Hội nhập
Ghi danh
7:37 CH
Thứ Ba
7
Tháng Năm
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 2019)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5182)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15818)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

25 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22755)
Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

 Bài của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI Đan Quang Tâm dịch  

Giáng sinh là một thời gian vui vẻ hân hoan và một dịp để suy tư sâu sắc, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói “Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” là câu trả lời của Đức Giêsu khi được hỏi về việc đóng thuế. Dĩ nhiên, những kẻ hỏi Người đang dgh_benedicto_xvi-contentgài bẫy Người. Họ muốn buộc Người phải đứng về phía nào trong cuộc tranh luận chính trị nảy lửa về việc cai trị của Rôma tại đất nước Israel.
Cái bẫy nằm ở chỗ này: Nếu Đức Giêsu quả thực là Đấng Mêsia được mong đợi từ lâu, thì Người chắc chắn sẽ chống lại những kẻ thống trị Rôma. Cho nên câu hỏi đã được suy tính nhằm làm cho Đức Giêsu phải lộ diện như một mối đe dọa đối với chế độ hoặc như một kẻ lừa đảo. 

Câu trả lời của Đức Giêsu khéo léo chuyển cuộc tranh luận lên một bình diện cao hơn, nhẹ nhàng khuyến cáo đừng có chính trị hóa tôn giáo lẫn thần thánh hóa quyền lực nhất thời, để mà mê mải tìm kiếm của cải. Những kẻ đang nghe Người nói cần được nhắc nhở rằng Đấng Mêsia không phải là Xêda, và Xêda không phải là Thiên Chúa. Vương quốc mà Đức Giêsu đã đến để thiết lập thuộc về một lĩnh vực hoàn toàn cao hơn. Như Người đã bảo Phongxiô Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này”. 

Những câu truyện Giáng sinh trong Tân ước nhằm chuyển tải một sứ điệp tương tự. Đức Giêsu sinh vào thời có chiếu chỉ “kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ” của Xêda Augúttô, vị hoàng đế nổi tiếng với việc mang Pax Romana (nền hòa bình của đế quốc Rôma – người dịch) đến các vùng đất dưới quyền thống trị Rôma. Thế nhưng, hài nhi này, được sinh ra ở một góc hẻo lánh và xa xôi của đế quốc, sẽ cống hiến cho thế giới một nền hòa bình lớn lao hơn nhiều, có phạm vi thực sự mang tính hoàn vũ và vượt trên mọi giới hạn về không gian và thời gian. Đức Giêsu được trình bày với chúng ta như người thừa kế của Vua Đavít, thế nhưng sự giải thoát mà Người mang lại cho dân Người lại không phải về việc đánh đuổi quân thù; sự giải thoát của Người là về việc chiến thắng vĩnh viễn tội lỗi và sự chết. Việc Đức Kiô giáng sinh thách thức ta đánh giá lại các ưu tiên của ta, các giá trị của ta, chính cách sống của ta.

Hiển nhiên Giáng sinh là một khoảng thời gian để ta vui vẻ hân hoan, nhưng đó cũng là một dịp để ta suy tư sâu sắc, thậm chí để ta vấn tâm xét mình. Vào cuối một năm rất khó khăn về kinh tế đối với nhiều người, ta có thể học được gì từ cảnh khiêm hạ, nghèo khó, đơn sơ của hang Bêlem? Giáng sinh có thể là thời gian để ta học đọc Tin Mừng, học biết Đức Giêsu không những chỉ là hài nhi nơi máng cỏ, mà còn là hài nhi trong đó ta nhận ra Thiên Chúa đã làm người. Chính nơi Tin Mừng các Kitô hữu tìm thấy nguồn linh hứng cho cuộc sống hàng ngày của mình và tham gia các việc trần thế – cho dù tại Quốc hội hay thị trường chứng khoán. Người Kitô hữu không được xuất thế xa lánh thế gian; họ cần nhập thế.
Thế nhưng việc họ tham gia chính trị và kinh tế cần phải vượt lên trên mọi hình thái ý thức hệ. 

Người Kitô hữu đấu tranh chống nghèo đói, xuất phát từ sự nhìn nhận phẩm giá tối cao của mỗi con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được dành ban cho sự sống đời đời. Họ cộng tác nhằm cchuahainhi01-contenthia sẻ công bằng hơn các tài nguyên của trái đất, xuất phát từ niềm tin rằng – với tư cách người quản lý các tạo thành của Thiên Chúa – chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc những người yếu nhất và dễ bị thương tổn nhất. Các Kitô hữu chống lại sự tham lam và bóc lột, xuất phát từ niềm xác tín rằng sống quảng đại và yêu thương vô vị kỷ, như Đức Giêsu Thành Nazareth đã dạy và đã sống, là con đường dẫn đến sự sống viên mãn. Niềm tin vào vận mệnh siêu việt của mỗi người khiến cho công tác cổ vũ hòa bình và công lý cho mọi người trở nên khẩn cấp. Vì các mục tiêu này được biết bao người chia sẻ, nên việc hợp tác sinh hoa kết quả giữa các Kitô hữu và những người khác là điều có thể thực hiện được. Thế nhưng người Kitô hữu chỉ trả lại cho Xêda những gì thuộc về Xêda, chứ không phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Trong lịch sử, đôi khi người Kitô hữu không thể tuân thủ những đòi hỏi của Xêda. Từ thói tôn thờ hoàng đế thời cổ đại Rôma đến những chế độ toàn trị trong thế kỷ qua, các Xêda đã cố chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa. 

Khi người Kitô hữu từ chối cúi mình trước các thần ngụy tạo được đề xuất thời nay, thì điều đó không xuất phát từ một thế giới quan cũ mèm. Sở dĩ như vậy là vì họ hoàn toàn tự do thoát khỏi những kiềm tỏa của ý thức hệ, và được linh hứng bởi tầm nhìn về vận mệnh con người, cao quý đến nỗi họ không thể nào thỏa hiệp với bất kỳ điều gì đe dọa tầm nhìn đó. 

Tại Ý, người ta dựng nhiều cảnh hang Bêlem nổi bật trước hậu cảnh các phế tích dinh thự Rôma thời cổ đại. Điều này cho thấy sự ra đời của hài nhi Giêsu đã đánh dấu sự kết thúc trật tự cũ, thế giới ngoại giáo, trong đó các yêu cầu của Xêda hầu như không thể tranh cãi được.
Bây giờ đã có một vì vua mới, vị vua này không cậy vào sức mạnh của vũ khí, nhưng dựa vào sức mạnh của tình yêu. Người mang hy vọng đến cho tất cả những ai, cũng giống như Người, đang sống bên lề xã hội. Người mang hy vọng đến cho tất cả những người dễ bị thương tổn trước các biến động kinh tế của một thế giới bấp bênh.
Từ máng cỏ, Đức Kitô kêu gọi chúng ta hãy sống như những công dân của nước trời do Người lập, một vương quốc mà tất cả các người thiện chí đều có thể góp phần xây dựng tại đây, trên trái đất. 

Tác giả là Giám mục Rôma và tác giả “Đức Jesus Thành Nazareth: Các Trình Thuật Thời Thơ Ấu” 

Đan Quang Tâm dịch 


18 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 24328)
Vâng, đối với tôi, sức mạnh của lời cầu nguyện là sự bình an tôi cảm nhận được. Trừ quỷ? tôi chẳng biết gương mặt quỷ thế nào, có ghê rợn đến mức khiến cho ai nhìn cũng thấy kinh hoàng, sợ hãi? Nhưng tôi sợ hãi thực sự khi tôi cảm thấy bất an và những lúc như thế, sự hiện diện của Chúa sẽ là cứu cánh cho tôi, theo nhiều cách thức khác nhau.
17 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 20624)
Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có. Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi . Chúng ta thành danh, đi làm, hiển nhiên, bắt đầu gây dựng sự giàu có. Tôi nghĩ, khi giàu sang và có cơ hội đến, các em nên nhớ, tất cả những thứ này không thuộc về chúng ta . Chúng ta không thật sự sở hữu và có quyền hành . Những thứ này là quà tặng của Thượng Đế.
14 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 24046)
... Còn Chúa Giê-su thì dạy các môn đệ : “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta”(Mt 7,12). Ngòai ra Người cũng dạy chúng ta tôn trọng sự thật : “CÓ thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).
13 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 20513)
... Nhưng hành đông cuả anh DePrimo không khỏi lọt vào ống kính cuả một du khách từ xa đến. Bà Jennifer Foster, ở thành phố Florence, tiểu bang Arizona đang đi chơi NYC và bà đã lấy máy điện thoại cuả mình để chụp cảnh người cảnh sát và người vô gia cư.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21385)
Biển Đức: Tiếng phiên âm của tên riêng Benedicti trong tiếng La Tinh hay Benedict trong tiếng Anh. Thánh Benedict lập ra dòng có tên quốc tế là Ordo Sancti Benedicti hay Order of St. Benedict, viết tắt là O.S.B. được dịch ra tiếng Việt là Dòng Biển Đức. Năm 1936 dòng Biển Đức thiết lập đan viện đầu tiên tại Đà Lạt. Người Trung Quốc phiên âm từ Benedict là 本篤 [běndǔ], Hán Việt đọc là Bản Đốc. Theo truyền thống, các tu sĩ dòng này thường thêm ba mẫu tự O.S.B. vào sau tên mình. Đan Sĩ: Hoàng Thanh Trương, O.S.B.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21283)
.. Quà đích thực là khi gói lại, nó ôm trọn cả một tấm lòng, làm cho người nhận phải bâng khuâng xúc động. Vì thế hạnh phúc ngập tràn nơi người nhận lẫn cả người cho. Nhiều người thường viết thư cho nhau như một cách thế muốn nói lên sự hiện diện của chính mình trong những hoàn cảnh xa xôi không thể đến bên nhau. Vì thế, nhận một cánh thư là nhận cả một sự hiện diện. Nhận một món quà là nhận cả một mùa yêu thương . ... Giá lạnh của kiếp sống, khắc khoải băn khoăn của chuỗi ngày tha hương. Những hiu hắt đơn côi và nỗi đau câm nín của đời người đã âm thầm xây nên một Bêlem rồi.
11 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 21553)
Đời sống ta quá lo lắng bon chen nên thiếu chiều sâu nội tâm. Hôm nay ta hãy nghe lời Thánh Gioan Tiền Hô dạy, biết ăn năn sám hối trở về với Chúa. Biết rửa sạch tội lỗi. Biết đổi mới tâm hồn bằng cuộc sống đi vào nội tâm. Tìm những giờ phút thanh vắng cô tịch để lắng nghe tiếng Chúa. Sống đơn sơ khiêm nhường để nên giống Chúa. Muốn được như thế ta phải chiến đấu để từ bỏ ý riêng. Chúa đã đến ở đầu đường. Ta chưa nhìn thấy chỉ vì con đường tâm hồn còn lồi lõm quanh co. khi nào ta cắt bỏ được hết những lồi lõm quanh co trong tâm hồn, ta sẽ được thấy Chúa.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22380)
Nơi chúng ta đã có những con đường quanh co trong tâm hồn là sự gian tham, lừa lọc, mưu mô. Cần phải được uốn cho thẳng bằng lối sống chân tình, chân phương, chân thật, chân thành. Có những con đường lồi lõm trong tâm hồn là sự ích kỷ, hận thù, tham vọng, thành kiến, ngộ nhận, tự ái, mặc cảm cần phải san phẳng bằng sự cảm thông, tha thứ, hoà giải, chia sẻ, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Có những con đường trong tâm hồn đã xuất hiện núi đồi, gò nổng là sự kiêu căng, ngạo ngược phải được bạt xuống bằng thái độ khiêm tốn, chấp nhận, cởi mở. Quan trọng hơn hết là mở con đường thật lòng sám hối tất cả, dứt bỏ tội lỗi của mình để con người đến với Thiên Chúa hay đúng hơn để Chúa có thể đến với chúng ta cách dễ dàng.
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 23272)
... Chiếc lá đã tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, nó đã sống hết mình vì điều đó, nhưng giờ đây nó đã già, nó đang tiếc nuối đi những năm tháng của tuổi trẻ. Nó muốn tiếp tục cuộc sống ...
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 25358)
Một nữ y tá đã ghi lại những hối tiếc thường thấy nhất ở những người sắp chết, trong số đó có câu "Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn". Bạn sẽ hối tiếc nhất về cái gì nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời.