Hội nhập
Ghi danh
7:03 SA
Thứ Hai
29
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1845)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5124)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15746)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

THÁNH GIO-AN THÁNH GIÁ Linh Mục Tiến Sĩ

14 Tháng Mười Hai 20149:22 CH(Xem: 20835)
Ngày 14 tháng 12
THÁNH GIO-AN THÁNH GIÁ
Linh Mục Tiến Sĩ

Gương Thánh nhân: Thánh Gio-an sinh năm 1542, tại Phon-ti-vê-rô, nước Tây-ban-nha. Cha mất sớm, mẹ ngài phải tảo tần làm thuê làm Thanh Gioan Thanh Giamướn nuôi ngài ăn học. Lúc nhỏ, ngài học với các nữ tu ở Mê-đi-na. Ở đây, chẳng những ngài được các nữ tu dạy chữ nghĩa, mà còn đào tạo đầy đủ về đức hạnh. Đặc biệt ngài thích sống khó nghèo và có lòng thương mến người nghèo. Ngài thường theo các nữ tu đến bệnh viện, săn sóc các bệnh nhân nghèo khổ, không ai nuôi nấng giúp đỡ.

Lớn lên, thánh nhân được gởi đến trường các Cha Dòng Tên học môn triết. Trong thời gian ở đây, ngài cảm thấy muốn dâng mình cho Chúa, và ước ao gia nhập dòng khổ tu. Ngài hằng cầu xin Chúa soi sáng cho ngài biết rõ ý Chúa định đoạt cho ngài.

Năm 1563, thánh nhân xin gia nhập Dòng Cát-mê-lô, và được gởi đi học thần học ở Sa-la-măn-ca. Năm 1567, ngài được thụ phong Linh mục, và ít lâu sau được dịp gặp thánh nữ Tê-rê-sa A-vi-la. Thánh nữ mời ngài cộng tác trong việc canh tân dòng Cát-mê-lô. Và ngài đã sẵn sàng trợ giúp thánh nữ.

Thế là thánh nhân bắt đầu một cuộc sống mới đầy gian lao đau khổ, do công cuộc canh tân đem lại cho ngài. Ngài muốn giúp các đan sĩ sống theo luật nguyên thủy của thánh An-bê-tô trong tinh thần khó nghèo khổ hạnh, nhưng nhiều người không chịu tuân theo, và tìm đủ cách chống đối bách hại ngài. Như năm 1577, các đan sĩ chủ trương chước giảm là nhóm "mang giầy" tấn công nhóm "đi chân không" của ngài. Họ bắt giam ngài trong phòng tối và bỏ đói ngài. Ngài phải chịu cảnh đau khổ sỉ nhục, nhưng nhờ đó mà ngài củng cố được lòng tin, tăng cường đức mến và đời sống thần bí của ngài. Và chính vì được chịu đau khổ sỉ nhục vì Chúa như thế, ngài lấy làm vui mầng và hãnh diện tự đặt cho mình tên "Gio-an Thánh giá". Nhưng ít hôm sau, ngài đã trốn thoát qua cửa sổ, và đến trú ngụ tại đan viện ở Bê-a. Trong thời gian ở đây, ngài đã viết quyển sách "Đường lên núi Ca-mê-lô" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài. Ngoài ra ngài còn viết nhiều sách dẫn đường thiêng liêng, với những ý tưởng thật sâu sắc uyên thâm. Chẳng hạn trong quyển "Bài ca thiêng liêng", thánh nhân viết:

"Ôi, chớ gì sau cùng mọi người hiểu biết rằng họ không thể nào đạt tới chiều sâu của các kho tàng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa, nếu trước đó đã không đi vào chiều sâu của lao nhọc, chịu đựng khổ sở nhiều cách, thậm chí phải từ bỏ cả những yên ủi và ước muốn riêng. Linh hồn nào mơ ước sự khôn ngoan đó của Thiên Chúa, thì trước hết phải ao ước đi vào con đường thập giá".

"Vì thế Thánh Phao-lô khuyên nhủ tín hữu Ê-phê-sô: đừng ngã lòng trong khi bị thử thách để trở nên dũng mạnh, được đâm rễ và mọc sâu trong đức mến, hầu có thể hiểu được cùng các thánh thế nào là chiều rộng, chiều cao, chiều dài, chiều sâu, và biết được đức mến của Đức Ki-tô siêu vời cao vượt, để được no đầy trong sự viên mãn của Thiên Chúa".

"Bởi vì cửa dẫn vào kho tàng sung túc khôn ngoan của Thiên Chúa là thập giá, và cửa đó rất hẹp, nhiều người muốn hưởng những hoan lạc mà cửa đó có thể dẫn tới, nhưng rất ít người muốn đi qua cửa đó"

Thánh nhân qua đời ngày 14 tháng 12 năm 1591. Năm 1726, ngài được tôn phong Hiển thánh và Đức Thánh Cha Pi-ô thứ 11 đã tặng ngài danh hiệu Tiến sĩ Hội thánh năm 1926.

Quyết tâm: Hết lòng mến mộ thánh giá, là sẵn lòng chịu mọi sự gian nan khốn khó vì Chúa, theo gương thánh Gioan thánh giá, để được thêm lòng tin cậy mến Chúa.

Lời nguyện:Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh Gioan Linh mục lòng nhiệt thành yêu mến thánh giá và hoàn toàn từ bỏ chính mình. Xin ban cho chúng con hằng biết noi gương sáng của Người, để mai sau được chiêm ngưỡng thánh nhan vinh hiển.
"Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi (Xh 20,4-5) Sách Đệ nhị luật viết thêm: "Vì ngươi đã không nhìn thấy một hình thể nào trong ngày Chúa nói với ngươi từ trong khối lửa ở núi Horeb, cho nên ngươi đừng để mình bị suy đồi, đừng làm một hình ảnh nào, điêu khắc, tượng trưng cho bất cứ vật gì" (Đnl 4,15-16). Đàng khác, tâm trí người thời Cựu ước còn dễ "lẫn lộn" giữa Thiên Chúa và thần linh ngoại giáo nên Chúa phải cấm ngặt. Nhưng dần dần, Chúa cũng cho họ những biểu tượng như "cho đúc con rắn bằng đồng, làm khám chứng thư và các thiên thần kêrubim".
-Để bảo vệ đức tin duy nhất cho tín hữu, Giáo hội dạy: Những kinh không có Imprimatur (được in) của ĐGM địa phương thì không được đọc trong nhà thờ, nhà nguyện giáo xứ, cộng đoàn (theo ý Giáo luật số 827, 4). Nhưng ông bạn thấy không có điều gì trái tín lí, luân lí của Hội thánh như đã học biết, thì có thể đọc riêng như một lời cầu nguyện, nếu hợp với mình. Không thích thì đốt bỏ đi cách tử tế. Dầu sao cũng nên tôn kính hình ảnh đạo.
" Ảnh tượng đã làm phép, đã cũ nát, được đốt hay xé bỏ đi cách trọng kính. Các tranh ảnh, bìa báo in hình Chúa Đức Mẹ chưa làm phép có thể xé bỏ, không phải áy náy (nguyên tắc luân lý). Thực tế: Thế nhưng đối với nhiều người công giáo Việt, vứt bỏ ảnh tượng, xé đi, đốt đi, họ không đành lòng, giữ lại thì nhiều quá, không biết để đâu. Xin đề nghị một giải pháp dung hòa: Những tượng ảnh nào còn dư không dùng tới khi di chuyển sang nhà mới, nên bỏ vào một thùng giấy, dán vài chữ " Ai muốn lấy, mời tự nhiên". Rồi xin phép cha sở, cha quản nhiệm, đem ra để cuối nhà thờ cho những ai cần thì đem về thờ, kính tại nhà họ...
Đáp: Cám ơn ông đã đặt câu hỏi. Có lẽ lu bu nhiều chuyện nên các "linh mục có trách nhiệm" quên nhắc cho giáo dân. Tiện đây, tôi xin nhắc lại những điều tốt đẹp và sinh nhiều ơn ích này: - Điều thuộc đức tin là: "Giáo hội có quyền ban Ân xá". (sách Denzinger giữ các tài liệu của Tòa thánh số: 989,998). - Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha.
Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha. Ân xá có hai loại: Đại xá (tha hết), và Tiểu xá (tha một phần). Mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho mình hoặc nhường lại cho người đã qua đời (Giáo Luật 994). Muốn hưởng ân xá, tín hữu phải có những điều kiện sau:
1. Phải đọc kinh hay làm việc Giáo hội dạy để lãnh ân xá. Trước khi đọc kinh hay làm việc ấy phải giục lòng ăn năn chê ghét dốc lòng chừa mọi tội trọng, tội nhẹ đã phạm Tông huấn Ânxá 26). 2. -Xưng tội ít nhiều ngày trước hoặc sau ngày lãnh đại xá (hiểu là trước sau vài 3 tuần). -Rước lễ chính ngày lãnh đại xá.
Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước. Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu. Trong GHCG, ăn chay kiêng thịt có mục đích và ý nghĩa như sau: