Hội nhập
Ghi danh
2:45 SA
Thứ Hai
29
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1845)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5124)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15744)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

NHỮNG NGÀY TẾT ĐẾN

07 Tháng Hai 20219:16 CH(Xem: 5472)

NHỮNG NGÀY TẾT ĐẾN

Tạ ơn vì muôn ơn lành Thiên Chúa ban cho mỗi người trong từng khoảnh khắc của cuộc đời; dấn bước để cùng với Chúa làm nên cuộc đời tuy khó khăn, nhưng với rất nhiều tình yêu và hy vọng.

Chua_la_mua_xuan

Năm 2021, tết cổ truyền nhằm những ngày giữa tháng hai. Đó là thời gian người Việt trông đợi để được nghỉ ngơi, vui vầy bên gia đình và chào đón Chúa Xuân. Bởi đó, ngay từ những ngày đầu năm tết Dương Lịch, cả nước đều háo hức tết Âm Lịch. Là người công giáo, chắc mỗi người cũng có những chuẩn bị để cùng chào đón và vui hưởng những ngày thật đẹp của mùa xuân, thật ấm cúng của tình gia đình và thật bình an của những ngày tết.

Gọi là tết cổ truyền vì lễ hội này đã có từ thời xa xưa bên Trung Quốc (2879 TCN). Trong sách An Nam Chí Lược vào thế kỉ XIII, người ta còn đọc thấy những phong tục tập quán của người Việt ăn Tết. Từ khi đạo Công Giáo vào Việt Nam (1615), các nhà thừa sai đã khéo léo hội nhập văn hóa, kể cả những ngày tết. Nhất là theo Thư Chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn ta đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc”. Theo đó, dưới đây là vài điều chúng ta thấy nét đẹp của sự hội nhập này.

Mùa Xuân

Đó là một trong bốn mùa của cảnh sắc đất trời. Xuân–Hạ–Thu–Đông tuần hoàn nối tiếp nhau làm nên lịch sử nhân loại. Mỗi mùa mang đến cho con người những hương vị và lễ hội rất riêng. Có lẽ Mùa Xuân là thời gian đẹp nhất trong năm. Sau 3 tháng cây cối “ngủ đông”, mùa xuân là thời gian của nắng ấm, của những nhành cây đâm chồi này lộc. Muôn hoa rực nở trong mùa này. Đó là mùa của sự sống được trồi sinh. Trong cảnh sắc đó, chúng ta thốt lên: Chúa Xuân, Thiên Chúa của Mùa Xuân. Đó là từ đậm chất Kitô giáo để cho thấy Thiên Chúa làm chủ thời gian. Ngài là sự sống và luôn trao ban hạnh phúc cho con người.

Ngày cuối năm

Tôi thấy ngày cuối năm nhiều gia đình thường dọn một mâm cỗ, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Họ đón ông bà về ăn Tết với con cháu. Dĩ nhiên người công giáo không tin linh hồn người chết trở về. Do đó, họ không có phong tục cúng đồ ăn cho người đã khuất. Thay vào đó, bà con giáo dân ngay từ sáng 30 cùng nhau tới nghĩa trang để kính viếng, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Tối cuối năm chúng ta có thánh lễ Giáo Thừa để tạ ơn Thiên Chúa trong một năm vừa qua.

Xuan

Ba ngày Tết

Dĩ nhiên cao trào của lễ hội xuân là ba ngày đầu năm mới. Theo tập tục người Việt: Mồng Một Tết cha, Hai Tết mẹ, Mồng Ba Tết thầy. Dĩ nhiên người Công giáo cũng hòa mình trong tâm tình đó trong ý nghĩa của thánh lễ. Ngày Mồng Một Tết, thánh lễ nguyện cầu Thiên Chúa ban sự bình an cho năm mới. Thánh lễ ngày Mồng Hai Tết, cầu nguyện và kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Thánh lễ ngày Mồng Ba Tết, nguyện xin Thiên Chúa thánh hoá công ăn việc làm. Những ngày ấy thực sự làm nên nét đẹp độc đáo của người công giáo Việt.

Hái Lộc

Đầu năm người Việt còn giữ phong tục hái lộc. Đó là những nhánh lộc non của nhành cây bước vào xuân. Lộc là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc tốt lành trong cuộc sống của người Việt (Phúc Lộc Thọ). Thay vì hái lộc, người Công giáo kính cẩn đón nhận những câu Lời Chúa trong thánh lễ đầu năm. Dĩ nhiên mỗi gia đình công giáo đều rất hạnh phúc khi được Lời Chúa hướng dẫn họ cả năm. Họ hạnh phúc dán Lộc Lời Chúa trên chỗ trang trọng trong nhà để tâm niệm dõi theo.

Lì xì

Lì xì (lợi thị) mang ý nghĩa số lời thu được, những điều tốt lành, có lợi và vận may. Do đó, người lớn thường lì xì một số tiền may mắn cho người nhỏ. Hy vọng trong năm mới mọi điều được như ý. Đây đó tôi cũng thấy rộ lên phong trào lì xì bằng những câu Lời Chúa. Người trao mong ước người nhận, nhờ ơn Chúa, họ luôn được nhiều bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Tiếc là nét đẹp này chưa được nhân rộng!

Những tập tục khác

Trong những ngày đầu xuân, người Việt còn có những tục lệ xông nhà, xông đất, không được quét nhà. Nhiều người thích đi xem tử vi, xin xăm, bói toán, v.v. Đó thực sự là những điều không hợp với người công giáo. Bởi: “Thái độ đúng đắn của ki-tô hữu là phó thác hoàn toàn trong tay Chúa Quan Phòng những gì thuộc về tương lai và từ bỏ mọi thứ tò mò thiếu lành mạnh trong lãnh vực này. Thế nhưng, ai không tiên liệu là người thiếu trách nhiệm.” (Giáo Lý số 2115).

Câu chúc tết

Dĩ nhiên năm mới ai cũng cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp. Chúng ta mong ước những câu chúc ấy trở thành hiện thực cho mỗi người, mỗi gia đình. Là người công giáo, lời chúc tết ấy luôn gắn liền với ơn sủng của Thiên Chúa. Chẳng hạn: “Xin Chúa ban cho ba mẹ một năm mới nhiều bình an.” Hoặc, “Nhờ ơn Chúa, chúng con chúc ông bà luôn nhiều ơn lành hồn xác bên gia đình con cháu.” Chắc chắn với niềm tin yêu, phó thác, Thiên Chúa của mùa Xuân sẽ cho những lời chúc ấy thành toàn.

Như một lời kết

Chắc chắn còn đó những nét đẹp người công giáo hòa vào bầu không khí tết cổ truyền. Nơi đó, chúng ta vừa là người Việt Nam với truyền thống con rồng cháu tiên mừng xuân, vừa là con Thiên Chúa để tạ ơn và dấn bước. Tạ ơn vì muôn ơn lành Thiên Chúa ban cho mỗi người trong từng khoảnh khắc của cuộc đời; dấn bước để cùng với Chúa làm nên cuộc đời tuy khó khăn, nhưng với rất nhiều tình yêu và hy vọng.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau trong tháng này mỗi người về quê đón mừng năm mới được bình an. Xin Thiên Chúa đồng hành với mỗi người trên lộ trình trong những ngày tết. Nhất là, cùng nhau mừng tết với nhiều niềm vui và ý nghĩa!

Happy new year! Chúc mừng năm mới! Chào đón Chúa Xuân!

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)

02 Tháng Hai 202110:55 CH(Xem: 5304)
Tôi thường đọc lại quá khứ đời mình. Có những lúc tôi không hiểu nổi, vì sao tôi lại có thể vượt qua quá nhiều những chông gai, những thử thách. Cuộc đời tôi, biết bao lần xảy ra những hoàn cảnh, những bất hạnh như muốn vùi giập bản thân, như muốn bít mọi lối đường, dường như chỉ còn tăm tối và bế tắc. Nhưng tôi tin, Chúa là Chúa của muôn điều kỳ diệu. Người đã đưa tôi đi qua mọi ngã đường. Người đã hun đúc trong tôi những sức mạnh thần thánh, Người đã lôi cuốn tôi, đến nỗi, dù trải qua muôn chặng đường thương đau, tôi vẫn nhận ra Người là hấp lực duy nhất của đời tôi.
01 Tháng Hai 202110:59 CH(Xem: 6107)
Đừng phá thai, giết người, buôn bán và sử dụng ma túy… Đừng cầu cơ, bói toán, gọi hồn, gieo quẻ, xin xăm,... Đừng kiêng kỵ ngày tháng tuổi tác vớ vẩn ... Đừng tin thế đất, thế nhà, thế mồ mả, thế đồ đoàn nọ kia theo thuật phong thủy theo nghĩa mê tín dị đoan mình thường hiểu... Đừng ăn nói bẩn thỉu tục tĩu... Đừng để con cháu xăm trổ trên thân thể ... Đừng làm đầu tóc xanh đỏ tím vàng một cách lố lăng… Đừng xỏ mũi, buộc chân hoặc đeo các thứ vòng dị hợm… Đừng chơi các trò chơi làm biến dạng khuôn mặt hay thân thể của mình - những trò nói rằng 10, 20, 30 năm nữa dung nhan vóc dáng mình sẽ như thế nọ như thế kia… Đừng dùng mặt trời đen làm biểu tượng trên FB mỗi khi có người thân qua đời, vì đúng là trong sách Khải Huyền có nói đến cảnh đấy trong ngày tận thế, nhưng không bao giờ nó là một biểu tượng của Kitô giáo
10 Tháng Mười 20196:20 CH(Xem: 23041)
Tôi vừa nghe một người bạn kể về cái chết của một người quen như sau: “Anh Joe trước đây là một người ngoan đạo rồi không hiểu vì một lý do nào mà anh trở nên khô khan và không còn giữ đạo nữa. Rồi anh bị bịnh ung thư. Từ khi tìm ra cơn bịnh đến lúc chết chỉ khoảng 10 tháng mà thôi. Có một lần anh hấp hối và lúc đó có một nhóm cầu nguyện đang đọc kinh cầu nguyện cho anh. Bỗng dưng anh chồm dậy và hét lớn: - “Thôi, đừng cầu nguyện nữa !”
13 Tháng Tư 201912:12 CH(Xem: 9502)
Tay cầm nhành lá miệng luôn hát ca, tung hô Chúa ta khúc khải hoàn ca. này muôn cửa hỡi hãy mở cánh cao, đón Vua muôn đời này Người tiến vào. Hoan hô Con Vua Đa-vít, hoan hô Con Vua Đa-vít Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Con Vua Đa-vít, hoan hô Con Vua Đa-vít Đấng nhân danh Chúa mà đến.
26 Tháng Hai 20194:43 CH(Xem: 13492)
1 : bạn sẽ gặp Thiên Chúa , Mẹ Maria và các Thánh trước khi bạn gặp ma quỷ ! 2: bạn sẽ gặp Thiên Chúa trước khi bạn đối diện các hoàn cảnh trong cuộc sống ! 3: bạn trò chuyện tương giao với Thiên Chúa trước khi bạn trò chuyện với người ta 4: bạn nghe được tin lành từ Trời trước khi phải nghe được tin giật gân dưới đất! 5: bạn đầu phục Ý Thiên Chúa trước khi bạn phải phục theo ý con người !
10 Tháng Mười Hai 20189:09 SA(Xem: 14260)
Ngày hôm sau, có một giọng nói dịu dàng ngọt ngào đánh thức Ngài dậy : “Mở ra đi, Ta ngột ngạt lắm !” Ngài đã cảm thấy bối rối. Sau đó Ngài đến mở kiện hàng đã đem từ Do Thái về. Và kìa, bức tượng đã tuôn huyết lệ
27 Tháng Mười 20188:55 CH(Xem: 14485)
Giáo hội dâng lễ Misa như Chúa đã dạy để “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến” (Lời tung hô sau tryền phép). Thánh lễ cũng được dâng lên để thờ phượng Chúa, tạ ơn Chúa, đền bù tội lỗi nhân loại và xin ơn phúc cho Giáo Hội và thế giới (Giáo Lý Công Giáo). Lễ vật dâng lên trong Thánh lễ để “tôn vinh Danh Chúa, mưu ích cho chúng con cùng toàn thể Hội Thánh Người” (Lời đáp trước kinh Tiền Tụng).
24 Tháng Mười 201812:00 SA(Xem: 21923)
Trường học vào mùa hè thì tùy theo ai muốn đi học thì đi, không bắt buộc. Luyện ngục là nơi mà chúng ta phải đến để được thanh tẩy khỏi tội lỗi và đền trả những tội vạ do tội ta gây ra. Chúa ban cho chúng ta ơn huệ để trở thành thánh. Chúng ta có thể làm mọi sự tốt lành để trở nên thánh thiện. Vậy hãy tận dụng để thừa hưởng những ơn lành Chúa ban. Sống cách chân chính và luôn cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện ngục và cho các tội nhân được ơn hoán cải trước khi chết.
23 Tháng Mười 20186:59 CH(Xem: 10546)
Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta về tình yêu thương – vấn đề nghiêm trọng. Ngay cả các tội nhỏ cũng có thể trở thành tội to,giống như thói quen xấu làm hại sức khỏe dần dần,và cuối cùng có thể giết chết chúng ta. Lỗ nhỏ làm đắm thuyền. Vấn đề tâm linh cũng vậy. Tội nhẹ có thể thành tội trọng – khinh tội sẽ thành trọng tội. Đừng bị mắc lừa vì những thói quen tưởng chừng vô hại.
07 Tháng Mười Hai 201612:03 CH(Xem: 22609)
Trong cái kiếp người ngắn ngủi này, khi sinh ra ta được sinh ra một mình, khi chết đi ta cũng chết đi có một mình. Vì thế nếu trên đường đời có những lúc ta thấy cô đơn một mình thì đó cũng là chuyện hoàn toàn bình thường. Cuộc sống rất logic và mọi thứ luôn diễn ra như vốn dĩ nó là. Bởi thế hãy cố gắng luôn mỉm cười trước mọi việc. Không quan trọng bạn giàu hay nghèo, không quan trọng bạn giỏi hay dở - điều quan trọng là bạn từng trải thế nào và hiểu đời ra sao. Những người hiểu đời thì họ có lòng trắc ẩn, họ rất sâu sắc và cách hành xử của họ đi sâu vào lòng người. Tuổi đời và sự từng trải là vô cùng quan trọng. Cái khôn của đứa trẻ sáu tuổi không thể nào bằng cái khôn của ông già sáu mươi tuổi.