Hội nhập
Ghi danh
7:00 SA
Thứ Hai
29
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1845)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5124)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15746)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

DẤU THÁNH GIÁ... GẮN KẾT ĐỜI NGƯỜI KITÔ HỮU...!!!

02 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 20781)

DẤU THÁNH GIÁ... GẮN KẾT ĐỜI NGƯỜI KITÔ HỮU...!!!

Ngoan - Thùy Dương

Chuyện kể cho Teen
Hôm nay bé Thư hỏi ba: Tại sao người ta phải làm dấu Thánh Giá ? làm để làm gì ?

Các bạn con trong trường đâu có ai làm dấu đâu tại sao con phải làm dấu Thánh Giá ? Dấu Thánh Giá có làm cho ma quỷ khiếp sợ như người lớn nói không?

Các con thương! nghe các con hỏi mà ba cứ tưởng mình sống lại thuở ngày xưa, ngày dầu đi học giáo lý để nhận biết Thiên Chúa với biết bao câu hỏi như các con bây giờ.

Dấu Thánh Giá là một cử chỉ thông dụng nhất để tuyên xưng đức tin Kitô Giáo. Làm dấu hình cây thánh giá để nói lên niềm tin vào công cuộc cứu độ loài người mà Chúa Giêsu đã chịu chết trên thập giá như lời giao ước của Thiên Chúa với loài người.

Xướng danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một cách nói lên niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi.
dau_thanh_gia
Hằng ngày chúng ta làm dấu Thánh giá rất nhiều lần. Sáng vừa thức dậy đã làm dấu Thánh giá đọc kinh dâng mình cho Chúa. Đến nhà thờ chúng ta làm dấu Thánh giá trước khi đọc kinh. Mở đầu Thánh lễ bằng dấu Thánh giá long trọng; Kết lễ là dấu Thánh giá nhận phép lành cuối lễ. Ở nhà có rất nhiều người tập thành thói quen trước và sau khi ăn cơm ta đều làm dấu Thánh giá tạ ơn Chúa ban của ăn nuôi sống cho gia đình. Tối trước khi đi ngủ ta làm dấu thánh giá xin Chúa gìn giữ thân xác và linh hồn ta qua đêm bình an. Mỗi khi gặp nguy hiểm ta đều làm dấu Thánh giá xin Chúa cứu ta khỏi mọi sự dữ. Dấu Thánh giá đúng là dấu chỉ của người có đạo, là niềm tin xác tín, và là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa Ba ngôi đối với nhân loại. Tuy làm dấu Thánh giá nhiều lần như thế, nhưng chúng ta có hiểu biết ý nghĩa của dấu Thánh giá không ? Chính vì thế mà các con đã phải lên tiếng hỏi : Dấu Thánh giá có ý nghĩa gì ?

Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã tuyên xưng về dấu Thánh Giá như sau:

“Trước hết, khi vẽ dấu Thánh giá trên thân mình, ta nhớ đến công ơn Chúa Cha đã tạo dựng nên ta. Thân xác và nhất là linh hồn chúng ta không phải tự nhiên mà có. Cây có cội, nước có nguồn. Chính Chúa Cha đã tạo dựng nên ta, cho ta có linh hồn và xác, cho ta có mặt ở đời. Kỳ diệu hơn nữa, Chúa đã dựng nên ta giống hình ảnh Người. Việc này nói lên tình Chúa yêu thương ta thật vô biên. Yêu đến độ tạo dựng nên ta giống như Chúa. Việc này cũng làm ta được vô cùng vinh dự hơn muôn ngàn tạo vật. Vì ta được nâng lên hàng con cái Thiên chúa, ngang hàng với các bậc thần thánh. Cứ suy ngẫm điều này, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào vô cùng.

Thứ đến, khi vẽ dấu Thánh giá trên thân mình, ta nhớ đến công ơn Chúa Con đã cứu chuộc chúng ta. Việc Chúa Con cứu chuộc ta một lần nữa nói lên tình yêu thương vô biên của Thiên chúa. “Chúa Cha yêu thương ta đến nỗi đã ban Con Một của mình cho ta”. Thật là một tình yêu lớn lao không còn có thể yêu hơn được nữa. Chúa Cha yêu ta hơn cả Con Một chí ái của Người. Để Con Một của Người hi sinh xuống thế làm người chịu nạn chịu chết vì ta. Chúa Con yêu thương ta hơn cả bản thân Người. Vì yêu thương ta nên đã bằng lòng hiến mình chịu chết nhục nhã trên cây thập giá. Không còn tình yêu nào lớn lao hơn thế nữa. Đúng như lời Người đã nói : “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hi sinh tính mạng cho bạn hữu”. Nhờ Thánh giá Chúa mà ta được cứu chuộc khỏi tội lỗi. Nhờ Thánh giá Chúa mà ta được khỏi chết để được vào nơi hằng sống với Chúa. Để ta được hạnh phúc, Chúa đã phải chịu khổ đau. Để ta được sống, Chúa đã phải chịu chết. Cứ suy ngẫm điều này ta sẽ thấy tình yêu Chúa lớn lao cao cả là dường nào.

Sau cùng, khi vẽ hình Thánh giá trên thân mình, ta nhớ đến thân xác ta là đền thờ Chúa Thánh Thần. Đền thờ này rất cao trọng vì đã được chính tay Chúa Cha xây dựng nên. Đền thờ này rất giá trị vì đã được tẩy rửa bằng Máu Chúa Con. Đền thờ này rất đáng trân trọng vì đang được Chúa Thánh Thần tô điểm bằng tình yêu. Chúa Thánh Thần là tình yêu sẽ uốn nắn lòng ta cho biết yêu mến Chúa. Chúa Thánh Thần là tình yêu sẽ xua đuổi mọi thứ ghen ghét oán thù ra khỏi trái tim của ta. Chúa Thánh Thần là tình yêu sẽ hoán cải trái tim ta, cất đi trái tim chai đá, ban cho ta trái tim bằng thịt mềm mại biêt yêu thương.”

Các con thân mến!

Dấu thánh giá là á bí tích đầu tiên của Giáo hội Công giáo, đã có từ thời các sứ đồ. Người ta thường làm dấu thánh giá với nước thánh (nước phép), hoặc trong dòng tu khi bước phòng mình. Trong hầu hết các nghi thức của Công giáo thường được bắt đầu bằng việc làm dấu thánh giá.

Dấu thánh giá là một thực hành và là một kinh rất xưa. Chúng ta không có chỉ dẫn nào về điều đó trong Kinh Thánh, nhưng thánh Basil trong thế kỷ thứ tư nói rằng chúng ta học dấu này từ thời các tông đồ và dấu đó được thi hành trong các lần rửa tội. Một số học giả giải thích lời của Thánh Phaolô nói ngài mang những dấu của Chúa Kitô trên thân xác ngài, trong thư Gal 6:17, tức là ngài qui chiếu về dấu thánh giá.

Dấu thánh giá là một dấu chỉ tính môn đệ. Chúa Giêsu nói trong sách Tin Mừng (Luca 9: 23,) "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo." Vậy khi các con làm dấu Thánh Giá chính là lúc các con tuyên bố các con thuộc vào Chúa Kitô. Vì thế dấu thánh giá các con vẽ trên thân thể là một dấu chấp nhận. Dấu đó nhắc lại Chúa Giêsu đã trở thành con người và đã chịu đau khổ vì chúng ta và chúng ta tham gia trong sự đau khổ của Chúa Kitô.

Dấu thánh giá là một sự tuyên bố chống lại quỉ dữ. Khi các con làm dấu Thánh Giá trên mình, các con tuyên bố với quỉ dữ, "Đừng đụng vào tôi. Tôi thuộc về Chúa Kitô, Người là sự bảo vệ cho tôi." Dấu đó vừa là sự tấn công vừa là sự bảo vệ cho các con cái Thiên Chúa.

Các con thương !

Thánh Cyril thành Jerusalem (thế kỷ thứ IV) đã viết: "Chúng ta tuyên xưng Thập Giá Chúa Giêsu trước sự run sợ của thần dữ. Vì thế đừng hổ thẹn về Thập Giá Đức Kitô. Việc làm dấu Thánh Giá trên trán sẽ khiến thần dữ run rẩy tránh xa. Hãy làm dấu Thánh Giá khi bạn ăn hay uống, khi bạn ngồi, nằm hay khi thức dậy, khi bạn nói, khi bạn đi, trong lời nói và trong mỗi hành động".

Khi làm dấu Thánh giá chúng ta nói: "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, Amen". Qua hành động ấy, chúng ta chứng tỏ mình như sau:

Xác tín Kinh Tin Kính một cách ngắn gọn.

Nhắc nhớ mình rằng qua bí tích Rửa Tội, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa.

Ý định đổi mới con người mình là trở thành môn đệ của Đức Kitô và học biết cũng như nên giống Đức Kitô hơn.

Chúng ta tuyên xưng đức tin của mình vào sự phục sinh vinh hiển của Đức Kitô trong cuộc sống hằng ngày.

Công nhận dấu Thánh Giá dấu chỉ của mọi phúc lành.

Xin ba ngôi Thiên Chúa qua dấu Thánh Giá mà chúng con tuyên xưng gìn giữ các con luôn mãi trong hồng ân. Mến chúc các con qua tìm hiểu biết dấu Thánh Giá mà sống biết Thiên Chúa và giữ lời ngài.

“In the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit” Amen

Thương các con
Orange County ngày 8 tháng 10 năm 2012

18 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 24252)
Vâng, đối với tôi, sức mạnh của lời cầu nguyện là sự bình an tôi cảm nhận được. Trừ quỷ? tôi chẳng biết gương mặt quỷ thế nào, có ghê rợn đến mức khiến cho ai nhìn cũng thấy kinh hoàng, sợ hãi? Nhưng tôi sợ hãi thực sự khi tôi cảm thấy bất an và những lúc như thế, sự hiện diện của Chúa sẽ là cứu cánh cho tôi, theo nhiều cách thức khác nhau.
17 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 20542)
Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có. Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi . Chúng ta thành danh, đi làm, hiển nhiên, bắt đầu gây dựng sự giàu có. Tôi nghĩ, khi giàu sang và có cơ hội đến, các em nên nhớ, tất cả những thứ này không thuộc về chúng ta . Chúng ta không thật sự sở hữu và có quyền hành . Những thứ này là quà tặng của Thượng Đế.
14 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 23968)
... Còn Chúa Giê-su thì dạy các môn đệ : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta”(Mt 7,12). Ngòai ra Người cũng dạy chúng ta tôn trọng sự thật : “CÓ thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).
13 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 20433)
... Nhưng hành đông cuả anh DePrimo không khỏi lọt vào ống kính cuả một du khách từ xa đến. Bà Jennifer Foster, ở thành phố Florence, tiểu bang Arizona đang đi chơi NYC và bà đã lấy máy điện thoại cuả mình để chụp cảnh người cảnh sát và người vô gia cư.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21329)
Biển Đức: Tiếng phiên âm của tên riêng Benedicti trong tiếng La Tinh hay Benedict trong tiếng Anh. Thánh Benedict lập ra dòng có tên quốc tế là Ordo Sancti Benedicti hay Order of St. Benedict, viết tắt là O.S.B. được dịch ra tiếng Việt là Dòng Biển Đức. Năm 1936 dòng Biển Đức thiết lập đan viện đầu tiên tại Đà Lạt. Người Trung Quốc phiên âm từ Benedict là 本篤 [běndǔ], Hán Việt đọc là Bản Đốc. Theo truyền thống, các tu sĩ dòng này thường thêm ba mẫu tự O.S.B. vào sau tên mình. Đan Sĩ: Hoàng Thanh Trương, O.S.B.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21196)
.. Quà đích thực là khi gói lại, nó ôm trọn cả một tấm lòng, làm cho người nhận phải bâng khuâng xúc động. Vì thế hạnh phúc ngập tràn nơi người nhận lẫn cả người cho. Nhiều người thường viết thư cho nhau như một cách thế muốn nói lên sự hiện diện của chính mình trong những hoàn cảnh xa xôi không thể đến bên nhau. Vì thế, nhận một cánh thư là nhận cả một sự hiện diện. Nhận một món quà là nhận cả một mùa yêu thương . ... Giá lạnh của kiếp sống, khắc khoải băn khoăn của chuỗi ngày tha hương. Những hiu hắt đơn côi và nỗi đau câm nín của đời người đã âm thầm xây nên một Bêlem rồi.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21474)
Đời sống ta quá lo lắng bon chen nên thiếu chiều sâu nội tâm. Hôm nay ta hãy nghe lời Thánh Gioan Tiền Hô dạy, biết ăn năn sám hối trở về với Chúa. Biết rửa sạch tội lỗi. Biết đổi mới tâm hồn bằng cuộc sống đi vào nội tâm. Tìm những giờ phút thanh vắng cô tịch để lắng nghe tiếng Chúa. Sống đơn sơ khiêm nhường để nên giống Chúa. Muốn được như thế ta phải chiến đấu để từ bỏ ý riêng. Chúa đã đến ở đầu đường. Ta chưa nhìn thấy chỉ vì con đường tâm hồn còn lồi lõm quanh co. khi nào ta cắt bỏ được hết những lồi lõm quanh co trong tâm hồn, ta sẽ được thấy Chúa.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22278)
Nơi chúng ta đã có những con đường quanh co trong tâm hồn là sự gian tham, lừa lọc, mưu mô. Cần phải được uốn cho thẳng bằng lối sống chân tình, chân phương, chân thật, chân thành. Có những con đường lồi lõm trong tâm hồn là sự ích kỷ, hận thù, tham vọng, thành kiến, ngộ nhận, tự ái, mặc cảm cần phải san phẳng bằng sự cảm thông, tha thứ, hoà giải, chia sẻ, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Có những con đường trong tâm hồn đã xuất hiện núi đồi, gò nổng là sự kiêu căng, ngạo ngược phải được bạt xuống bằng thái độ khiêm tốn, chấp nhận, cởi mở. Quan trọng hơn hết là mở con đường thật lòng sám hối tất cả, dứt bỏ tội lỗi của mình để con người đến với Thiên Chúa hay đúng hơn để Chúa có thể đến với chúng ta cách dễ dàng.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 23177)
... Chiếc lá đã tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, nó đã sống hết mình vì điều đó, nhưng giờ đây nó đã già, nó đang tiếc nuối đi những năm tháng của tuổi trẻ. Nó muốn tiếp tục cuộc sống ...
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 25269)
Một nữ y tá đã ghi lại những hối tiếc thường thấy nhất ở những người sắp chết, trong số đó có câu "Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn". Bạn sẽ hối tiếc nhất về cái gì nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời.