Hội nhập
Ghi danh
9:51 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

CÁI NGẮN NGỦI CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI

03 Tháng Tám 20156:27 CH(Xem: 27237)

CÁI NGẮN NGỦI CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI

Cảm nghiệm về sự ra đi đột ngột của một người bạn.

Thời gian còn trai trẻ, mỗi khi đọc hay nghe ai đọc câu
“Hạnh phúc người để luôn giờ chết trước mắt và ngày ngày dọn mình sẵn luôn” (Imt 23:15)
tôi đều thấy khó hiểu và cho rằng câu nói chẳng có nghĩa lý gì!
Con người ta, nhất là trong lứa tuổi mới lớn với tầm nhìn về tương lai đầy hứa hẹn mà lại để cái chết trước mặt mà suy ngắm thì còn nghị lực, còn khả cat buinăng gì nữa để mà tiến tới. Một câu nói, một tư tưởng bi quan, chán đời, chỉ phù hợp cho những người già nua, bệnh tật, và vô vọng.
Và cho đến bây giờ, thỉnh thoảng nghĩ tới câu nói ấy tôi cũng vẫn chưa hoàn toàn nhận ra được ý nghĩa thâm sâu của nó, mà nếu đôi lúc hiểu được thì lại không muốn đối diện với sự thật. Bởi lẽ chết là một cái gì quá đau thương, mất mát, và buồn chán. Nhưng như một định luật, muốn hay không muốn con người vẫn phải đối diện với sự thật phũ phàng này!

Qua sự ra đi đột ngột của Thái ở tuổi 54, tôi lại có thêm một dữ kiện để thêm vào những lý lẽ cho sự suy nghĩ về cái ngắn ngủi của cuộc đời. Về giá trị cuộc sống, và những gì mà con người có thể làm cho mình và cho tha nhân trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy.

Mẹ chết chưa đủ 100 ngày, nay đến Thái. Tin Thái qua đời còn đang nóng bỏng, lại được tin một người bạn khác phải vào bệnh viện. Và sáng nay lại tham dự thánh lễ an táng cho một người nữa. Trẻ và già. Khỏe mạnh và bệnh tật. Sống và chết. Không thể ngờ được tại sao những biến cố này lại xẩy ra dồn dập như thế. Tự nhiên, tôi cũng cảm thấy lo sợ. Không biết lúc nào đến lượt mình?!

Suy nghĩ về sự chết, tôi bỗng nhớ lại câu truyện mà tôi đã trao đổi với một người quen sau thánh lễ an táng của cụ bà sáng nay.
Câu truyện xoay quanh một bác sỹ hồi hưu, yếu đuối, và tâm trí xuống dốc mỗi ngày một nhiều hơn.
Bà sống cô độc trong một chung cư, và bị bao vây bởi một số người thân. Sự bao vây được hiểu là không do lòng tốt mà là lợi dụng, và có lẽ những người ấy đang chờ đợi phần gia tài còn lại của vị bác sỹ này. Câu truyện đã kết thúc với quyết tâm của tôi và người đối thoại là, cần phải sống sao trong lúc tuổi còn trẻ, và cần phải làm gì cho mình, cho đời khi thời gian còn được phép. Đợi cái chết bất ngờ đến, hoặc đợi lúc tuổi già không còn kiểm soát được mình nữa thì dù có muốn cũng không làm được gì, cũng không cứu vãn được tình huống.

Nhưng giữa cái chết của một người trẻ, một người cao niên, và giữa cơn bệnh đang đe dọa mạng sống của người bạn trung niên, tôi muốn hướng tầm nhìn và suy tư của mình về với thực tại cuộc sống, về những gì mà mình có thể làm để nâng cao giá trị và hạnh phúc hôn nhân của chính mình. Những lời sau đây của Phượng đã tâm sự sau cái chết của Thái khiến cho điều suy nghĩ của tôi càng thêm vững vàng:

“Lúc này em cảm thấy trống vắng và rất cô đơn. Em nhớ những ngày bên anh Thái. Em nhớ cả những lúc vợ chồng giận hờn và cãi vã nhau. Và giờ đây, em không ngờ chính những giây phút ấy cũng là những giây phút mà chúng em có được bên nhau. Bây giờ lái xe một mình, đi lại con đường mà lúc trước khi anh Thái còn sống lái, ngồi bên em vẫn cằn nhằn, chỉ chỏ lái đường này, đường khác. Thế mà bây giờ tự nhiên, em chỉ thích lái trên những con đường mà anh Thái đã lái, đã đi trước.”

Hoặc như vị bác sỹ hồi hưu kia, nếu có làm một phân tích tâm lý về bà, về những gì bà đang hiện suy nghĩ nhiều nhất lúc này, chắc chắn người ta sẽ khám phá ra đó là một chân trời kỷ niệm của những ngày tháng cũ. Những ngày tháng bên người chồng, bên những người con. Những ngày tháng trộn lẫn giữa cãi vã, giận hờn, khó chịu và hạnh phúc như chính tôi đã có lần được nghe bà tâm sự trước đó khi đến thăm bà. Hôm đó, sau những lời lẽ chào hỏi, bà đã dẫn tôi đi khắp phòng khách của bà chỉ chỏ và nói huyên thuyên về những tấm hình mà bà đã chụp hồi còn thanh xuân với người chồng quá cố. Những tấm hình mà bà mỗi ngày không ngừng nhìn ngắm và trân quí. Nhất là lọ tro cốt người chồng của bà mà bà vẫn giữ trong nhà đặt trên một nơi trang trọng.

Hoặc như vợ người bạn của tôi, hơn một tháng nay suốt ngày đêm luôn luôn ở bên giường bệnh của chồng, lau mặt, bóp chân tay, còn miệng thì lâm râm cầu khấn cho chồng mau bình phục.

Nhưng câu hỏi được nêu ra là trong những ngày tháng bên nhau liệu có ai biết trân quí món quà mà Thượng Đế đã ban cho mình không?
Món quà mà cũng chính mình lựa chọn và yêu thích?
Có chứ. Yêu lắm chứ. Thương lắm chứ. Hạnh phúc lắm chứ.
Nếu không sao gọi là chồng, sao gọi là vợ, sao gọi là người anh yêu, người em thương.
Và dĩ nhiên, trong chân trời yêu thương, lãng mạn và hạnh phúc ấy chắc chắn cũng đôi lúc vẩn lên những áng mây đen của giận hờn, của bất hòa, của khó chịu và của những ý nghĩ muốn vứt bỏ đi cho xong một gánh nặng!

Giải thích làm sao đây?
Dễ hiểu mà: “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Định luật tình yêu là thế.
Khi yêu lắm, thương lắm thì ai cũng cứ tưởng rằng mình là người số một, người đầu tiên, người không thể thay thế trong hành trình chồng vợ.
Chính do ý nghĩ “tự tôn”, suy nghĩ “một chiều” ấy mà nảy sinh những khác biệt, và hậu quả là khó chịu, là đau đớn lòng nhau.
Đời mà! Giả như không có những giây phút giận hờn, khó chịu, mệt mỏi với nhau ấy họa may mấy ai nhận ra tình yêu của nhau.
Thì ra, ẩn sau những áng mây đen vần vũ kia là mặt trời tình yêu nóng bỏng.
Và những giây phút giận hờn, cãi vã, khó chịu ấy cũng đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hạnh phúc tình yêu của hôn nhân.

Suy nghĩ về cái ngắn ngủi của cuộc đời, về thời gian con người có với nhau trên hành trình hôn nhân gia đình, phải đem chúng ta đến một cái nhìn tích cực. Nó sẽ giúp chúng ta biết trân quí những giây phút bên nhau.
Những bữa cơm gia đình thân mật, những buổi trưa hè nóng bức, cũng như những buổi tối ấm cúng bên nhau.
Những lúc vợ chồng cùng hòa thuận thương yêu nhau, cũng như những lúc bất hòa và khó chịu.
Những lúc thành công cũng như những lúc thất bại.
Chúng là những sắc mầu đen, đỏ, trắng, vàng, hồng, nâu, xanh, xám trong một bức tranh mà nếu thiếu bất cứ một chấm phá nào cũng làm cho bức tranh mất đi giá trị và nét đẹp nghệ thuật của nó.
Tóm lại, nếu suy về sự chết giúp ta sống cho ý nghĩa cuộc đời, thì những suy nghĩ về những giây phút ngắn ngủi của cuộc đời cũng đem lại cho vợ chồng những động lực mới giúp vượt qua những bất hòa, những thử thách, kể cả những đau thương gây ra do những bất đồng và khác biệt về tâm lý, về tâm sinh lý, về học thức, về tôn giáo, về ảnh hưởng giáo dục gia đình để tình yêu ngày càng thêm khăng khít, và nồng nàn.
Tôi muốn khép lại những suy tư của mình bằng một tư tưởng sau đây: 

Đừng than phiền, đòi hỏi quá nhiều...
Mai đây, chưa biết những gì ... sẽ tới !
Quy luật “Vô thường” luôn đúng ...
Xin đừng phí phạm hạnh phúc trong tay !

Trần Mỹ Duyệt

1.Vật gì sắc bén nhất? luoi_lua_noi_xauĐó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác. 2. Nơi nào xa nhất? Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất? Ham muốn là thứ lớn nhất. Nhiều người trở nên khốn khổ vì họ cho phép ham muốn thoải mái. Hãy cẩn thận với ham muốn.
Ai trong chúng ta chưa bao giờ nghe bạn bè, người thân than phiền mình: “Bạn không nghe tôi gì hết!” chưa? Biết lắng nghe là một nghệ thuật khó khăn, nhưng không phải là không làm được!
Tôi vừa nghe một người bạn kể về cái chết của một người quen như sau: “Anh Joe trước đây là một người ngoan đạo rồi không hiểu vì một lý do nào mà anh trở nên khô khan và không còn giữ đạo nữa. Rồi anh bị bịnh ung thư. Từ khi tìm ra cơn bịnh đến lúc chết chỉ khoảng 10 tháng mà thôi. Có một lần anh hấp hối và lúc đó có một nhóm cầu nguyện đang đọc kinh cầu nguyện cho anh. Bỗng dưng anh chồm dậy và hét lớn: - “Thôi, đừng cầu nguyện nữa !”
Hãy tập thích nghi với những tình huống những người Việt sang đây trước coi thường những người mới sang. Người lao động trí thức coi thường những người lao động chân tay, người giàu khinh rẻ người nghèo…Vì suy cho cùng, đã mang dòng máu Việt Nam thì sống ở đâu cũng đều có những nét giống nhau.
Cuộc đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn!
Có người sống ổn định rồi lại muốn thảnh thơi an nhàn. Có người sống an nhàn rồi lại muốn hưởng thụ vật chất xa hoa. Đạt được điều mình cần là phúc phận, nhưng ham muốn quá nhiều thì lại khiến thân tâm mệt mỏi.
Những ai tham dự Thánn Lễ cách sốt sắng thì sẽ nhận được sức mạnh lớn lao để chống lại các tội trọng. Thiên Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi mọn mà người ấy đã phạm. (St. Augustine)
Chúng ta tất cả đều có những ngày buồn bã, những ngày chúng ta không thể nào làm gì, không vươn lên được nỗi khắc khoải trong lòng, những ngày bị trạng thái suy thoái đè nặng làm cho chúng ta không thể nói chuyện được với người khác. Có giải pháp nào để vượt lên nỗi buồn và tìm lại được nụ cười không? Thánh Tôma Aquinô đề nghị năm lời khuyên đặc biệt hiệu quả để vượt lên giai đoạn buồn phiền này.
Đời người luôn có: 2 việc không thể đợi, 2 thứ không thể sợ, 2 điều không thể lựa chọn - Nhân gian vô thường, thế sự khó lường, vật đổi sao dời, con người cũng chỉ đang mò mẫm trong cõi nhân sinh. Đời người ngắn chẳng tày gang, vậy thì, có những chuyện nào không thể đợi, không thể sợ, không thể lựa chọn trong kiếp người? - Sinh mệnh như ngọn đèn trước gió, chẳng ai dám tự tin nói rằng ngày mai mình vẫn còn trên thế gian này hay không. Chỉ mới gặp hôm qua mà hôm nay choàng tỉnh, người ấy đã về cõi thiên cổ rồi. Chỉ trong chớp mắt mà âm dương cách biệt nghìn trùng. Thân xác tuy còn đây mà linh hồn đã về nơi xa lắm, vĩnh viễn chẳng có ngày gặp lại. Vậy thì, có những chuyện nào không thể đợi, không thể sợ, không thể lựa chọn trong kiếp người ? Hai việc không thể đợi:
Đừng vì một lời trách móc của con trẻ mà bỏ cuộc. Chúng có thể bất bình với bạn bây giờ, nhưng sẽ cám ơn bạn khi trưởng thành. Ai cũng sợ con mình càng lớn càng hư, càng không biết nghe lời. Nhưng đó không phải là lỗi của trẻ con mà chính là lỗi của các bậc làm cha mẹ. Vậy nên, đây là 10 cách giúp bạn đối phó với nỗi lo này và hãy áp dụng càng sớm càng tốt nhé! Có thể lũ trẻ ghét, nhưng chắc chắn chúng sẽ biết ơn bạn sau này.