ảnh nào còn dư không dùng tới khi di chuyển sang nhà mới, nên bỏ vào một thùng giấy, dán vài chữ " Ai muốn lấy, mời tự nhiên". Rồi xin phép cha sở, cha quản nhiệm, đem ra để cuối nhà thờ cho những ai cần thì đem về thờ, kính tại nhà họ...
Đáp: Cám ơn ông đã đặt câu hỏi. Có lẽ lu bu nhiều chuyện nên các "linh mục có trách nhiệm" quên nhắc cho giáo dân. Tiện đây, tôi xin nhắc lại những điều tốt đẹp và sinh nhiều ơn ích này: - Điều thuộc đức tin là: "Giáo hội có quyền ban Ân xá". (sách Denzinger giữ các tài liệu của Tòa thánh số: 989,998). - Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha.
Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha. Ân xá có hai loại: Đại xá (tha hết), và Tiểu xá (tha một phần). Mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho mình hoặc nhường lại cho người đã qua đời (Giáo Luật 994). Muốn hưởng ân xá, tín hữu phải có những điều kiện sau:
1. Phải đọc kinh hay làm việc Giáo hội dạy để lãnh ân xá. Trước khi đọc kinh hay làm việc ấy phải giục lòng ăn năn chê ghét dốc lòng chừa mọi tội trọng, tội nhẹ đã phạm Tông huấn Ânxá 26). 2. -Xưng tội ít nhiều ngày trước hoặc sau ngày lãnh đại xá (hiểu là trước sau vài 3 tuần). -Rước lễ chính ngày lãnh đại xá.
Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước. Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu. Trong GHCG, ăn chay kiêng thịt có mục đích và ý nghĩa như sau: