Hội nhập
Ghi danh
6:39 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1817)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5112)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15729)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

BA NỖI ĐAU KHỔ

25 Tháng Chín 201612:23 CH(Xem: 16322)

"Chúa Giêsu đã chịu đau khổ trong ba phương cách như chúng ta chịu về tinh thần, thể xác và tâm linh"

Titus Brandsma
Father Titus Brandsma

Trong thời thế chiến II, linh mục Titus Brandsma làm viện trưởng một đại học tại Hòa Lan. Ngài bị Đức Quốc Xã đem về trại tập trung ở Dachau. Nơi đây, ngài bị biệt giam trong một chiếc cũi nhốt chó cũ kỹ. Bọn lính gác mua vui bằng cách bắt ngài phải sủa lên như chó mỗi lần chúng đi ngang qua. Cuối cùng ngài bị chết vì bị tra tấn. Bọn lính kia đâu có ngờ rằng ngay giữa cơn thử thách, vị linh mục ấy vẫn tiếp tục viết nhật ký giữa những dòng chữ in trong quyển sách kinh cũ của ngài.

Ngài kể lại rằng, sở dĩ ngài có thể chịu đựng được nỗi đau đớn là vì ngài biết rằng Chúa Giêsu cũng đã từng chịu đau khổ như thế. Trong một bài thơ ngỏ gởi Chúa Giêsu, ngài viết:

"Sẽ không có đau đớn nào làm con gục ngã, bởi con luôn nhìn thấy đôi mắt đầy khổ đau của Chúa. Con đường cô độc mà Chúa từng đi qua đã giúp con chịu đựng nỗi cay đắng một cách khôn ngoan. Tình yêu của Chúa đã biến màn đêm tăm tối trong con thành nguồn sáng rực rỡ. Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với con, chỉ cần ở lại thôi. Con sẽ chẳng còn sợ hãi chi nếu khi đưa đôi tay ra con cảm thấy Chúa đang ở bên con." (Kilian Healy, Walking with God).

Sự thống khổ của Chúa Giêsu được chúng ta đặc biệt nhắc lại trong ngày hôm nay đã từng là nguồn sức mạnh cho rất nhiều người trong lịch sử. Giống như linh mục Brandsma, những người này sẽ không bao giờ chịu đựng nổi sự đau đớn nếu họ không biết rằng Chúa Giêsu đã từng chịu đau khổ như vậy, và Ngài hiện đang nâng đỡ họ trong giây phút thử thách.

Khi nhìn lại sự thống khổ của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người đã chịu đau khổ dưới cả ba hình thức khác nhau.

Trước hết là đau khổ tinh thần. Chúa Giêsu chịu đau khổ này trong vườn Cây Dầu, Người đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến thử thách trước mặt, đồng thời Người rất đau khổ khi các môn đệ phản bội và bỏ Người chạy trốn hết. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm sự đau khổ tinh thần này, tỉ như một cậu bé 15 tuổi bỏ nhà ra đi đã mô tả sự đau khổ tinh thần của mình trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Parade như sau:

"Tôi không bao giờ thực sự có được một mái nhà, tôi không bao giờ được thực sự nhìn thấy người cha của tôi. Tôi luôn cô độc... Tôi cảm thấy có gì sái

Walter Ciszel
Fr. Walter Ciszek

quấy nơi tôi. Chắc là tôi tệ lắm. Tôi cảm thấy mình không hiện hữu, vì chẳng có ai yêu mến tôi."

Trong lúc đau khổ tinh thần như thế, chúng ta chỉ còn một nguồn an ủi duy nhất, đó là biết rằng chính Chúa Giêsu từng bị đau khổ như thế trước chúng ta, và Người hiện đang nâng đỡ chúng ta trong khi bị thử thách.

Tiếp đến, Chúa Giêsu từng bị đau khổ nơi thể xác. Người bị đánh đập tàn bạo, bị đội mão gai và bị đóng đinh vào thập giá. Và chúng ta, ít nhiều cũng đã từng chịu những đau đớn phần xác. Đây là loại đau đớn mà bác sĩ Sheila Cassidy đã phải gánh chịu khi ở Chile vào đầu thập niên 1970. Cô là một bác sĩ y khoa và đã phạm một lỗi lầm tai hại là đã chữa lành vết thương cho một phần tử chống đối chính phủ. Cảnh sát đã bắt cô và tra tấn buộc cô phải khai tên những người dính líu đến phong trào chống đối.

Giống như Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, cô cũng bị căng thây trong bốn ngày. Nhớ về sự thử thách ấy cô viết:

"Tôi cảm nghiệm được một cách mơ hồ về sự đau đớn mà Chúa Giêsu từng chịu. Trong suốt cơn thử thách, tôi luôn luôn cảm thấy Người ở đó, và tôi nài xin Người giúp tôi được kiên vững."

Cũng thế, trong giờ phút chịu đau đớn thể xác, chúng ta thường chỉ còn nguồn an ủi là biết rằng Chúa Giêsu đã từng chịu đau đớn như thế, và Người hiện đang nâng đỡ chúng ta trong cơn thử thách này.

Và cuối cùng, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu cũng từng chịu đau đớn về tâm linh. Tỉ như, khi Người bị treo bơ vơ trên thập giá, dường như chính Chúa Cha cũng đã ruồng bỏ Người. Chúa Giêsu cầu xin:

"Lạy Chúa con, lạy Chúa con, sao Ngài lại bỏ rơi con" (TV 22:1).

Tất cả chúng ta cũng từng gặp đau khổ tâm linh giống như Người. Nhiều lần, chúng ta cảm thấy như bị Chúa bỏ rơi. Đây là sự đau đớn mà Walter Ciszel, vị linh mục người Hoa Kỳ đã từng chịu khi bị cầm tù ở Nga suốt 23 năm. Có lúc, tâm linh ngài bị suy sụp đến mức gần như tuyệt vọng. Nhưng thay vì đầu hàng, ngài lại biết noi gương Chúa Giêsu trên thập giá, hướng về Thiên Chúa Cha trong cơn thử thách. Cha Walter Ciszel viết:

"Tôi thưa với Chúa rằng, hiện giờ mọi khả năng của tôi đều cạn kiệt và chỉ còn Ngài là nguồn hy vọng duy nhất của tôi... Tôi chỉ có thể mô tả lại cảm nghiệm này giống như một sự 'phó mặc'"

Vào lúc bấy giờ, lần đầu tiên, cha Ciszel hiểu được những lời cuối cùng trên thập giá của Chúa Giêsu:

"Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc. 23:46). Về sau, cha Ciszel nói rằng chính quyết định phó thác ấy đã giúp ngài kiên định và sống sót.

Như thế, Chúa Giêsu đã từng chịu cả ba sự đau đớn mà con người có thể gặp phải. Người đau đớn tinh thần vì bị các môn đệ phản bội. Người đau đớn thể xác vì bị tra tấn, và sau cùng Người đau đớn tâm linh khi cảm thấy bị Chúa Cha bỏ rơi.

Đây chính là sứ điệp mà Chúa Giêsu trao lại cho chúng ta, để khi gặp bất cứ đau khổ nào, chúng ta cũng biết hướng về Chúa Giêsu. Người hiểu được sự đau khổ của chúng ta và sẵn sàng nâng đỡ chúng ta. Từ đó, chúng ta hãy trở lại câu chuyện mở đầu nói về Cha Brandsma. Khi gặp đau đớn dưới bất cứ hình thức nào, không có gì tốt hơn là chúng ta hãy lập lại những lời mà Cha Brandsma đã cầu nguyện với Chúa Giêsu:

"Sẽ không có đau đớn nào làm con gục ngã, bởi con luôn nhìn thấy đôi mắt đầy khổ đau của Chúa. Con đường cô độc mà Chúa từng đi qua đã giúp con chịu đựng nỗi cay đắng một cách khôn ngoan. Tình yêu của Chúa đã biến màn đêm tăm tối trong con thành nguồn sáng rực rỡ. Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với con, chỉ cần ở lại thôi. Con sẽ chẳng còn sợ hãi chi nếu khi đưa đôi tay ra con cảm thấy Chúa đang ở bên con."

LM Mark Link, S.J.
Note:

http://carmelite.org/?nuc=events&item=528&func=viewEvent

https://wau.org/archives/article/the_priest_who_died_three_times/


29 Tháng Mười Một 202110:54 CH(Xem: 4108)
13.Tới đây, tôi sức nhớ đến lời kinh Đức Mẹ dạy ở Fatima. Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con. Xin gìn giữ chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem hết thảy các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. 14.Cứu cho khỏi tội lỗi. Cứu cho khỏi hỏa ngục. Đó là những gì cần thiết, mà lúc này Đức Mẹ đang nhắc cho chúng ta.
31 Tháng Mười 20219:40 CH(Xem: 4786)
Xét về nguồn gốc đồng tiền: Điều này quá rõ, đó là những đồng tiền ta có được do phạm tội mà có. Đấy là khi ta vì đồng tiền mà làm những điều bất chính, lừa gạt- làm ăn gian dối, trái lương tâm, bất chấp đạo đức, bất kể tình nghĩa anh em, kể cả trà đạp lên sự hiếu thảo vốn là điểm son của văn hoá dân tộc ... Dùng đồng tiền tội lỗi mà không chịu ăn năn sám hối để làm từ thiện, công đức- nguy hiểm hơn cứ tưởng mình đạo đức, coi chừng lại thêm xúc phạm đến Bác ái, thêm tội kiêu ngạo, khinh người.
04 Tháng Mười 20219:31 CH(Xem: 5383)
Sự ham muốn và niềm vui của các ngài là được nuôi dưỡng bằng Mình Máu Thánh Chúa. Vậy chúng ta hãy theo gương các ngài khi đang còn ở thế gian này, để một ngày nào đó, chúng ta sẽ đạt được triều thiên của các thánh trên Thiên Đàng.
02 Tháng Mười 20213:45 CH(Xem: 4769)
Nếu chúng ta có các đức tính của Cha chúng ta, chúng ta phải dùng các đức tính này để phục vụ anh em mình, chứ không phải để rút tỉa lợi ích thỏa mãn cho cá nhân mình, cho lợi ích cá nhân mình. Chúng ta không được xem mình là hơn người khác; khiêm nhượng là đức tính cần thiết cho ai muốn sống theo gương Chúa Giêsu, Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ.”
02 Tháng Mười 20213:42 CH(Xem: 5265)
ô bật dậy tỉnh táo hoàn toàn như chưa hề ngủ. Rồi nhớ lại hôm nay là Chúa Nhật. Nhìn đồng hồ 15h30. Còn 30p nữa là lễ. Chỉ còn một thánh lễ lúc 16h cuối cùng trong ngày chúa nhật. May quá! Vẫn còn kịp. Sau khi đi lễ về, cô ngớ người ra. Ủa, mình khoá trái phòng mà ai vào phòng đập chân gọi mình vậy nhỉ? Và cô tin, đó là Thiên Thần Hộ Thủ của mình, thầm cảm ơn Ngài_ bạn đường thân thiết luôn giúp đỡ, gìn giữ, hộ phù dẫn dắt cô trên đường lữ hành trần gian về với Chúa.
25 Tháng Tám 20215:54 SA(Xem: 6164)
Nếu các con của Mẹ không cải thiện đời sống mình, thì Mẹ hết cách trìu lại phép công thẳng của Con chí thánh Mẹ, vì cơn giận của Chúa đã quá nặng.
25 Tháng Tám 20215:45 SA(Xem: 6772)
Được tạo ra vào năm 1562 theo yêu cầu của tổ chức Veneranda Fabbrica - Duomo, bức tượng mô tả vị thánh tử đạo quàng trên vai một dải vật liệu có hình thù kỳ lạ, một đầu quấn quanh hông và đầu còn lại chạm xuống đất. Thế nhưng, nếu nhìn kỹ, dải vật liệu này lại chính là da của thánh Batôlômêô, nhằm thể hiện những cực hình mà ngài đã trải qua.
25 Tháng Tám 20215:39 SA(Xem: 6135)
LẠY MẸ MARIA.. !❤ Đời người có đạo phúc thay! Có Chúa có Mẹ đắng cay không gì Đau buồn sầu khổ cũng qua Ngày mai tươi sáng đêm qua thật rồi. Xin Mẹ tiếp tục yêu thương Chuyển thông ơn Chúa tình thương tuyệt với Con đây hạnh phúc thật say! Ơn thánh Chúa Mẹ phủ đầy đời con. ..Amen...!🙏❤🙏.
12 Tháng Tám 20215:10 CH(Xem: 4668)
Tôi cảm thấy rùng mình khi nghĩ đến điều này nhưng vẫn cố gắng thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu … chỉ xin ban cho con lòng mến Chúa và ân sủng Chúa vì được như thế là đủ cho con. Amen!”
12 Tháng Tám 20215:05 CH(Xem: 6509)
Giấc mơ này như tiên báo về sứ mạng của ngài và dòng Anh Em Thuyết Giáo (Dòng Đaminh) mà sau này ngài thiết lập. Khi thánh nhân chào đời, cha mẹ đặt tên ngài là Dominicus (hay Dominic) có nghĩa là NGƯỜI THUỘC VỀ CHÚA.