Hội nhập
Ghi danh
12:51 CH
Thứ Bảy
4
Tháng Năm
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1935)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5159)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15787)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

THƯƠNG CẢM

09 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 20120)

THƯƠNG CẢM

Walter Payton là một trong những cầu thủ nổi tiếng của đội dã cầu Chicago Bears. Ở Chicago, ông thường được gọi là “Sweetness” và cũng là một trong những cầu thủ giỏi nhất chơi cho đội Bears. Về phương diện cá tính cũng như nghề nghiệp, ông xứng đáng với cái tên “Sweetness.” Ông mất sớm, và sau khi từ trần không lâu, một bà trước đây ở Chicago gửi một lá thư cho tờ Dallas Morning News. Bà kể khi tham dự một cuộc triển lãm xe hơi ở Chicago, ông Walter Payton đang đứng trên một cái bục, ký tên lưu niệm. Một bé trai, khoảng 12 tuổi, đưa cho người giúp việc một trái banh dã cầu mà em đã đem theo từ nhà để được ông Payton ký tên vào đó. Ông Payton ký tên, ném trái banh xuống cho bé trai này, và tiếp tục ký tên lưu niệm. Ông không thấy rằng một thiếu niên cao lớn khác đã chụp lấy trái banh này và lẻn ra khỏi đám đông. Em bé trai ôm mặt khóc. Một phụ nữ đứng cạnh đó đã len qua đám đông để lưu ý người giúp việc về sự kiện xảy ra. Ông này đã nói lại cho ông Payton biết về sự việc và ông Payton đã gọi em bé trai đến. Ông hỏi tên và địa chỉ của em và cho biết ông sẽ gửi cho em một trái dã cầu có chữ ký của ông. Người phụ nữ viết thư cho tờ báo đó nói: Tôi chưa bao giờ được thấy nước mắt trở thành một nụ cười tươi rói sau khi em bắt tay ông Payton. Bà kết luận: Tôi tin rằng ông Payton không chỉ là “Mr. Sweetness” ở ngoài sân banh, nhưng còn trong mọi khía cạnh của cuộc đời ngắn ngủi của ông. (Lorraine Rukavina, Carrollton, Texas)

chua_thuong-contentTrong một cách nào đó, tôi nghĩ rằng câu chuyện này cho chúng ta một cái nhìn về loại người của ông Walter Payton hơn là tất cả những thành tích thể thao của ông. Nó cho thấy ông là một người có tâm tình và lòng thương cảm. Nó cho thấy ông là một người có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Nó cho thấy ông là một người không chỉ thông cảm được sự đau khổ của người khác nhưng còn sẵn sàng thi hành điều gì đó cho sự đau khổ đó. Nói tóm, nó cho thấy ông là loại người mà Đức Giêsu đã là và đã từng dậy dỗ các môn đệ: một con người biết thương cảm.

Việc phục hồi sự sống cho người con trai duy nhất của bà góa nghèo trong bài Phúc Âm hôm nay chỉ là một trong nhiều thí dụ về sự thương cảm đầy dẫy trong cuộc đời của Đức Giêsu. Đó là một trong những nghĩa cử thúc giục Đức Giêsu đến với người khác và chữa lành cho họ. Về điểm này, Donald Senior, một học giả Kinh Thánh, viết: Các Phúc Âm cho thấy rõ ràng rằng sự thương cảm là một động lực đằng sau công việc chữa lành của Đức Giêsu. Sự thương cảm đã thúc giục Đức Giêsu chạm đến người cùi và chữa họ lành. (Mc 1:15-21). Sự thương cảm với cái đói của đám đông đã khiến Người nuôi họ ăn. (Mt 14:14). Sự thương cảm… khiến Người chiêu mộ các môn đệ để thi hành cùng một sứ vụ này. (Mt 9:36). Và sự thương cảm bà góa thành Nain đã đưa Đức Giêsu đến việc phục hồi sự sống con trai của bà. (Lc 7:13).

Điều đó đưa chúng ta đến một điểm quan trọng về các phép lạ chữa lành của Đức Giêsu. Sự chữa lành người mù, sự chữa lành người điếc, sự phục hồi sự sống cho con trai bà góa – đây không chỉ là các dấu hiệu về lòng thương cảm của Đức Giêsu nhưng còn là dấu chỉ của một số điều khác nữa.

Đôi mắt sáng của người mù rồi cũng sẽ mờ dần với tuổi tác. Thính giác rõ ràng của người điếc cũng sẽ mờ dần. Và con trai bà góa sau cùng cũng sẽ chết khi đến tuổi già. Vậy, điều gì quan trọng hơn, và bền vững hơn? Đó là các dấu chỉ cho người ta biết Đức Giêsu là ai và Người đến thế gian để làm gì. Đó là các dấu chỉ, đã được báo trước bởi các ngôn sứ, đó là Đức Giêsu là Đấng Mêsia được mong đợi từ lâu. Đó là các dấu chỉ rằng Đức Giêsu đang khai mở Vương Quốc Thiên Chúa mà đã được mong đợi từ lâu. Việc chữa lành người mù là một dấu chỉ cho dân chúng thời Đức Giêsu thấy được ánh sáng của một ngày mới. Việc chữa lành người điếc là một dấu chỉ để họ mở tai lắng nghe những gì Đức Giêsu nói. Việc phục hồi sự sống cho con trai bà góa là một dấu chỉ là họ phải tái sinh và bắt đầu một cuộc đời mới trong Vương Quốc Thiên Chúa.

Các phép lạ của Đức Giêsu là “tiếng báo động” trong lịch sử, nó làm chói tai những người thờ ơ lãnh đạm. Đó là các dấu chỉ của sự ngự đến của Vương Quốc Thiên Chúa. Và Vương Quốc này là gì? Đó là một trật tự mới, trong đó tình thương sẽ thay thế hận thù, sự lưu tâm sẽ thay thế sự vô tâm, ánh sáng sẽ thay thế tối tăm, và sự sống sẽ thay thế sự chết.

Người đàn ông vô gia cư, người phụ nữ khát nước, trẻ em trần truồng, các tù nhân – giờ đây những người này sẽ tìm thấy một người bạn và người giúp đỡ, mà trước đây họ chỉ thấy người xa lạ, đi ngang qua họ như con tầu trong đêm tối. Trật tự mới này sẽ tiếp tục. Người Kitô chúng ta được kêu gọi để tiếp tục các phép lạ của Chúa Giêsu, và trở nên các dấu chỉ hy vọng, cùng nhau hoạt động để biến đổi thế giới chúng ta với tình thương và sự lưu tâm. Trong phương cách cá biệt của chính chúng ta, chúng ta sẽ là người biết thương cảm, hàng ngày thi hành loại công việc mà ông Payton đã thi hành trong câu chuyện ở trên.

 

Trong những lời được cho là của Thánh Têrêsa Avila: Đức Kitô giờ đây không có thân xác, nhưng có thân xác của chúng ta, không có đôi tay nhưng có đôi tay của chúng ta, không có chân nhưng có đôi chân của chúng ta. Đôi mắt của chúng ta là đôi mắt mà qua đó lòng thương cảm của Đức Kitô nhìn đến thế giới. Đôi chân của chúng ta là đôi chân mà trên đó Người bước đi để thi hành các việc tốt lành. Đôi tay của chúng ta là đôi tay mà qua đó Người tiếp tục thi hành các phép lạ trong thế giới chúng ta.

LM Mark Link

18 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 24304)
Vâng, đối với tôi, sức mạnh của lời cầu nguyện là sự bình an tôi cảm nhận được. Trừ quỷ? tôi chẳng biết gương mặt quỷ thế nào, có ghê rợn đến mức khiến cho ai nhìn cũng thấy kinh hoàng, sợ hãi? Nhưng tôi sợ hãi thực sự khi tôi cảm thấy bất an và những lúc như thế, sự hiện diện của Chúa sẽ là cứu cánh cho tôi, theo nhiều cách thức khác nhau.
17 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 20608)
Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có. Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi . Chúng ta thành danh, đi làm, hiển nhiên, bắt đầu gây dựng sự giàu có. Tôi nghĩ, khi giàu sang và có cơ hội đến, các em nên nhớ, tất cả những thứ này không thuộc về chúng ta . Chúng ta không thật sự sở hữu và có quyền hành . Những thứ này là quà tặng của Thượng Đế.
14 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 24018)
... Còn Chúa Giê-su thì dạy các môn đệ : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta”(Mt 7,12). Ngòai ra Người cũng dạy chúng ta tôn trọng sự thật : “CÓ thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).
13 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 20494)
... Nhưng hành đông cuả anh DePrimo không khỏi lọt vào ống kính cuả một du khách từ xa đến. Bà Jennifer Foster, ở thành phố Florence, tiểu bang Arizona đang đi chơi NYC và bà đã lấy máy điện thoại cuả mình để chụp cảnh người cảnh sát và người vô gia cư.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21368)
Biển Đức: Tiếng phiên âm của tên riêng Benedicti trong tiếng La Tinh hay Benedict trong tiếng Anh. Thánh Benedict lập ra dòng có tên quốc tế là Ordo Sancti Benedicti hay Order of St. Benedict, viết tắt là O.S.B. được dịch ra tiếng Việt là Dòng Biển Đức. Năm 1936 dòng Biển Đức thiết lập đan viện đầu tiên tại Đà Lạt. Người Trung Quốc phiên âm từ Benedict là 本篤 [běndǔ], Hán Việt đọc là Bản Đốc. Theo truyền thống, các tu sĩ dòng này thường thêm ba mẫu tự O.S.B. vào sau tên mình. Đan Sĩ: Hoàng Thanh Trương, O.S.B.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21271)
.. Quà đích thực là khi gói lại, nó ôm trọn cả một tấm lòng, làm cho người nhận phải bâng khuâng xúc động. Vì thế hạnh phúc ngập tràn nơi người nhận lẫn cả người cho. Nhiều người thường viết thư cho nhau như một cách thế muốn nói lên sự hiện diện của chính mình trong những hoàn cảnh xa xôi không thể đến bên nhau. Vì thế, nhận một cánh thư là nhận cả một sự hiện diện. Nhận một món quà là nhận cả một mùa yêu thương . ... Giá lạnh của kiếp sống, khắc khoải băn khoăn của chuỗi ngày tha hương. Những hiu hắt đơn côi và nỗi đau câm nín của đời người đã âm thầm xây nên một Bêlem rồi.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21533)
Đời sống ta quá lo lắng bon chen nên thiếu chiều sâu nội tâm. Hôm nay ta hãy nghe lời Thánh Gioan Tiền Hô dạy, biết ăn năn sám hối trở về với Chúa. Biết rửa sạch tội lỗi. Biết đổi mới tâm hồn bằng cuộc sống đi vào nội tâm. Tìm những giờ phút thanh vắng cô tịch để lắng nghe tiếng Chúa. Sống đơn sơ khiêm nhường để nên giống Chúa. Muốn được như thế ta phải chiến đấu để từ bỏ ý riêng. Chúa đã đến ở đầu đường. Ta chưa nhìn thấy chỉ vì con đường tâm hồn còn lồi lõm quanh co. khi nào ta cắt bỏ được hết những lồi lõm quanh co trong tâm hồn, ta sẽ được thấy Chúa.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22364)
Nơi chúng ta đã có những con đường quanh co trong tâm hồn là sự gian tham, lừa lọc, mưu mô. Cần phải được uốn cho thẳng bằng lối sống chân tình, chân phương, chân thật, chân thành. Có những con đường lồi lõm trong tâm hồn là sự ích kỷ, hận thù, tham vọng, thành kiến, ngộ nhận, tự ái, mặc cảm cần phải san phẳng bằng sự cảm thông, tha thứ, hoà giải, chia sẻ, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Có những con đường trong tâm hồn đã xuất hiện núi đồi, gò nổng là sự kiêu căng, ngạo ngược phải được bạt xuống bằng thái độ khiêm tốn, chấp nhận, cởi mở. Quan trọng hơn hết là mở con đường thật lòng sám hối tất cả, dứt bỏ tội lỗi của mình để con người đến với Thiên Chúa hay đúng hơn để Chúa có thể đến với chúng ta cách dễ dàng.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 23259)
... Chiếc lá đã tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, nó đã sống hết mình vì điều đó, nhưng giờ đây nó đã già, nó đang tiếc nuối đi những năm tháng của tuổi trẻ. Nó muốn tiếp tục cuộc sống ...
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 25333)
Một nữ y tá đã ghi lại những hối tiếc thường thấy nhất ở những người sắp chết, trong số đó có câu "Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn". Bạn sẽ hối tiếc nhất về cái gì nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời.