Hội nhập
Ghi danh
2:06 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1538)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5012)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15609)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

BA NỖI ĐAU KHỔ

25 Tháng Chín 201612:23 CH(Xem: 16205)

"Chúa Giêsu đã chịu đau khổ trong ba phương cách như chúng ta chịu về tinh thần, thể xác và tâm linh"

Titus Brandsma
Father Titus Brandsma

Trong thời thế chiến II, linh mục Titus Brandsma làm viện trưởng một đại học tại Hòa Lan. Ngài bị Đức Quốc Xã đem về trại tập trung ở Dachau. Nơi đây, ngài bị biệt giam trong một chiếc cũi nhốt chó cũ kỹ. Bọn lính gác mua vui bằng cách bắt ngài phải sủa lên như chó mỗi lần chúng đi ngang qua. Cuối cùng ngài bị chết vì bị tra tấn. Bọn lính kia đâu có ngờ rằng ngay giữa cơn thử thách, vị linh mục ấy vẫn tiếp tục viết nhật ký giữa những dòng chữ in trong quyển sách kinh cũ của ngài.

Ngài kể lại rằng, sở dĩ ngài có thể chịu đựng được nỗi đau đớn là vì ngài biết rằng Chúa Giêsu cũng đã từng chịu đau khổ như thế. Trong một bài thơ ngỏ gởi Chúa Giêsu, ngài viết:

"Sẽ không có đau đớn nào làm con gục ngã, bởi con luôn nhìn thấy đôi mắt đầy khổ đau của Chúa. Con đường cô độc mà Chúa từng đi qua đã giúp con chịu đựng nỗi cay đắng một cách khôn ngoan. Tình yêu của Chúa đã biến màn đêm tăm tối trong con thành nguồn sáng rực rỡ. Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với con, chỉ cần ở lại thôi. Con sẽ chẳng còn sợ hãi chi nếu khi đưa đôi tay ra con cảm thấy Chúa đang ở bên con." (Kilian Healy, Walking with God).

Sự thống khổ của Chúa Giêsu được chúng ta đặc biệt nhắc lại trong ngày hôm nay đã từng là nguồn sức mạnh cho rất nhiều người trong lịch sử. Giống như linh mục Brandsma, những người này sẽ không bao giờ chịu đựng nổi sự đau đớn nếu họ không biết rằng Chúa Giêsu đã từng chịu đau khổ như vậy, và Ngài hiện đang nâng đỡ họ trong giây phút thử thách.

Khi nhìn lại sự thống khổ của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người đã chịu đau khổ dưới cả ba hình thức khác nhau.

Trước hết là đau khổ tinh thần. Chúa Giêsu chịu đau khổ này trong vườn Cây Dầu, Người đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến thử thách trước mặt, đồng thời Người rất đau khổ khi các môn đệ phản bội và bỏ Người chạy trốn hết. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm sự đau khổ tinh thần này, tỉ như một cậu bé 15 tuổi bỏ nhà ra đi đã mô tả sự đau khổ tinh thần của mình trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Parade như sau:

"Tôi không bao giờ thực sự có được một mái nhà, tôi không bao giờ được thực sự nhìn thấy người cha của tôi. Tôi luôn cô độc... Tôi cảm thấy có gì sái

Walter Ciszel
Fr. Walter Ciszek

quấy nơi tôi. Chắc là tôi tệ lắm. Tôi cảm thấy mình không hiện hữu, vì chẳng có ai yêu mến tôi."

Trong lúc đau khổ tinh thần như thế, chúng ta chỉ còn một nguồn an ủi duy nhất, đó là biết rằng chính Chúa Giêsu từng bị đau khổ như thế trước chúng ta, và Người hiện đang nâng đỡ chúng ta trong khi bị thử thách.

Tiếp đến, Chúa Giêsu từng bị đau khổ nơi thể xác. Người bị đánh đập tàn bạo, bị đội mão gai và bị đóng đinh vào thập giá. Và chúng ta, ít nhiều cũng đã từng chịu những đau đớn phần xác. Đây là loại đau đớn mà bác sĩ Sheila Cassidy đã phải gánh chịu khi ở Chile vào đầu thập niên 1970. Cô là một bác sĩ y khoa và đã phạm một lỗi lầm tai hại là đã chữa lành vết thương cho một phần tử chống đối chính phủ. Cảnh sát đã bắt cô và tra tấn buộc cô phải khai tên những người dính líu đến phong trào chống đối.

Giống như Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, cô cũng bị căng thây trong bốn ngày. Nhớ về sự thử thách ấy cô viết:

"Tôi cảm nghiệm được một cách mơ hồ về sự đau đớn mà Chúa Giêsu từng chịu. Trong suốt cơn thử thách, tôi luôn luôn cảm thấy Người ở đó, và tôi nài xin Người giúp tôi được kiên vững."

Cũng thế, trong giờ phút chịu đau đớn thể xác, chúng ta thường chỉ còn nguồn an ủi là biết rằng Chúa Giêsu đã từng chịu đau đớn như thế, và Người hiện đang nâng đỡ chúng ta trong cơn thử thách này.

Và cuối cùng, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu cũng từng chịu đau đớn về tâm linh. Tỉ như, khi Người bị treo bơ vơ trên thập giá, dường như chính Chúa Cha cũng đã ruồng bỏ Người. Chúa Giêsu cầu xin:

"Lạy Chúa con, lạy Chúa con, sao Ngài lại bỏ rơi con" (TV 22:1).

Tất cả chúng ta cũng từng gặp đau khổ tâm linh giống như Người. Nhiều lần, chúng ta cảm thấy như bị Chúa bỏ rơi. Đây là sự đau đớn mà Walter Ciszel, vị linh mục người Hoa Kỳ đã từng chịu khi bị cầm tù ở Nga suốt 23 năm. Có lúc, tâm linh ngài bị suy sụp đến mức gần như tuyệt vọng. Nhưng thay vì đầu hàng, ngài lại biết noi gương Chúa Giêsu trên thập giá, hướng về Thiên Chúa Cha trong cơn thử thách. Cha Walter Ciszel viết:

"Tôi thưa với Chúa rằng, hiện giờ mọi khả năng của tôi đều cạn kiệt và chỉ còn Ngài là nguồn hy vọng duy nhất của tôi... Tôi chỉ có thể mô tả lại cảm nghiệm này giống như một sự 'phó mặc'"

Vào lúc bấy giờ, lần đầu tiên, cha Ciszel hiểu được những lời cuối cùng trên thập giá của Chúa Giêsu:

"Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc. 23:46). Về sau, cha Ciszel nói rằng chính quyết định phó thác ấy đã giúp ngài kiên định và sống sót.

Như thế, Chúa Giêsu đã từng chịu cả ba sự đau đớn mà con người có thể gặp phải. Người đau đớn tinh thần vì bị các môn đệ phản bội. Người đau đớn thể xác vì bị tra tấn, và sau cùng Người đau đớn tâm linh khi cảm thấy bị Chúa Cha bỏ rơi.

Đây chính là sứ điệp mà Chúa Giêsu trao lại cho chúng ta, để khi gặp bất cứ đau khổ nào, chúng ta cũng biết hướng về Chúa Giêsu. Người hiểu được sự đau khổ của chúng ta và sẵn sàng nâng đỡ chúng ta. Từ đó, chúng ta hãy trở lại câu chuyện mở đầu nói về Cha Brandsma. Khi gặp đau đớn dưới bất cứ hình thức nào, không có gì tốt hơn là chúng ta hãy lập lại những lời mà Cha Brandsma đã cầu nguyện với Chúa Giêsu:

"Sẽ không có đau đớn nào làm con gục ngã, bởi con luôn nhìn thấy đôi mắt đầy khổ đau của Chúa. Con đường cô độc mà Chúa từng đi qua đã giúp con chịu đựng nỗi cay đắng một cách khôn ngoan. Tình yêu của Chúa đã biến màn đêm tăm tối trong con thành nguồn sáng rực rỡ. Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với con, chỉ cần ở lại thôi. Con sẽ chẳng còn sợ hãi chi nếu khi đưa đôi tay ra con cảm thấy Chúa đang ở bên con."

LM Mark Link, S.J.
Note:

http://carmelite.org/?nuc=events&item=528&func=viewEvent

https://wau.org/archives/article/the_priest_who_died_three_times/


24 Tháng Giêng 20228:26 SA(Xem: 5487)
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta !
11 Tháng Giêng 202210:26 CH(Xem: 3974)
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con. Xin gìn giữ chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem hết thảy các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Cứu cho khỏi tội lỗi. Cứu cho khỏi hỏa ngục. Đó là những gì cần thiết, mà lúc này Đức Mẹ đang nhắc cho chúng ta.
11 Tháng Giêng 202210:18 CH(Xem: 3903)
Riêng tôi, tôi kính sợ Chúa, và hay nói với Chúa thế này: “Lạy Chúa, xin đừng bao giờ ruồng bỏ con, mặc dù con tội lỗi, bất xứng, chìm sâu dưới vực thẳm yếu đuối, hèn hạ”. Chúa thực sự không ruồng bỏ tôi. Dù chỉ một phút, một giây. Đó là hạnh phúc của tôi. Xin hết lòng cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.
11 Tháng Giêng 202210:10 CH(Xem: 3859)
Đức khiêm nhường là điểm tựa, là nền tảng của trót tòa nhà thiêng liêng. Người khiêm nhường thật, thú nhận là mình thấp kém và tận hiến toàn thân trong tay Chúa bằng một đức Tin linh hoạt và một đức Ái tâm thành. Họ không tự hào vì ơn Chúa cũng không ưu buồn khi bị ruồng rẫy, trái lại lúc nào họ cũng bình tĩnh đón chờ và lãnh nhận Thánh ý Chúa. Lạy Chúa! Xin giúp co hiểu rõ mình con và tự hạ trước mặt Chúa cho thành thực. Xin giúp con thực hiện Thánh ý Chúa.
11 Tháng Giêng 202210:06 CH(Xem: 4466)
Tôi đang phải giam trong luyện ngục, tôi không phải chịu hình khổ nào cả, nhưng chưa được xem thấy mặt Đức Chúa Trời, mà nguyên sự ấy thôi đã đủ làm tôi đau đớn cay đắng hơn mọi hình khổ khác !
11 Tháng Giêng 202210:02 CH(Xem: 3514)
Cô dự thánh lễ: vào lúc Linh Mục chủ tế chịu Mình Thánh Chúa, cô cảm thấy trong mình thoải mái dễ chịu, tự nhiên cô quỳ xuống đất, lúc ban đầu tay còn vịn vào chiếc ghế đằng trước, cô quỳ gối làm dấu Thánh Giá, và rồi cũng tự mình đứng lên cho tới hết giờ đọc Phúc Âm sau cùng.
03 Tháng Giêng 20226:16 SA(Xem: 4076)
“Ai muốn theo Cha, phải tự thoát vác khổ giá mình mà theo” bao hàm tất cả khoa tu đức học và là đường chắc để được rỗi. Tinh thần tự thoát là nguyên tắc thiết yếu của Phúc Âm và quy luật căn bản của Đạo Chúa. Muốn được rỗi, ta phải cương quyết bỏ đường rộng, đường tiêu vong, mà mạnh dạn bước vào đường hẹp, đường Thánh giá : xả kỷ và hy sinh. Vì chỉ có đường ấy mới thực là đường cứu rỗi. Chính Chúa Giêsu đã đi trước, ta hãy cương quyết theo Ngài.
27 Tháng Mười Hai 20213:05 CH(Xem: 4354)
Charles Swindoll nói, “Sự bận rộn huỷ hoại các mối quan hệ; nó thay thế nồng nàn bằng hời hợt; nuôi sống bản ngã, nhưng lại bỏ đói con người bên trong; lấp đầy một lịch làm việc, nhưng phá vỡ một gia đình! Cứ bận rộn như thế, mãi mãi không bao giờ bạn là một ‘con người của cứu rỗi!’”.
04 Tháng Mười Hai 20211:33 CH(Xem: 3590)
Cầu nguyện là một dòng sông tự vẽ cho mình hướng chảy, tự tạo cho mình bề rộng mênh mông và chảy ra biển cả là Thiên Chúa. CẦU NGUYỆN LÀ NHƯ VẬY ĐÓ!
29 Tháng Mười Một 202111:09 CH(Xem: 3809)
Đức Chúa Trời đã định cho mày chết trong tháng này, chẳng những là mày sẽ phải phạt trong luyện ngục vì tội lỗi riêng mày, mà lại phải phạt vì tội của tao nữa. Người ấy tin lời quan võ nói cho nên sợ hãi kinh khiếp quá sức, vội vàng bán ngựa đi lấy tiền xin lễ, và làm phúc cho kẻ khó khăn, lại đi xưng tội chịu lễ, lo liệu các việc phần hồn phần xác ngay. Vừa lo liệu những việc ấy xong thì chết như lời quan võ nói.