Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi
từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
Vậy nếu cha không hy sinh chết thay cho 1 bạn tù, thì cũng chỉ ít hôm nũa Cha cũng sẽ bị quân Đức giết chết. Nhưng cái chết sau này dù cũng có giá trị tử đạo đấy, nhưng cũng không sao bằng cái chết hy sinh của Cha. Cái chết hy sinh ấy làm nổi bật cái gíá trị của cuộc đời thánh thiện của cha thánh Kolbe.
Đức Mẹ đi tu 15 năm Beatrice, 1 thiếu nữ còn trẻ xinh đẹp. Chị được ơn kêu gọi gia nhập Nữ tu viện ở Pondro, Tây ban Nha. Khi vào dòng, chị được Mẹ Bề Trên và các chị dòng rất yêu mến, vì Beatrice tỏ ra hiền lành, đạo hạnh, chu toàn mọi phận sự được giao phó. Chỉ 1 thời gian sau, chị được giao nhiệm vụ coi sóc nhà thờ, trưng bày hoa nến, đóng mở cửa nhà thờ cho người ta đến kính viếng
Xã
hội ngày càng phát triển , ngày xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó . Còn bây giờ , việc thờ kính cha mẹ đã trở thành lỗi thời . Nhiều đứa con còn
nở nhẫn tâm giết hại cha mẹ mình để có tiền hút chích . Có đứa thì bỏ nhà để đi theo người yêu vì bị cha mẹ phản đối . Có đứa thì bỏ mặt cha mẹ trong viện dưỡng lão , để khỏi lo bệnh tật cho cha mẹ khi về già .Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc ,
vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng,
lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình. Chào bạn , mình không biết bạn là người thế nào , bạn
có còn cha mẹ không. Nếu bạn may mắn vẫn còn cha mẹ , thì bạn hãy trả hiếu cho họ khi còn cơ hội .
Vì người mẹ đã phải mang thai vất
vả 9 tháng 10 ngày mới sinh ra ta. Cắt da xẻ thịt để sinh ra ta chưa đủ
, còn phải lo lắng thức khuya dậy sớm khi ta bệnh tật , lớn lên thì lo càng thêm lo , vì sợ con mình lầm đường lạc bước , hút chích , ăn chơi .
Người cha cũng phải đổ mồ hồi làm lụng để kiếm tiền lo cho gia đình . Nói chung công ơn cha mẹ chúng ta không thể nào đền đáp cho cân xứng . Một mai nếu cha mẹ không còn nữa ,thì chúng ta muốn chăm lo báo đền cũng
không còn kịp nữa, và ta sẽ phải ân hận suốt cuộc đời .
Còn nếu bạn không được may mắn chỉ còn cha hoặc mẹ , thì bạn hãy dồn hết tình thương mà lo cho người còn lại. Nếu bạn là người bất hạnh không còn
cha mẹ , bạn hãy xem những người già cả , đơn độc xung quanh giống như là cha mẹ mà dùng thái độ quan tâm , giúp đỡ đối với họ.
Mời bạn đọc câu chuyện sau đây để thấy được kết quả của người con bất hiếu:
Cái gáo dừa
Tại một thị trấn kia , có một gia đình gồm hai vợ chồng , một đứa con trai và một ông bố già cả. Ông nội của đứa trẻ vì tuổi già sức yếu nên thường xuyên làm bể tô ăn cơm . Vì tình trạng này diễn ra thường xuyên ,
nên người con trai cảm thấy bực bội . Một hôm , người cha đang loay hoay ngồi cạo sạch cái gáo dừa khô . Bỗng nhiên đứa bé chạy đến và hỏi cha nó:
Cha đang làm gì thế . Người cha đáp : "Cha đang làm cái tô bằng gáo dừa để cho ông nội con ăn cơm, vì ông cứ làm bể hoài ". Thời gian qua đi , rồi một ngày kia, người cha thấy đứa con đang lui cui
làm gì . Người cha đến xem , và thấy nó cũng đang cạo sạch gáo dừa . Người cha hỏi : " Con làm gì vậy?"
Đứa con đáp: " Con đang làm
cái tô bằng gáo dừa để khi cha già giống ông nội con cho cha ăn ". Người cha bỗng nhiên thức tỉnh và hối hận về việc làm của mình.
Ý NGHĨA: Chỉ một lời nói ngây thơ của đứa con đã cho thấy hậu quả của sự bất hiếu. Nếu ta sống hiếu thảo với cha mẹ , thì sau này chúng ta cũng được con cái trả hiếu như vậy ." Gieo gì thì sẽ gặt nấy " . Cha mẹ khi già cả thì
thường hay đổi tính , thường khó chịu hơn ,nhiều đứa con đã không chịu nỗi đã bỏ rơi cha mẹ bơ vơ trong viện dưỡng lão. Chúng ta không nên làm như thế ,nếu cha mẹ bệnh tật khó tính ,nhưng chúng ta vẫn chu toàn bổn phận thì đó mới là điều đáng quý.Cha mẹ là món quà quý giá mà Thượng Đế ban cho chúng ta. Ngài giao phó cho cha mẹ nhiệm vụ nuôi dạy để chúng ta trở thành một người tốt có ích cho xã hội. Bổn phận là con cái, chúng ta phải hết lòng hiếu thảo, vâng phục , kính yêu và phụng
dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già
Bạn thân mến, mùa chay năm nay rồi cũng sẽ qua đi, nhưng rồi chúng ta còn lại được gì sau mùa chay thánh này; hoặc với tình hình đại dịch như lúc này, chúng ta đã có cho mình những cảm nghiệm gì về tình yêu thương của Chúa? Còn với tôi, tôi chọn cho mình ba chiếc khẩu trang vừa chắc, vừa bền và an toàn trong suốt mùa chay này, với hy vọng bảo vệ mình khỏi mọi thứ virút tội lỗi; củng cố mối thân tình với Thiên Chúa và tăng thêm tình yêu đối với anh chị em, đặc biệt giữa lúc nguy nan của đại dịch Covid-19 này. Vậy còn bạn thì sao?
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Chị Maria Teresa êm ái trút hơi thở cuối cùng sau khi nói lớn tiếng:
- Lạy Mẹ của con, xin Mẹ đến rước con mang con về Trời với Mẹ. . Lạy Mẹ xin hãy làm như ý Mẹ muốn. . Ôi đẹp quá!
4 năm sau khi Chị Maria Teresa qua đời - năm 1954 - tổng giáo phận Madrid mở án điều tra xin phong chân phước cho Chị. Tháng 6 năm 1983, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) cho công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Chị và từ nay Chị được gọi là ”Đấng Đáng Kính”.
Cách giải thích này thật sự rất hợp lý và rất cảm động. Tôi tin rằng có nhiều người sẵn sàng chấp nhận đau khổ, vì sự đau khổ của họ tiềm ẩn những ý nghĩa cao trọng, họ hạnh diện được đóng góp công sức để tạo nên một bức tranh vô giá do chính bàn tay Thiên Chúa sáng tạo. Tuy nhiên, mấu
chốt đề tài chưa chấm dứt ở đây. Chúng ta đã từng nghe tranh luận gay gắt về câu: Cứu cánh, hay mục đích, biện minh cho phương tiện. Vì mục đích
tối thượng, người ta sẵn sàng ném vào lò lửa chiến tranh biết bao thế hệ tuổi trẻ. Vì những tham vọng cuồng tín u mê, người ta sẵn sàng hy sinh tính mạng, không phải của chính họ, nhưng của rất nhiều thanh niên nhẹ dạ ngây thơ nối gót.
Xin Chúa luôn thương xót, gìn giữ các vị linh mục và tu sĩ nam nữ như giữ gìn con ngươi của Mắt Người. Amen.
Xin quý cha yên tâm và yên lòng vì có rất nhiều người đang cầu nguyện và quan tâm đến quý cha, trong đó có gia đình chúng con ngày đêm cầu khẩn cho quý cha, dù biết mặt, biết tên hay chưa bao giờ biết mặt và biết tên.
Nếu bạn từng nghĩ các hướng dẫn của Giáo hội về việc ăn chay và kiêng khem là quá nghiêm ngặt và khó có thể chịu đựng được, hãy suy ngẫm về sự thương khó của Chúa Giêsu trên thánh giá.
Để hiểu sức mạnh của lời cầu nguyện, chúng ta phải hiểu: Cầu nguyện là gì? Tôi đọc một tờ báo công giáo ngoại quốc, và gặp ở mục hỏi đáp một câu rất hay về cầu nguyện. Đại khái câu hỏi thế này: "Từ lâu con cầu nguyện với Chúa xin một Ơn, mà chẳng thấy Chúa ban cho. Khong biết Chúa có ở đó hay không? Hay là con cầu nguyện với một khoảng trống phi lí." Tôi nhớ câu trả lời của linh mục phụ trách như sau: "Một điều cần đầu tiên là điều cốt tủy mà bạn cần biết: Cầu nguyện là một ơn của Chúa."
Trong thời đại ngày nay, Satan đang trở nên ngày càng hùng mạnh hơn theo cấp nhân lũy thừa nhờ vào vô số tội phạm của con người, và Giáo hội phải đương đầu với quyền lực của nó dù muốn hay không. Satan thường ẩn mình trong biển tối tội lỗi là lầm lạc của con người, như Laviathan trong cựu ước, nhưng thời buổi này nó ngẩng cao đầu bước đi trong những “cơ cấu tội lỗi” hùng mạnh như: nạo phá thai, sách báo phim ảnh khiêu dâm, nô lệ tình dục, tham lam danh lợi và khủng bố.
Ai là tác giả của những lập luận này? Nếu không phải là chính Satan? Satan không còn hiện hình ra nữa, chúng cũng ít khi nhập vào người ta, nhưng còn hơn thế nữa, chúng đang tìm cách thống trị linh hồn, và đây mới là điều phải ghi nhớ hơn cả. Lời thánh Phêrô tông đồ luôn vang vẳng bên tai tôi: “Ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5, 8).
ôi lặng lẽ chiêm ngắm gương mặt Mẹ dịu hiền nơi nhà nguyện nghĩa trang, trước khi hạ huyệt. Trong tâm tình con thảo và nhất là, trong tư cách Linh Mục, tôi thì thầm với Mẹ: “Mẹ à, từ ngày có trí khôn đến giờ, con chưa bao giờ thấy Mẹ lỗi phạm nặng nề một luật nào của Chúa!”
Và tôi hồi tưởng những chặng đường qua của cuộc đời Mẹ.
Mẹ tôi có một đời sống thật gương mẫu. Sở dĩ tôi được làm Linh Mục phần lớn là nhờ công lao của Mẹ hiền.
Mỗi ngày, Mẹ tôi tham dự Thánh Lễ rước lễ, kể cả vào những năm cuối đời, tuổi đã cao. Khi đi cũng như lúc về, Mẹ tôi đều cầm tràng hạt trong tay. Mỗi khi rỗi rãnh, Mẹ thường lần hạt, đọc kinh Mân Côi.
Mẹ tôi rất có lòng bác ái, thương người đến độ mất một con mắt, chỉ vì liều mạng cứu sống một người đàn bà nghèo.
Sau khi nghe bà lão nói thế, bác sĩ Stephen đã không cầm được nước mắt. Ông nói: "Chúa trời mới tuyệt vời làm sao, Ngài không những đã trả lời bà, mà còn đưa bác sĩ Stephen tới tận nhà bà để có thể chữa trị cho cháu trai của bà đấy. Tôi chính là bác sĩ Stephen đây".
Bà lão ngước lên nhìn, dường như không thể tin nổi vào điều kỳ diệu đang diễn ra. Những giọt nước mắt không cầm được cũng rơi trên đôi gò má nhăn nheo của bà.
Đây chỉ là sự trùng hợp tình cờ hay là sự sắp đặt diệu kỳ của tạo hóa? Có lẽ chính niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời và lòng tốt của con người đã giúp họ có được mối nhân duyên cùng sự kết nối tuyệt vời này.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.