Hội nhập
Ghi danh
12:28 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1798)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5110)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15727)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Nhớ về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

01 Tháng Giêng 20236:51 CH(Xem: 2267)

Duc giao hoang Bien Duc
Cả Giáo Hội và thế giới đau buồn trước thông tin Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ trần, ngày 31 tháng 12 năm 2022. 

Một ngày cuối cùng của năm, để ngài bước qua một đời sống mới trên Thiên Quốc. Cảm ơn Thiên Chúa đã gửi ngài đến với Giáo hội trong hoàn cảnh đặc biệt.

Duc giao hoang Bien Duc tre tho


Là một thần học gia nổi tiếng, là vị Giáo Hoàng tài giỏi tốt lành, ngài đã dành cả đời phụng sự Thiên Chúa trong Giáo hội. Nhớ về ngài, chúng ta chắc hẳn không thể kể hết ra đây những câu chuyện buồn vui, những cống hiến quan trọng của ngài góp phần thay đổi lịch sử của Giáo Hội và thế giới.

 

Ngày 16 tháng 4 năm 1927 Joseph Aloisius Ratzinger mở mắt chào đời tại Đức. Sau thời gian phục vụ trong quân đội, ngài đi tu và được thụ phong linh mục năm 1951.

Duc Giao hoang Bien Duc khi tre


Sau đó ngài dạy học, lúc 35 tuổi ngài đã rất nổi tiếng trên thế giới về thần học và trở thành cố vấn Thần Học cho Tòa Thánh tại Công Đồng Vatican II.

Cha Ratzinger được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Munich và Freising năm 1977. Cũng trong năm này, ngài được phong chức hồng y.

Bốn năm sau, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức Tin.

Ngày thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mất, người ta đồn đoán ngài sẽ là vị giáo hoàng tiếp theo. Tin ấy đã thành hiện thực ngày 19 tháng 4 năm 2005.
Giây phút đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng, ngài nói với dân Chúa: Tôi chỉ là người thợ tầm thường trong vườn nho của Thiên Chúa. Quan trọng là Thiên Chúa bù đắp cho những thiếu xót của tôi. Tôi tin tưởng vào lời cầu nguyện của anh chị em. Thiên Chúa và Mẹ Maria sẽ bầu cử cho tất cả chúng ta.”

Duc giao hoang Bien Duc 3

Thế là suốt những năm Giáo Hoàng của ngài, chúng ta chứng kiến nhiều biến động trong Giáo hội. Với tài năng và sự thánh thiện của mình, ngài đã nỗ lực canh tân, giảng dạy và bảo vệ các truyền thống, các giá trị giáo lý Công giáo.

Là cộng tác viên thân tín của ĐGH Bênêđictô XVI, cha Federico Lombardi SJ kể cho chúng ta về những kỷ niệm đáng nhớ giữa ngài với ĐGH Bênêđictô:

“Chắc chắn tôi đã tham gia sâu sát trong những sự kiện của triều đại giáo hoàng Bênêđictô, bao gồm cả những thách đố lớn nhất mà ngài phải đối diện. Tôi phải nói rằng những lúc Giáo hội chịu đựng thách đố trong thời kỳ khó khăn mà ĐTC đã đối diện với lòng can đảm và nhiệt thành lớn nhất.


 Ví dụ, chúng ta có thể nhớ đến những cuộc tranh luận về Hồi giáo, các khủng hoảng trong Giáo hội xung quanh việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ, hoặc các cuộc tranh luận nội bộ trong Giáo Triều Rôma. Sau này những điều ấy bị dư luận phản ánh. Bênêđictô phải đối mặt với những tình huống ấy với lòng can đảm lớn nhất. Ngài đặt những bước đầu tiên cho Giáo hội có thể chuyển mình về phía trước, không chỉ trên những đau khổ cá nhân ngài trước những khó khăn ấy, mà còn là trên lòng can đảm và sự chân thành.

Tôi tin rằng các khó khăn đó là cơ sở cho chúng ta tiến lên phía trước; ví dụ như trong việc tiếp cận cách khách quan và có chiều sâu trong tương quan của chúng ta với thế giới Hồi giáo, vấn nạn của bạo lực mà chúng ta đang chứng kiến, với mức độ nghiêm trọng và sức lan tỏa của nó. Và Đức Thánh Cha đã đối diện với những vấn đề này một cách minh bạch và can đảm, chạm vào những chủ đề chưa bao giờ được chỉ tên và giải quyết; cả hai thuộc về phần của thế giới Hồi giáo và phần của chúng ta trong việc đối thoại với họ.

Từng là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và sau đó là Giáo Hoàng, đức Bênêđictô đã đặt ra các nguyên tắc về lối tiếp cận căn bản và thích hợp cho những thủ tục mà Giáo Hội thực hiện liên quan đến việc ngăn ngừa và công nhận pháp lý các lỗi này. Trong đó, ngài đã đưa ra một đường hướng mà sau này được giáo hoàng Phanxicô tiếp tục kế thừa. Đó chính là Bênêđictô, người đã chỉ ra và đối diện với các vấn đề vô cùng phức tạp và nhức nhối này.duc giao hoang Bien Duc 2

Liên quan đến các cuộc bàn thảo nội bộ về những hoạt động của Giáo triều Roma, về tính minh bạch, về việc thông qua một hệ thống các quy định và quản trị nhằm đáp ứng những chuẩn mực của nền văn hóa đương đại, về việc quản trị ở tầm mức quốc tế, Đức Thánh Cha đưa vào một loạt các quy luật và điều lệ pháp lý để chúng ta tiếp tục làm việc, và chúng đã cho nhiều kết quả tốt đẹp. Trong tất cả những điều này, đức Bênêđictô là người đã đối diện với những vấn đề lớn trong sự kiên nhẫn, đơn sơ và tín thành. Tôi hạnh phúc vì được làm việc cùng với ngài trong tâm thế như vậy.

Đương nhiên chúng ta không thể quên được những khoảnh khắc thật đẹp trong thời Bênêđictô, như lần đến Vương quốc Anh, đến Hoa Kỳ, và nhiều dịp gặp gỡ khác với các quốc gia mà người Công giáo không chiếm đa số. Đấy là những khoảnh khắc cực kỳ phấn khởi và dễ thương. Ngoài ra ngài có những bài diễn văn với thế giới, với Westminster Hall Address, với Liên Hiệp Quốc và với Quốc Hội Đức. Những bài diễn văn còn đó những chủ đề quan trọng trong việc đối thoại ở chiều sâu và nghiêm túc của Giáo hội với xã hội và với thế giới. Và chúng đã được đón nhận với sự tôn trọng lớn lao vì phẩm tính thánh thiêng và văn hóa của chúng, mà trong đó đức Bênêđictô XVI quả là một bậc thầy.”[2] (Tác giả dịch từ Aleteia).

Rồi tháng 2 năm 2013 cả thế giới bất ngờ trước thông tin Đức Thánh Cha từ chức vì lý do sức khỏe. Sau thời gian dài cầu nguyện trước Chúa, ngài tuyên bố từ chức sứ vụ Giám mục Rôma, người kế vị Thánh Phêrô. Ngài nói: Từ ngày 28 tháng 2 năm 2013 sắp tới, Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa và những ai có thẩm quyền cần phải triệu tập Mật Nghị Hồng y, để bầu vị Giáo Hoàng mới.” Tạ ơn Chúa là sau đó, chúng ta lại tiếp tục có một vị Giáo Hoàng tuyệt vời là ĐGH Phanxicô.

Sau đó ĐGH danh dự Bênêđictô XVI của chúng ta nghỉ hưu tại một tu viện ở thành phố Vatican. Ngày ngày, ngài dành nhiều giờ cầu nguyện, viết lách, đi bộ trong vườn thánh và theo dõi tin tức ở Rôma.

Hôm nay Thiên Chúa gọi ngài về hưởng hạnh phúc Thiên Đàng. Vậy là khép lại một cuộc đời ngài hết mình phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội. Tất cả những gì ngài làm, đã và đang sinh nhiều hoa trái. Chúng ta cầu nguyện với ngài trên Thiên Quốc. Xin ngài cầu thay nguyện giúp để con thuyền Giáo hội luôn vững bước trước mọi sóng gió của thời đại hôm nay.

Chúng con nhớ về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, và hẹn gặp lại ngài trong Nước Trời!

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ 

11 Tháng Giêng 202210:26 CH(Xem: 4108)
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con. Xin gìn giữ chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem hết thảy các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Cứu cho khỏi tội lỗi. Cứu cho khỏi hỏa ngục. Đó là những gì cần thiết, mà lúc này Đức Mẹ đang nhắc cho chúng ta.
11 Tháng Giêng 202210:18 CH(Xem: 4024)
Riêng tôi, tôi kính sợ Chúa, và hay nói với Chúa thế này: “Lạy Chúa, xin đừng bao giờ ruồng bỏ con, mặc dù con tội lỗi, bất xứng, chìm sâu dưới vực thẳm yếu đuối, hèn hạ”. Chúa thực sự không ruồng bỏ tôi. Dù chỉ một phút, một giây. Đó là hạnh phúc của tôi. Xin hết lòng cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.
11 Tháng Giêng 202210:10 CH(Xem: 3975)
Đức khiêm nhường là điểm tựa, là nền tảng của trót tòa nhà thiêng liêng. Người khiêm nhường thật, thú nhận là mình thấp kém và tận hiến toàn thân trong tay Chúa bằng một đức Tin linh hoạt và một đức Ái tâm thành. Họ không tự hào vì ơn Chúa cũng không ưu buồn khi bị ruồng rẫy, trái lại lúc nào họ cũng bình tĩnh đón chờ và lãnh nhận Thánh ý Chúa. Lạy Chúa! Xin giúp co hiểu rõ mình con và tự hạ trước mặt Chúa cho thành thực. Xin giúp con thực hiện Thánh ý Chúa.
11 Tháng Giêng 202210:06 CH(Xem: 4623)
Tôi đang phải giam trong luyện ngục, tôi không phải chịu hình khổ nào cả, nhưng chưa được xem thấy mặt Đức Chúa Trời, mà nguyên sự ấy thôi đã đủ làm tôi đau đớn cay đắng hơn mọi hình khổ khác !
11 Tháng Giêng 202210:02 CH(Xem: 3632)
Cô dự thánh lễ: vào lúc Linh Mục chủ tế chịu Mình Thánh Chúa, cô cảm thấy trong mình thoải mái dễ chịu, tự nhiên cô quỳ xuống đất, lúc ban đầu tay còn vịn vào chiếc ghế đằng trước, cô quỳ gối làm dấu Thánh Giá, và rồi cũng tự mình đứng lên cho tới hết giờ đọc Phúc Âm sau cùng.
03 Tháng Giêng 20226:16 SA(Xem: 4227)
“Ai muốn theo Cha, phải tự thoát vác khổ giá mình mà theo” bao hàm tất cả khoa tu đức học và là đường chắc để được rỗi. Tinh thần tự thoát là nguyên tắc thiết yếu của Phúc Âm và quy luật căn bản của Đạo Chúa. Muốn được rỗi, ta phải cương quyết bỏ đường rộng, đường tiêu vong, mà mạnh dạn bước vào đường hẹp, đường Thánh giá : xả kỷ và hy sinh. Vì chỉ có đường ấy mới thực là đường cứu rỗi. Chính Chúa Giêsu đã đi trước, ta hãy cương quyết theo Ngài.
27 Tháng Mười Hai 20213:05 CH(Xem: 4506)
Charles Swindoll nói, “Sự bận rộn huỷ hoại các mối quan hệ; nó thay thế nồng nàn bằng hời hợt; nuôi sống bản ngã, nhưng lại bỏ đói con người bên trong; lấp đầy một lịch làm việc, nhưng phá vỡ một gia đình! Cứ bận rộn như thế, mãi mãi không bao giờ bạn là một ‘con người của cứu rỗi!’”.
04 Tháng Mười Hai 20211:33 CH(Xem: 3705)
Cầu nguyện là một dòng sông tự vẽ cho mình hướng chảy, tự tạo cho mình bề rộng mênh mông và chảy ra biển cả là Thiên Chúa. CẦU NGUYỆN LÀ NHƯ VẬY ĐÓ!
29 Tháng Mười Một 202111:09 CH(Xem: 3934)
Đức Chúa Trời đã định cho mày chết trong tháng này, chẳng những là mày sẽ phải phạt trong luyện ngục vì tội lỗi riêng mày, mà lại phải phạt vì tội của tao nữa. Người ấy tin lời quan võ nói cho nên sợ hãi kinh khiếp quá sức, vội vàng bán ngựa đi lấy tiền xin lễ, và làm phúc cho kẻ khó khăn, lại đi xưng tội chịu lễ, lo liệu các việc phần hồn phần xác ngay. Vừa lo liệu những việc ấy xong thì chết như lời quan võ nói.
29 Tháng Mười Một 202110:54 CH(Xem: 4099)
13.Tới đây, tôi sức nhớ đến lời kinh Đức Mẹ dạy ở Fatima. Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con. Xin gìn giữ chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem hết thảy các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. 14.Cứu cho khỏi tội lỗi. Cứu cho khỏi hỏa ngục. Đó là những gì cần thiết, mà lúc này Đức Mẹ đang nhắc cho chúng ta.