Hội nhập
Ghi danh
5:53 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Con cái thời nay.. Nên chuẫn bị tư tuởng khi về già

17 Tháng Mười 20166:16 CH(Xem: 11942)
Xem tin tức ở Việt Nam chúng ta thường nghĩ đến lúc đạo lý đã suy đồi. Thời gian qua, số vụ án con cái giết cha mẹ đang có chiều hướng gia tăng. Trên báo chí, không thiếu tin tường thuật những vụ án mạng tàn bạo do những đứa con bất hiếu thẳng tay đâm chém cha mẹ dù chỉ với những bất bình nhỏ.
con bat hieu
Nếu kể chuyện nghịch nữ hoặc nghịch tử ở Việt Nam, hẳn phải mất hàng nghìn trang giấy: Tơ Đênh Triệu (Quảng Nam) say rượu giết cha. Đặng Hùng Phương (Vĩnh Long) giết cha rồi đem lên Sài Gòn phi tang. Trần Văn Kiệt (Tây Ninh) đâm cha sau một lần cãi vã. Lê Văn Lực (Thanh Hóa) chỉ vì lời mắng “đồ ăn hại” đã đoạt mạng cha mình. Nguyễn Xuân Hậu (Lào Cai) chỉ vì bị la không chịu lo sửa soạn Tết đã đâm chết cha. Nguyễn Khả Đ. (Rạch Giá) giết mẹ rồi giấu xác trong lu nước. Nguyễn Thị Phin (Tây Ninh) giết mẹ chiều 30 Tết để lấy tiền, vàng. Nông Văn Thùy (Bắc Giang) xin tiền không được, đã vung chày sát hại mẹ. Bùi Minh Đạt (Hà Nội) vì mâu thuẫn đất đai, đã dùng dao chém nhiều nhát vào cổ, đầu, tay mẹ khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Lê Văn Phước (Đồng Nai) trong lúc tắm rửa, vệ sinh cho người mẹ 82 tuổi bị tai biến, đã liên tục chửi bới và đánh đập khiến bà cụ tử vong...

Chúng ta những người Việt đang sinh sống ngoài Việt Nam, ở Hoa Kỳ hay các nước khác thường cho là mình may mắn không phải sống ở cái đất nước đạo lý suy đồi, luân thường bại hoại. Nước Mỹ có 320 triệu dân, nửa năm chưa xảy ra một vụ án mạng con giết cha mẹ, đất nước Việt Nam chỉ có 90 triệu dân, tuần nào cũng có chuyện cha mẹ bị con đâm chém. Nhưng như thế có phải cha mẹ người Việt sống ở Mỹ, đời sống được bảo vệ và có hạnh phúc hơn không? Sở dĩ chúng tôi trình bày như vậy, vì giữa văn hóa Việt và Mỹ có những phần khác biệt.

Nhà văn Lâm Ngữ Đường trong “Một Quan Niệm Về Sống Đẹp” (Nguyễn Hiến Lê dịch) đã cho rằng người cao niên ở Mỹ về già vẫn làm việc hăng hái, vì họ theo chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá, tự đắc, muốn độc lập, cho sự nhờ vả con cái là tủi nhục. Trong các quyền của công dân không có cái quyền của cha mẹ được con cái phụng dưỡng. Tại phương Tây, ông già bà lão không muốn xen vào đời sống của con, lánh mặt trong một nơi nào đó, tự lo cho cái ăn ngủ của mình. Người Trung Hoa (và người Á Đông?) không có cái quan niệm cá nhân độc lập, mà cho rằng những người trong gia đình có bổn phận giúp nhau, nếu về già mà phải nhờ cậy con, có điều chi mà xấu hổ!
Vien duong lao
Bản năng của muôn loài là thương yêu và bảo vệ con. Con gà mẹ dùng đôi cánh che chở cho bầy gà con trước sự hung hiểm của diều hâu. Con chim bay xa tha mồi về mớm cho con non nớt yếu đuối bên bờ tổ. Hung dữ như cọp beo cũng không có loài nào ăn thịt con. Nhưng muôn loài cũng không có cái cảnh nào có đàn con đi kiếm thức ăn cho những người sinh nở ra chúng lúc họ về già, không còn khả năng săn nhặt, nằm chờ chết trong hang ổ. Nhà văn Lâm Ngữ Đường cho rằng, “Người nào cũng yêu con, nhưng người có văn hóa mới biết thương yêu cha mẹ!”

Ở Mỹ, trong giờ hành chánh mà một đứa con lang thang ngoài đường, thì cảnh sát lập tức kết tội cha mẹ của chúng, nhưng một cụ già bị bỏ ngoài đường thì người ta tìm đến sở xã hội, liệu có ai truy tìm và lên án những đứa con.

Chúng ta phải chờ vài ba thế hệ nữa may ra, chứ hiện nay, các bậc cha mẹ người Việt ở Mỹ, tâm lý vẫn chưa sẵn sàng, còn cảm thấy tổn thương và đau khổ, than trách khi bị con cái đẩy ra khỏi nhà. Những vị cao niên Mỹ không ai than phiền vì con cái không quan tâm hay “bỏ rơi” mình. Đối với họ, con trên 18 tuổi đã ra khỏi gia đình, vì muốn cho con tự lập, có khi muốn con đi học xa, thăm hỏi, quan tâm là điều tốt, nhưng cha mẹ không bao giờ kỳ vọng nơi con cái khi mình về già, trông đợi sự giúp đỡ của con. Cha mẹ và con cái từ đây hết còn bổn phận với nhau. Do đó, họ chuẩn bị để dành tiền, đầu tư, mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm “sức khỏe lâu dài,” chuẩn bị “hậu sự” cho mình.

Như vậy các bậc cha mẹ này không còn cảm thấy đau khổ vì những lý do về con cái.

Trái lại người Việt hay Á Đông luôn cho rằng trong trăm nết thì chữ hiếu đứng đầu (Bách hạnh hiếu vi tiên). Theo Phật Giáo thì “tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.” Khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc thì đem lòng ai oán, nhất là vào buổi giao thời, vẫn thường so sánh lối sống của gia đình ngày xưa, với lối sống “Mỹ hóa” bây giờ của con cái, và cũng vì chính sự đổi thay quá nhanh chóng của con cái, sinh ra ở Mỹ, hay chịu lối sống Mỹ quá sớm, hoặc là dùng chữ gia đình “vô phước” như cách than phiền của nhiều vị.

Quí vị đã có dịp lui tới chuyện trò với các vị cao niên người Việt trong các nhà dưỡng lão, đã thường biết đến nỗi buồn của họ, không phải vì tiền, vì danh mà vì một nỗi cô đơn, chỉ vì con cái không ngó ngàng đến họ. Khi tôi muốn kể nỗi lòng của một vị cao niên buồn bã, cô đơn trong một nhà dưỡng lão, trên trang báo, thì ông cụ chấp tay vái tôi, “Thôi xin ông, con tôi mà biết tôi kể lể với ông thì chúng hành tôi đến chết mất!”

- Một gia đình, khi người cha qua đời, những đứa con thấy mẹ thui thủi một mình, khuyên mẹ bán ngôi nhà rồi về ở với chúng nó. Như một trái bóng, bà bị đưa qua đưa lại giữa những đứa con, và chỗ ở cuối cùng của bà bây giờ là nhà dưỡng lão!

- Một bà cụ khi bị đưa vào bệnh viện, rồi nhà hưu dưỡng, vì lo xa, bà làm thủ tục trao cho cô con gái duy nhất, ngôi mobile home của bà, nhưng chỉ ít lâu sau, cô này bán ngôi nhà lấy tiền bỏ túi. Khi khỏe mạnh được trở về nhà, bà phải đi “share” phòng cho đến lúc qua đời.

- Một gia đình lúc người cha mất, bà mẹ vội vã sang tên ngôi nhà cho hai cô con con gái. Cô chị trả cho em một nửa số tiền để lấy hẳn ngôi nhà, và mời bà mẹ ra khỏi nhà. Lý do: Hạnh phúc gia đình của riêng cô. Người mà cô chọn là chồng, chứ không phải mẹ!

- Nếu bạn đọc thấy một người phụ nữ luống tuổi thường đi xe đạp trong khu Little Saigon, đó là người mẹ có bốn đứa con, bà đang ở nhà “share” vì không đứa con nào chịu “nuôi” mẹ.

Hầu hết những nhân vật trong câu chuyện này là quý bà, vì trong buổi giao thời này, còn mang tâm lý “nội trợ,” không biết lái xe, không biết Anh ngữ, và tình thương con cái còn nhiều như thuở còn ở Việt Nam, còn các ông thì dễ sống hơn. Mặt khác là bậc cha mẹ người Việt ở Mỹ không biết là các con đổi thay quá nhanh.

Phần đông những bậc cha mẹ ở Mỹ lâm vào cảnh ngộ trên vì có con cái sinh ra ở Mỹ hay được đem đến Mỹ quá sớm, và con cái có bằng cấp càng cao, giàu có càng nhiều thì hình như càng không nghĩ đến chuyện mình phải có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ già. Không những phụng dưỡng cha mẹ già mà còn như lường gạt, lừa đảo các bậc sinh thành như những câu chuyện thường xảy ra trong cộng đồng Việt Nam mà chúng tôi trình bày ở trên. Cái cảnh trong gia đình nghèo, anh chị em thương nhau, con cái hiếu với cha mẹ, hình như chúng ta vẫn thường thấy trong đời. Những đứa con lớn lên ở Việt Nam, đã qua cái cảnh thiếu ăn, cha tù đày, mẹ vất vả ngược xuôi, hẳn trong lòng chúng còn một chỗ tựa cho cha mẹ.

Những câu chuyện con, dâu, con rể mời cha mẹ ra khỏi nhà không thiếu ở đây, nhan nhản, chẳng khác gì những thảm cảnh con cái giết cha mẹ ở Việt Nam. Gia đình người Việt ở Mỹ chưa thấy cảnh cha mẹ chết dưới tay con, nhưng khổ đau u sầu do con cái gây nên thì không thiếu, “Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu, giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?”

Cuối cùng bài học chưa thuộc của tuổi già vẫn là: “...Người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong chờ báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.” (Chu Dung Cơ).

Bài học thứ hai là đừng bao giờ “dốc túi” cho con quá sớm trước khi nhắm mắt.

Thực ra, “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ, về già mới biết lòng con cái.”

Trong chúng ta ai thực sự đã chuẩn bị cho tuổi già như người bản xứ, thôi thì trăm sự, đường cùng phải nhờ đến ông nhà nước.


Tác Giả: Huy Phương
Dù mệt mỏi cũng đừng gục ngã, hãy nghĩ đến sự mong đợi của Cha Mẹ và người thân mà tiếp tục cố gắng. Dù chán nản cũng đừng buông xuôi. Vì vấn đề không phải ở công việc, mà là chính mình, nên trân trọng mỗi sự lựa chọn của bản thân. Dù muộn phiền cũng đừng than thở. Vì ai cũng có việc riêng, không thể giúp ta mãi, nên mạnh mẽ một chút! Tận hưởng những gì đang làm, dù bị đả kích cũng đừng bi quan mà mất ý chí. Bởi chẳng ai sanh ra liền có thể giải quyết mọi chuyện hoàn hảo, mà phải cố gắng hết mình từng công việc một. Đừng vội nghĩ mình cô độc. Kỳ thật rất ít người hiểu rõ cô độc là gì? Có người thân, có bạn hữu, chưa từng trải qua mưa bão cuộc đời thì cô độc từ đâu đến?
Trong cuộc đời này! đôi khi ta là khách trọ đối với một ai đó. Ta đến với họ, và rồi sẽ ra đi. Nhưng đôi khi, ta là nhà trọ cho một ai đó nghỉ ngơi, tiếp sức để họ tiếp tục hành trình cuộc đời. Và họ sẽ ra đi. Đừng níu giữ! Hãy nhớ rằng: Trong Cuộc Đới Này... Có những người sẽ không bao giờ đi qua cuộc đời ta. Nhưng có những người sẽ đến với ta 1 lần, và mãi mãi không rời xa ta. Ta gọi họ là Tri Kỷ.
bong_hoa_14thực" là bác sỉ Tawfik Hamid, một nhà thông thái Ai cập với bằng cấp Y sỉ nội khoa và bằng Cao học tâm lý nhận thức và kỷ thuật giáo dục. From the heart of a Muslim Từ đáy lòng của một người Hồi Giáo chân thực. Tôi được sinh ra là người Hồi Giáo và đã sống suốt cuộc đời như một tín đồ Hồi Giáo. Sau những cuộc tấn công khủng bố man rợ khắp nơi trên thế giới của hành tinh này qua bàn tay của những anh em hồi giáo của tôi, và sau quá nhiều hành vi bạo lực của những tín đồ hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới, tôi - một người hồi giáo và là một con người, cảm thấy có trách nhiệm nói lên và kể ra sự thật để bảo vệ cho thế giới, kể cả người hồi giáo, tránh khỏi một tai họa có thể thấy trước và một trận chiến giữa các nên văn minh. Tôi phải thừa nhận rằng giáo huấn hiện hành của hồi giáo kích động bạo lực và sự thù ghét đối với những người không phải là tín đồ hồi giáo. Chúng ta, những người hồi giáo là những kẻ cần phải thay đổi. Cho đến nay, chúng ta vẫn chấp nhận c
Cuộc đời có những đạo nghĩa mà bất cứ ai cũng phải nhớ, vì đó là những giá trị tốt đẹp và cao quý . Cuộc đời là biển khổ mênh mông chưa biết ngày nào mới dứt. Con người ai cũng mê mải chạy theo tham ái sân si mà đôi khi quên đi những giá trị lớn lao hơn. Người ta có giàu có đến mấy, tiền bạc có chất như núi thì đên khi rời bỏ cuộc đời mà đi, cũng chỉ ra đi tay trắng. Người mất rồi, giàu có hay nghèo hèn cũng đắp chung nắm đất.
Khó khăn rồi sẽ qua đi thôi!. Giống như cơn mưa ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cuối cùng cũng sẽ trời quang mây tạnh. Cuộc sống này vẫn tiếp tục từng phút từng giây, dù có hạnh phúc hay bi thương. Nhanh quá thế, mà buồn cũng quá thế. Chớp mắt xong là đã một đời người. Day dứt lắm những gì từ tuổi trẻ. Chưa kịp làm, hẹn đó, để rồi thôi
Cám ơn cuộc sống vì đã dạy tôi biết cách tha thứ. Học cách tha thứ cho người khác cũng chính là học cách tha thứ cho bản thân mình.Cám ơn cuộc sống vì đã cho tôi là con của bố mẹ tôi. Cho tôi cảm nhận được tình thương bao la từ ánh mắt trìu mến, những cử chỉ thân thương và cả từ nhịp đập trái tim luôn dõi theo tôi từng giờ từng phút từng giây, luôn ước mong cho tôi cuộc sống tốt đẹp hơn. Cảm giác ấy chân thành và sâu sắc,điều mà tôi không cảm nhận được từ ai.
Đừng "Định" và "Sẽ" nữa, hãy "Đang" đi thôi.. Thực ra đường đời có nhiều ngã rẽ bất ngờ mà ta không thể biết trước được. Lòng người cũng khó có thể đoán bao lâu sẽ đổi thay. Đời người thì ngắn, dài tùy số phận trời cho. Vậy ta nên trân trọng những gì tốt đẹp đang diễn ra, hãy chăm sóc và bảo vệ nó, đấu tranh vì nó - cái hạnh phúc mà không dễ dàng gì đạt được sau ngần ấy những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bạn sẽ nhìn thế giới bằng con mắt thù hận hay thân thiện? Nếu phải ra sống bên lề đường, và trở nên vô hình đối với người đi đường, bạn sẽ phản ứng làm sao? Nếu bạn có gia đình, hẳn là người thân của bạn cũng khó tránh khỏi khổ đau. Một tai họa như thế sẽ hủy diệt bạn hay cho bạn thêm trí tuệ?
Hạnh phúc là điều ai cũng cần. Đời sống hằng ngày là cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc, không chỉ mong có được niềm hạnh phúc, mà còn là hạnh phúc hơn. Có nhiều cách giúp chúng ta hạnh phúc, có thể có cách xem chừng "ngớ ngẩn", nhưng lại không phải vậy. Chúng ta mơ xa quá nên không nhận thấy hạnh phúc có khi đang ở xung quanh mình.
Tôi đã đọc và suy nghĩ rất nhiều.... 6 con người ấy không chết vì cái lạnh bên ngoài, mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn họ. Cuộc sống không hề bằng phẳng, những thử thách luôn chực chờ trước mắt. Nó không buông tha ai cả, dù bạn thuộc màu da nào, dù bạn tốt hay xấu, giàu hay nghèo. Điều cốt yếu là cách bạn vượt qua những trắc trở ấy. Bạn sẽ một mình đương đầu? Sống vị kỷ với thế giới chung quanh? Giữ khư khư “một que củi nhỏ” để rồi chết cóng, hay góp thành một khối lửa to để sống sót qua “những đêm giá buốt” của cuộc đời? Không ai có thể quyết định thay bạn. Một vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn nếu có được sự góp sức suy nghĩ của nhiều cái đầu, một nỗi buồn sẽ vơi nhanh hơn nếu có được sự sớt chia, đồng cảm và tất nhiên, niềm vui sẽ được nhân lên nếu ta chia sẻ với nhiều người.