Hội nhập
Ghi danh
2:55 CH
Thứ Sáu
3
Tháng Năm
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1872)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5155)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15783)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Bức tượng nổi tiếng về sự tử đạo của thánh Batôlômêô

25 Tháng Tám 20215:45 SA(Xem: 6810)

Saint BartholomewBức tượng nổi tiếng về sự tử đạo của thánh Batôlômêô

Một trong những bức tượng hoàn hảo nhất của thời Phục Hưng chính là tác phẩm xuất phát từ bàn tay của điêu khắc gia Marco D’Agrate, thể hiện sự tử đạo của thánh tông đồ Batôlômêô.

Trong bức thư gởi các tín hữu Côlôxê, thánh Phaolô nhắc rằng Chúa Giêsu được xem là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình”. Nếu Thiên Chúa vô hình lại lộ diện qua Đức Giêsu, thì chẳng có gì sai trái nếu sử dụng hình ảnh nhằm thể hiện sự thánh thiện. Sự thấu hiểu tinh thần trên của thánh Phaolô tông đồ cho phép thế giới hình thành và phát triển truyền thống nghệ thuật đẹp một cách xuất sắc, trong đó các Kitô hữu kết hợp những kỹ thuật và các mẫu hình hiện diện trong các nhánh nghệ thuật chủ đạo của thế giới, như Hy Lạp, Hy Lạp hóa, Trung Đông và La Mã.


Tranh của họa sĩ Giovanni Battista Tiepolo về thánh Batôlômêô

Bên cạnh đó, cũng nên nhớ rằng một số đoạn trong Cựu Ước, đặc biệt những câu đề cập đến hoạt động xây đền thờ - bản thân Thiên Chúa đã yêu cầu người của Ngài tạo ra các hình ảnh (như thiên thần, rắn, bò đực…) phục vụ cho khâu trang trí của đền thờ, và thậm chí cả Hòm Bia Giao Ước cũng thế. Trong tất cả những trường hợp trên, rõ ràng là chúng ta không tôn sùng chính những hình ảnh đó, mà xem đây là biểu tượng của sự linh thiêng. Trên thực tế, hình ảnh giúp các tín hữu cầu nguyện, thiền định và suy ngẫm tốt hơn.

Các bậc thầy của nghệ thuật Phục Hưng (khoảng 1300 - 1600) và Baroque (khoảng 1600 - 1700) thấu hiểu vai trò của hình ảnh đối với sức tưởng tượng và cảm xúc của các tín hữu. Đôi khi, họ đánh cược vào việc tạo ra những hình ảnh đặc biệt ấn tượng và truyền đạt thông điệp vô cùng mạnh mẽ. Đó là trường hợp của tác phẩm “Saint Bartholomew Flayed” (Thánh Batôlômêô bị lột da), của nhà điêu khắc người Ý Marco D’Agrate. Hay nói đúng hơn “Saint Bartholomew Flayed” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong cả cuộc đời của nhà điêu khắc tài hoa.


Tu viện Thánh Batôlômêô được xây dựng tại nơi ngài tử đạo ở Armenia

Ông D’Agrate chào đời vào đầu thế kỷ 16. Đa số nguồn tài liệu đều cho rằng năm sinh là 1504. Điều chắc chắn rằng ông xuất thân từ một gia đình gồm toàn các nhà điêu khắc, và sinh thời ông chủ yếu làm việc tại vùng Lombardy của Ý. Trong tất cả những bức tượng mà bạn có thể tìm thấy ở nhà thờ Chánh tòa Milano, xuất sắc và ấn tượng nhất luôn là tác phẩm “Saint Bartholomew Flayed” của D’Agrate. Chính sự hoàn hảo làm nên huyền thoại của nó. Quá hài lòng với đứa con tinh thần của mình, bản thân D’Agrate buộc phải chú thích một dòng chữ bên dưới bức tượng, ghi rõ “chính Marco D’Agrate là người tạo ra tượng chứ không phải Praxiteles”. Trong đó, Praxiteles là tên một trong các bậc thầy điêu khắc vĩ đại nhất của người Hy Lạp vào thời cuối giai đoạn cổ điển.

Được tạo ra vào năm 1562 theo yêu cầu của tổ chức Veneranda Fabbrica - Duomo, bức tượng mô tả vị thánh tử đạo quàng trên vai một dải vật liệu có hình thù kỳ lạ, một đầu quấn quanh hông và đầu còn lại chạm xuống đất. Thế nhưng, nếu nhìn kỹ, dải vật liệu này lại chính là da của thánh Batôlômêô, nhằm thể hiện những cực hình mà ngài đã trải qua.

Thánh Batôlômêô là một trong 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Sau khi Chúa Giêsu về Trời, thánh nhân lên đường truyền giáo tại Armenia và Ấn Độ, mang theo bản chép tay Phúc Âm theo thánh Matthêu. Trong cuộc hành trình, ngài đã cải đạo thành công cho vua Armenia là Polymius. Tức giận trước sự cải đạo của người anh, hoàng thân Astyages ra lệnh tra tấn và giết chết thánh Batôlômêô bằng cách lột da sống ngài.

Sau khi đọc về cuộc đời và sự tử đạo của vị thánh, ông D’Agrate được truyền cảm hứng và bắt tay vào việc khắc họa hình ảnh mà nhà điêu khắc có thể hình dung trong đầu về những giây phút cuối cùng của thánh Batôlômêô. Thế là bức tượng ra đời, thể hiện cấu tạo cơ thể người một cách vô cùng chi tiết, trong khi phô bày được sự hy sinh quên mình mà thánh Batôlômêô đã phải trải qua và trong toàn bộ quá trình khổ ải vẫn luôn giữ vững đức tin của bản thân.

Tu viện Thánh Batôlômêô được xây dựng tại nơi ngài tử đạo ở Armenia
Tu viện Thánh Batôlômêô được xây dựng tại nơi ngài tử đạo ở Armenia

