Hội nhập
Ghi danh
4:41 CH
Thứ Năm
2
Tháng Năm
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1866)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5150)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15769)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

24 Tháng Năm 20215:59 SA(Xem: 7702)
Trong lịch sử cứu độ con người, Chúa Thánh Thần đóng vai trò rất quan trọng từ công trình sáng tạo cho đến ngày tận cùng của nhân loại. Chúa Thánh Thần chính là nguồn thánh hóa và biến đổi Giáo hội và con người trong thế gian này. Hôm nay, mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta có thể Chua Thanh Thanđặt câu hỏi tại sao Chúa Thánh Thần lại được tượng trưng bằng một chim bồ câu? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?

Trước khi trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu lại hình ảnh chim bồ câu trong Kinh Thánh. Biểu tượng chim bồ là tính chất đơn sơ, trong trắng, thật thà, như lời Chúa Giêsu nói: “Các con hãy khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim câu.” (Mt 10,6). Một biểu tượng khác, chim bồ câu là biểu tượng cho hoà bình khi chim câu ngậm cành ô liu. Nguồn gốc biểu tượng này bắt nguồn từ sách Sáng Thế. Sau khi lụt hồng thủy đã cạn rồi, ông Noe thả con chim câu ra, nó lượn một lát vội quay trở về miệng ngậm cành ô liu, cho thấy biết nước đã cạn rồi. Và cũng từ đó, hình ảnh con chim câu ngậm cành ô liu tượng trưng cho cảnh vật đã trở lại thanh bình.

Dựa theo tục lệ của người Do thái, họ dâng lễ phẩm cho Thiên Chúa bằng đôi chim câu.Thánh sử Luca (2,24) thuật lại rằng, ông Giuse và bà Maria dâng hài nhi Giêsu vào đền thờ, và sau đó đã chuộc lại với đôi chim câu. Hơn nữa, chim câu còn tượng trưng cho tình nhân được diễn tả trong sách Diễm tình Ca 1,15. Đôi mắt của cô nàng được ví như những bồ câu, cô ta được gọi là “bồ câu của anh ơi”. Trong cảnh Truyền Tin cho Đức Mẹ ở Nazareth, Sứ thần Gabriel nói: “Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống trên chị”. Hơn nữa, trong các Tin Mừng đều thuật lại, khi Chúa Giêsu lãnh phép rửa ở sông Jordan, các tầng trời mở ra, một chim câu đáp xuống trên Đức Giêsu, đồng thời có tiếng phán trên không trung: “Này là Con Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng.”
Trở lại với vấn đề lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta thấy sách tông đồ công vụ tả lại biến cố tại nhà tiệc ly, có các lưỡi lửa trên đầu Đức Mẹ Maria và các thánh tông đồ. Hình Lưỡi lửa này tượng trưng cho cái gì vậy? Lưỡi là cơ quan để nói, Chúa Thánh Thần ban cho các tông đồ ơn để nói. Nói lên chân lý, nói điều Thiên Chúa mạc khải, nói lên sự thật Chúa Giê-su đã phục sinh và sống lại.Tuy nhiên, lưỡi ở đây còn có nghĩa sâu hơn nữa. Theo các nhà chú giải Kinh Thánh đều nhận thấy rằng, các Tông đồ nói, nghe và hiểu được các ngôn ngữ khác nhau. Chúa Thánh Thần Hiện Xuống lật lại tình thế của tháp Baben, vì tội kiêu ngạo loài người đã bị phân tán thành nhiều ngôn ngữ bất đồng, chẳng ai hiểu ai nữa. Đây là khởi điểm cho các Tông 
Thanh_Than
đồ ra đi truyền giáo, và Giáo hội được khai sinh nhờ tác động, và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Cho nên, Giáo Hội Công Giáo được loan truyền và có ở khắp mọi nơi trên thế giới. Có nhiều chủng tộc ngôn ngữ khác nhau, nhưng tất cả đều hợp nhất trong một đức tin.
Điều sau cùng và quan trọng nhất là Chúa Giêsu trao ban cho các Tông đồ Thần Chân Lý. Ngài là Thầy dạy tiếng nói tâm hồn và lương tâm con người. Khi trao ban Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ, Đức Giêsu đã mạc khải cho các ông biết Người chính là “Thần Khí Sự Thật”. Ngài sẽ giúp cho các Tông đồ hiểu được những lời Ngài đã rao giảng. Mặt khác, Chúa Thánh Thần sẽ bào chữa cho các ông khi phải ra trước mặt quan toà để làm chứng cho sự thật: "Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói" (Lc 12,11-12).
Thật thế, nếu xét trên bình diện con người, các ông làm sao có thể thi hành một sứ mệnh cao cả và quan trọng đến như vậy. Bởi vì, các Tông đồ là những con người. Họ là những người quanh năm sống với nghề chài lưới, với sóng nước biển khơi, học vấn thì kém cỏi, đâu có khả năng diễn thuyết trước công chúng.Thế nhưng, sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ông đã hân hoan lên đường để làm chứng cho Đức Giêsu, một Đức Giêsu đã chết và sống lại vì yêu con người. Trong bài giảng đầu tiên, Phêrô đã khuất phục được rất nhiều người, có khoảng 3.000 người tin theo đạo (Cv 2,41).
Với những gì chúng ta tìm hiểu vai trò của Chúa Thánh Thần trong thế giới hôm nay, chúng ta có thể kết luận rằng. Chúa Thánh Thần đang thánh hóa và biến đổi thế gian này trở nên hoàn thiện. Và Ngài chính là Thầy dạy cho chúng ta biết đâu là sự thật, đâu là giả dối, đó là tòa án lương tâm. Con người sẽ nhận biết mình làm đúng hay sai. Ngài sẽ dạy cho ta biết lẽ công bình, biết nhận định tốt xấu, đó là nhờ ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn lo liệu, ơn can đảm, ơn thông minh, ơn đức tin, và ơn kính sợ Chúa, mà Giáo Hội dùng qua những biểu tượng chim bồ câu, lửa, lưỡi.
Giờ đây, xin Chúa Thánh Thần biến đổi mọi người chúng ta trở nên can đảm và làm chứng cho Tin Mừng Nước Chúa hôm nay và mai sau. Amen.

Lm John Nguyễn.
30 Tháng Ba 20217:24 SA(Xem: 4911)
Thập giá là phát minh bỉ ổi nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng kể từ khi Chúa Giêsu đã biến nó thành khí cụ của tình yêu thì mãi mãi các tín hữu đón nhận nó như biểu trưng của tình yêu và lẽ sống. Thập giá đã trở thành niềm vinh dự của họ. Lạy Chúa Giêsu,, chúng con đang chiêm ngắm Chúa trên thập giá. Xin cho chúng con luôn đáp lại lời mời gọi của Chúa để mỗi ngày biết đón nhận thập giá và hân hoan tiến bước theo Chúa.
22 Tháng Ba 202110:31 CH(Xem: 5309)
“tôi đã sống nỗi lòng ấy như thế nào rồi?” Từ nỗi lòng hiện sinh ấy, tôi mời gọi bạn nghĩ tới một nỗi lòng khác, nỗi lòng mang tên “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi…”.
19 Tháng Ba 202111:03 SA(Xem: 5178)
-Xin Người nên gương cậy trông khi chúng con sắp phải ngã lòng, nên gương tin tưởng khi chúng con không còn hi vọng, nên gương can đảm khi đường đời đầy bảo tố phong ba. -Lạy Thánh Giuse là mẫu gương nhân đức trọn lành, rất đẹp lòng Đức Chúa Cha, xin phù hộ chúng con!" Amen.
19 Tháng Ba 202110:20 SA(Xem: 7255)
“Đừng quên là mình xin ơn với một ‘ông Thánh’, phải chính xác với các quý ông.”
17 Tháng Ba 202110:31 SA(Xem: 7199)
Số 40 còn là sự kết hợp giữa 4 nhân đức đối nhân: khôn ngoan, công bằng, dũng cảm, tiết độ và 10 điều răn Đức Chúa Trời. Chỉ khi con người thực hiện tốt những điều này thì người đó mới thật sự sống đúng tinh thần mùa Chay và mùa Chay mới trọn vẹn được các giá trị và ý nghĩa của nó.
16 Tháng Ba 20219:41 SA(Xem: 5569)
Sống và chết là qui luật tự nhiên của muôn loài muôn vật. Chết là một cách để phát sinh sự sống mới, như Chúa Giêsu đã nói:“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Như vậy, chết là một sự thay đổi cách thái hiện hữu ở một mức độ phong phú hơn nhiều. Đức Giêsu gọi giờ chết trên thập giá của Ngài là “giờ Con Người được tôn vinh”. Cũng từ đó, Ngài đưa ra một nguyên tắc sống:“Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”.
10 Tháng Ba 202111:07 CH(Xem: 8460)
Đây là lời cầu nguyện với Thánh Giuse, xin ngài nguyện giúp cầu thay để chúng ta được chết lành: Lạy Đức Thánh Giuse, Đấng đã trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của Chúa Giêsu và Đức Mẹ, xin ban cho con ơn chết lành. Con xin ngợi khen và phó thác hồn xác con: “Giêsu, Maria, Giuse, con xin phó thác trái tim và linh hồn con. Amen”.
05 Tháng Ba 202111:44 CH(Xem: 4918)
Mùa Chay này là cơ hội để chúng ta loại bỏ sự ngoan cố và kiêu ngạo của chính mình, để chúng ta có thể trở thành những môn đệ trung thành của Chúa Giêsu Kitô. Đó sẽ không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng cùng với Mẹ Sầu Bi của chúng ta dẫn dắt chúng ta đi sâu hơn vào sự kết hợp với Thiên Chúa qua đêm tối của chính mình, chúng ta sẽ tìm thấy con đường của niềm vui và bình an. Khi kết thúc Mùa Chay này, chúng ta sẽ được giải thoát khỏi những tội lỗi, những yếu đuối và những khiếm khuyết về tính cách đang đè nặng chúng ta.
05 Tháng Ba 202112:36 SA(Xem: 6585)
Bạn thân mến, mùa chay năm nay rồi cũng sẽ qua đi, nhưng rồi chúng ta còn lại được gì sau mùa chay thánh này; hoặc với tình hình đại dịch như lúc này, chúng ta đã có cho mình những cảm nghiệm gì về tình yêu thương của Chúa? Còn với tôi, tôi chọn cho mình ba chiếc khẩu trang vừa chắc, vừa bền và an toàn trong suốt mùa chay này, với hy vọng bảo vệ mình khỏi mọi thứ virút tội lỗi; củng cố mối thân tình với Thiên Chúa và tăng thêm tình yêu đối với anh chị em, đặc biệt giữa lúc nguy nan của đại dịch Covid-19 này. Vậy còn bạn thì sao?
01 Tháng Ba 20217:48 CH(Xem: 5461)
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Chị Maria Teresa êm ái trút hơi thở cuối cùng sau khi nói lớn tiếng: - Lạy Mẹ của con, xin Mẹ đến rước con mang con về Trời với Mẹ. . Lạy Mẹ xin hãy làm như ý Mẹ muốn. . Ôi đẹp quá! 4 năm sau khi Chị Maria Teresa qua đời - năm 1954 - tổng giáo phận Madrid mở án điều tra xin phong chân phước cho Chị. Tháng 6 năm 1983, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) cho công bố sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Chị và từ nay Chị được gọi là ”Đấng Đáng Kính”.