Hội nhập
Ghi danh
2:44 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1798)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5111)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15728)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

CHÚNG TA CŨNG CẦN VACCIN THIÊNG LIÊNG

15 Tháng Bảy 20213:46 CH(Xem: 6112)

CHÚNG TA CŨNG CẦN VACCIN THIÊNG LIÊNG

Mau Chua giu gin

Để chống lại mầm bệnh trong đời sống thiêng liêng, người ta cũng cần khả năng nhận diện và ghi nhớ để chống trả lại mưu mô của ma quỷ.

Thế giới thực sự mệt mỏi ròng rã gần hai năm trời với con virus Covid-19. Nó đã cướp đi biết bao sinh mạng, để lại hậu quả nặng nề trên mọi lãnh vực. Đây thực sự là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tạ ơn Thiên Chúa đã cho các nhà khoa học tìm ra được nhiều loại vaccine để chống lại con virus khủng khiếp này. Khi tiêm vaccine này, người ta hy vọng cuộc sống của con người sớm trở lại bình thường mới. Đó là giải pháp duy nhất trong lần đại dịch này.

Trong đời sống thiêng liêng thì sao? Nếu bệnh tật, tội lỗi và thế lực ma quỷ không mệt mỏi tấn công đời sống tâm linh của mỗi người, thì mỗi người chúng ta cũng cần được nhận “vaccine” để ch

Cau nguyen nha tho

ống lại chúng. Vaccine này chúng ta tạm gọi là “vaccine thiêng liêng”. Khi được tiêm chủng vaccine Covid-19, cơ thể sẽ được cung cấp tế bào lympho T “ghi nhớ”, cũng như tế bào lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại virus Covid trong tương lai. Nhờ khả năng ghi nhớ này, nếu virus Covid xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ nhận ra và chống lại tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả để bảo vệ cơ thể. Cũng vậy, để chống lại mầm bệnh trong đời sống thiêng liêng, người ta cũng cần khả năng nhận diện và ghi nhớ để chống trả lại mưu mô của ma quỷ.

Thực ra bài Tin Mừng Chúa Nhật 16 thường niên hôm nay[1] có thể cho chúng ta những chỉ dẫn để nhận được vaccine thiêng liêng một cách hiệu quả. Vaccine này đòi người ta phải lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi. Đây không phải là cách ly hoặc giãn cách xã hội. Thay vào đó, khi một mình với sự thinh lặng, thư thái và nguyện cầu, tâm hồn người ta dễ gặp được Thiên Chúa hơn. Chính trong bầu không khí này, người cầu nguyện cũng nhận được những kinh nghiệm thiêng liêng quý giá. Từ kinh nghiệm thiêng liêng này, người ta có khả năng ghi nhớ những ân huệ Chúa ban, nhớ những bài học Chúa dạy để chống lại nhiều cám dỗ của phận người. Kinh nghiệm ấy thực sự là vũ khí mạnh mẽ để khi về lại với cuộc sống xô bồ, người ta biết cách để tâm hồn mình không mắc những thứ bệnh thường có, cũng dễ lây lan, chẳng hạn như: căng thẳng, lo âu, tức giận, sợ hãi, thất vọng, nóng nảy, kém tin, trầm cảm, cô đơn, vô vọng, v.v.

Cụ thể, chúng ta thấy bài Tin Mừng hôm nay kể về câu chuyện các môn đệ vất vả trở về sau nhiều ngày giúp đỡ người dân. Đức Giêsu rất tâm lý khi đề nghị họ nghỉ ngơi để lấy lại sức. Trong lúc nghỉ ngơi, họ có giờ để hồi tưởng lại những gì mình đã làm, đã dạy. Họ cũng có thể rút ra được những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho những việc làm tiếp theo. Thế là họ lên đường từ bờ bên này của hồ Galilê sang bờ bên kia. Dân chúng thấy thầy trò lên đường, thì chạy dọc theo đường bộ để mong nhận được trợ giúp. Lý do là dân chúng rất háo hức được gặp thầy Giêsu và các môn đệ. Phải chăng họ đang cần một loại vaccine là Lời Chúa và sự yêu thương của Ngài? Dẫu sao chúng ta thấy họ chạy trước, đón đầu để mong gặp bằng được Đức Giêsu!

Vậy là con thuyền nhẹ nhàng tiến về phía bên kia bờ hồ. Đang định bước lên bờ tìm chỗ nghỉ ngơi, chính Đức Giêsu thấy đoàn người đông đảo đang chờ ở trên bờ. Lúc này Đức Giêsu chạnh lòng thương xót họ, nghĩa là Ngài xót xa trước nỗi bất hạnh của người ta, và chính Ngài muốn làm điều gì đó giúp họ. Thực vậy, những người trên kia đang bơ vơ, họ như bầy chiên không người chăm sóc. Câu chuyện Tin mừng cho thấy Đức Giêsu ở với họ trong nhiều giờ, giảng dạy cho họ nhiều điều, đưa vào tâm hồn họ những “vaccine” của sự sống, tình yêu và tình người. Dĩ nhiên, các môn đệ cũng ở lại chốn này. Dẫu sao nơi đâu có Đức Giêsu ở đấy cũng là chốn nghỉ ngơi an toàn và bổ ích.

Trở lại cuộc sống hiện nay, tiếc là rất nhiều người chưa để tâm đến kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa[2]. Thật thú vị khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chia sẻ rằng: “Khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố với một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó một định hướng dứt khoát.”[3] Nếu thiếu trải nghiệm gặp gỡ này, khi khủng hoảng hoặc cám dỗ đến, nhiều người không có “vaccine” của Chúa để chống lại. Vì lý do nào đó mà họ ngại ngùng không đón nhận tin Mừng, hững hờ với những bài học của Thiên Chúa. Tệ hơn, họ loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời mình. Khi những con virus của tội lỗi, của hận thù và sự chết ập đến, họ choáng váng không biết chống đỡ làm sao. Trong ý hướng này, thật tốt để chúng ta làm bạn với Thiên Chúa, cố gắng am tường những bài học và chỉ dẫn của Chúa. Từ đó, tâm hồn của người này có “hệ thống miễn dịch” tốt để nhận diện những nguy cơ nào gây tổn hại đến đời sống thiêng liêng. Nhờ vậy họ có khả năng chống lại chúng, nhờ ơn Thiên Chúa nữa.

cau nguyen 2

Thử lấy một ví dụ cho những giải thích trên đây. Tôi nhớ khi làn sóng Virus lan nhanh trên toàn thế giới, rất nhiều người chạy đến với tôn giáo, với Thiên Chúa. Ai ai cũng cầu nguyện để Thiên Chúa cho đại dịch sớm qua đi. Về mặt tâm lý, rất nhiều người tìm được bình an nhờ vào cầu nguyện và chạy đến với Thiên Chúa. Họ lan tỏa bình an này cho người khác. Về mặt tâm linh, họ tin tưởng Thiên Chúa luôn quan phòng và luôn ở với con người, trong mọi hoàn cảnh. Đây thực sự là kinh nghiệm quý để họ tin tưởng vào Thiên Chúa nhiều hơn. Rồi với kinh nghiệm đặc biệt này, mỗi người có khả năng kinh nghiệm và khắc ghi những hồng ân của Chúa. Để từ đó về sau, kể cả trong làn sóng nguy hiểm hiện nay, ước mong nhờ ơn Chúa, mỗi người tiếp tục bình tĩnh, cầu nguyện để lướt thắng những gian nan của kiếp người.

Lạy Chúa Giêsu, nhiều lần chúng con không thể nhìn thấy sự hiện diện của Ngài, nhất là trong những giây phút mờ mịt tối tăm. Lúc ấy, xin Chúa đánh thức con, đánh thức hệ miễn dịch trong tâm hồn con. Để nhờ đó, chúng con nhớ lại biết bao ân huệ Chúa đã làm cho con. Và chúng con cũng xác tín như tổ phụ Gia-cóp: “Chắc chắn, Đức Chúa ở nơi này mà tôi không hề biết” (St 28,16). Nhờ những kinh nghiệm thiêng liêng, chúng con biết mình không cô độc, vì Chúa Giêsu đã ở với chúng con ở đây và lúc này. Amen

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

………………

[1] Mc 6,30-34

[2] “Ngày nay ta ở trong một thế giới “vô cảm”, một hình thức lãnh đạm lười biếng thiêng liêng mà các giáo phụ ở sa mạc xưa gọi tên là “acedia”. Lãnh đạm với Thiên Chúa là vấn đề lớn của đời sống thiêng liêng. Tâm tính con người ngày nay coi cầu nguyện không có nghĩa lý gì, và sổ nhật ký dày đặc không còn chỗ cho cầu nguyện. Cũng cần chiến đấu chống lại Tên Cám dỗ, luôn tìm mọi cách để ngăn cản con người hiến thân cho Chúa. Nếu Chúa không muốn ta đến với Chúa trong cầu nguyện, ta sẽ không thắng trận được.” (Youcat 505)

[3] Thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu), số 1

24 Tháng Giêng 20228:26 SA(Xem: 5679)
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta !
11 Tháng Giêng 202210:26 CH(Xem: 4109)
Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con. Xin gìn giữ chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem hết thảy các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn. Cứu cho khỏi tội lỗi. Cứu cho khỏi hỏa ngục. Đó là những gì cần thiết, mà lúc này Đức Mẹ đang nhắc cho chúng ta.
11 Tháng Giêng 202210:18 CH(Xem: 4025)
Riêng tôi, tôi kính sợ Chúa, và hay nói với Chúa thế này: “Lạy Chúa, xin đừng bao giờ ruồng bỏ con, mặc dù con tội lỗi, bất xứng, chìm sâu dưới vực thẳm yếu đuối, hèn hạ”. Chúa thực sự không ruồng bỏ tôi. Dù chỉ một phút, một giây. Đó là hạnh phúc của tôi. Xin hết lòng cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót.
11 Tháng Giêng 202210:10 CH(Xem: 3975)
Đức khiêm nhường là điểm tựa, là nền tảng của trót tòa nhà thiêng liêng. Người khiêm nhường thật, thú nhận là mình thấp kém và tận hiến toàn thân trong tay Chúa bằng một đức Tin linh hoạt và một đức Ái tâm thành. Họ không tự hào vì ơn Chúa cũng không ưu buồn khi bị ruồng rẫy, trái lại lúc nào họ cũng bình tĩnh đón chờ và lãnh nhận Thánh ý Chúa. Lạy Chúa! Xin giúp co hiểu rõ mình con và tự hạ trước mặt Chúa cho thành thực. Xin giúp con thực hiện Thánh ý Chúa.
11 Tháng Giêng 202210:06 CH(Xem: 4624)
Tôi đang phải giam trong luyện ngục, tôi không phải chịu hình khổ nào cả, nhưng chưa được xem thấy mặt Đức Chúa Trời, mà nguyên sự ấy thôi đã đủ làm tôi đau đớn cay đắng hơn mọi hình khổ khác !
11 Tháng Giêng 202210:02 CH(Xem: 3633)
Cô dự thánh lễ: vào lúc Linh Mục chủ tế chịu Mình Thánh Chúa, cô cảm thấy trong mình thoải mái dễ chịu, tự nhiên cô quỳ xuống đất, lúc ban đầu tay còn vịn vào chiếc ghế đằng trước, cô quỳ gối làm dấu Thánh Giá, và rồi cũng tự mình đứng lên cho tới hết giờ đọc Phúc Âm sau cùng.
03 Tháng Giêng 20226:16 SA(Xem: 4227)
“Ai muốn theo Cha, phải tự thoát vác khổ giá mình mà theo” bao hàm tất cả khoa tu đức học và là đường chắc để được rỗi. Tinh thần tự thoát là nguyên tắc thiết yếu của Phúc Âm và quy luật căn bản của Đạo Chúa. Muốn được rỗi, ta phải cương quyết bỏ đường rộng, đường tiêu vong, mà mạnh dạn bước vào đường hẹp, đường Thánh giá : xả kỷ và hy sinh. Vì chỉ có đường ấy mới thực là đường cứu rỗi. Chính Chúa Giêsu đã đi trước, ta hãy cương quyết theo Ngài.
27 Tháng Mười Hai 20213:05 CH(Xem: 4507)
Charles Swindoll nói, “Sự bận rộn huỷ hoại các mối quan hệ; nó thay thế nồng nàn bằng hời hợt; nuôi sống bản ngã, nhưng lại bỏ đói con người bên trong; lấp đầy một lịch làm việc, nhưng phá vỡ một gia đình! Cứ bận rộn như thế, mãi mãi không bao giờ bạn là một ‘con người của cứu rỗi!’”.
04 Tháng Mười Hai 20211:33 CH(Xem: 3705)
Cầu nguyện là một dòng sông tự vẽ cho mình hướng chảy, tự tạo cho mình bề rộng mênh mông và chảy ra biển cả là Thiên Chúa. CẦU NGUYỆN LÀ NHƯ VẬY ĐÓ!
29 Tháng Mười Một 202111:09 CH(Xem: 3935)
Đức Chúa Trời đã định cho mày chết trong tháng này, chẳng những là mày sẽ phải phạt trong luyện ngục vì tội lỗi riêng mày, mà lại phải phạt vì tội của tao nữa. Người ấy tin lời quan võ nói cho nên sợ hãi kinh khiếp quá sức, vội vàng bán ngựa đi lấy tiền xin lễ, và làm phúc cho kẻ khó khăn, lại đi xưng tội chịu lễ, lo liệu các việc phần hồn phần xác ngay. Vừa lo liệu những việc ấy xong thì chết như lời quan võ nói.