Saint Bartholomew 2

23 Tháng Sáu 20215:35 CH(Xem: 4802)
"Bí mật của linh mục là ở trong lửa của bụi gai mà có sự hiện diện của Ngài, chiến thắng lửa và tuân theo để trở thành một Chúa Giêsu Kito, là sự thật của đời Ngài. Trong mối liên hệ với Ngài mà linh mục được che chở, được giữ gìn khỏi thế gian ác hại, khỏi những sự thoả hiệp và độc ác."
24 Tháng Năm 20215:59 SA(Xem: 7721)
Chúa Thánh Thần đang thánh hóa và biến đổi thế gian này trở nên hoàn thiện. Và Ngài chính là Thầy dạy cho chúng ta biết đâu là sự thật, đâu là giả dối, đó là tòa án lương tâm. Con người sẽ nhận biết mình làm đúng hay sai. Ngài sẽ dạy cho ta biết lẽ công bình, biết nhận định tốt xấu, đó là nhờ ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn can đảm, ơn thông minh, ơn đức tin, và ơn kính sợ Chúa, mà Giáo Hội dùng qua những biểu tượng chim bồ câu, lửa, lưỡi.
01 Tháng Năm 202111:09 CH(Xem: 6115)
Có hai người thổ dân rất thù ghét nhau. Một ngày kia, một trong hai người gặp cô gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng. Hắn đã bắt lấy cô gái và lấy dao chặt đứt hai ngón tay của cô bé. Cô bé vừa chạy về vừa khóc lóc đau đớn, còn tên hung thủ thì vừa đi vừa đắc trí hô lớn: "Ta đã trả thù được rồi". Mười mấy năm sau, cô bé đáng thương ấy đã lớn lên rồi có gia đình. Một hôm, có một người ăn xin đến gõ cửa nhà cô. Cô nhận ra tức khắc người hành khất chính là kẻ đã chặt tay cô cách đây mười mấy năm. Không một chút oán hờn, không một lời trả đũa, cô vội vàng vào nhà và mang thức ăn ra hầu hạ cho kẻ đã từng hành hạ mình. Khi người hành khất đã ăn no rồi, người đàn bà liền đưa bàn tay cụt mất hai ngón cho ông ta xem và nói: "Tôi cũng đã trả được thù rồi".
01 Tháng Năm 202110:38 CH(Xem: 7877)
Chúng ta không có vũ khí hay sức mạnh thế trần nào để chống lại, ngoài lời cầu nguyện cùng đấng Tạo Dựng. Chỉ có Ngài mới chiến thắng ma quỷ, chiến thắng thế gian, chiến thắng sự chết, sự dữ.Đã có câu: “ Thiên Chúa điều khiển vũ trụ” nhưng “Lời cầu nguyện điều khiển Thiên Chúa” hay nói cho có sự kính trọng là: “Lời cầu nguyện có thể thay đổi ý định của Thiên Chúa.Thật vậy, ta có thể bắt chước Mai Sen cầu nguyện cùng Thiên Chúa qua sách xuất hành
29 Tháng Tư 20218:53 CH(Xem: 5677)
Thomas hồi hộp chờ đợi Đức Mẹ đến an ủi mình, nhưng cậu đã thất vọng vì khi đến gần mình, Đức Mẹ không tỏ dấu yêu thương âu yếm mà trái lại bằng cặp mắt nghiêm nghị, Đức Mẹ trách Thomas: “Con đừng mong cho Mẹ âu yếm, vì con không trung thành với Mẹ. Dầu những việc lành con đã làm, những kinh con đã quen đọc xưa để tôn kính Mẹ. Sao con chóng thay đổi thế?” Quở trách xong, Đức Mẹ biến đi. Thomas thấy mình xấu hổ lo sợ quá, giật mình thức giấc, quyết chí sửa mình lại, và cố gắng sống đời thánh thiện hơn trước.
29 Tháng Tư 20218:36 CH(Xem: 4318)
"Tôi òa khóc. Thật cơ cực cho tôi biết chừng nào! Tôi không thể nào gặp được cha mẹ tôi bởi vì chiến tranh. Rồi tôi nhận ra rằng: tôi không phải là người duy nhất đang phải khóc lóc. Và tôi cảm thấy được an ủi. Tôi biết có nhiều ngàn người đang phải đau khổ như tôi. Biết đến khi nào mới có được hòa bình ở Miến điện? Khi nào sẽ hết chiến tranh? Khi nào những vấn đề chủng tộc mới được giải quyết?
11 Tháng Tư 202111:26 CH(Xem: 6430)
Có 15 điều mà chúng ta cần lưu ý: 1. Nhược điểm của mình. 2. Thiếu cầu nguyện nên bị cám dỗ. 3. Tình trạng cô đơn, bị bỏ rơi. 4. Tư tưởng dâm ô. 5. Chơi với lửa. 6. Lười biếng. 7. Thế giới của TV và đồ chơi điện tử. 8. Những vết thương lòng của quá khứ. 9. Những cuộc tình trong quá khứ. 10. Luôn trì hoãn mọi sự cho đến ngày mai. 11. Thiếu can đảm phấn đấu, mất niềm trông cậy. 12. Luôn so sánh. 13. Luôn chia trí khi cầu nguyện 14. Mệt mỏi và bịnh tật 15. Bị cám dỗ chống Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria.
11 Tháng Tư 202111:16 CH(Xem: 5661)
Lạy Chúa! Với những ai sống trong tội trọng. Sự chết là cổng vào hỏa ngục. Nhưng với những ai sống trong ơn thánh hóa. Sự chết là cổng vào Thiên Đàng. Xin hãy làm cho khát mong lớn lao nhất của con là sống một đời thế nào để không lúc nào sợ chết. Hãy làm cho con SỢ TỘI HƠN SỢ CHẾT và bất cứ sự thiệt hại trần thế nào khác. Amen.
05 Tháng Tư 20215:44 SA(Xem: 5057)
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, Xin ban cho con sự sống của Chúa, sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi. Xin ban cho con bình an của Chúa, bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời. Xin ban cho con niềm vui của Chúa, niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn. Xin ban cho con hy vọng của Chúa, hy vọng làm con lại hăng hái lên đường. Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con
05 Tháng Tư 20215:40 SA(Xem: 4473)
“Đây là ‘ngày Chúa đã làm ra’, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ!”. Chúng ta vui mừng hoan hỷ vì Chúa Kitô đã sống lại. Qua cuộc khổ nạn, Con Thiên Chúa đã ôm tội ác của cả nhân loại vào trong tử huyệt, nhưng Ngài không còn ở đó; Ngài chôn vùi sự dữ vào lòng đất và chỗi dậy để khởi đầu một sự sống mới. Chúa đã sống lại! Sự ác không phải là tiếng nói cuối cùng, tử thần bị đánh bại; Ngài đã chiến thắng sự chết, trả lại cho nhân loại sự thanh bình của vườn địa đàng, đất trời reo ca.