Hội nhập
Ghi danh
4:04 CH
Thứ Bảy
4
Tháng Năm
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1938)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5159)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15788)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

ĐAU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHỔ.

22 Tháng Chín 20156:10 CH(Xem: 16120)

Thông thường người ta gắn liền đau với khổ, ít ai nhận ra rằng đau và khổ là hai khái niệm khác nhau. Phần lớn người ta cho rằng đau chính là khổ và khổ nhất định phải đau. Kì thực chúng không phải là một, giữa chúng có một khoảng cách lớn.

Có vị hòa thượng mắc bệnh ung thư nằm liệt giường và không ngừng rên xiết.

Dau_khoCác đệ tử hiếu kì hỏi:
- Không phải thầy thường bảo là “tứ đại giai không” sao? Tại sao thầy còn thấy đau đớn đến thế?

Vị hòa thượng kia đáp:
- Không là việc của không, còn đau là việc của đau.

Thực sự dù là một vị hòa thượng dày công tu tập nhưng vẫn phải chịu đựng cái đau của thân thể bằng xương thịt.

Thông thường người ta gắn liền đau với khổ, ít ai nhận ra rằng đau và khổ là hai khái niệm khác nhau. Phần lớn người ta cho rằng đau chính là khổ và khổ nhất định phải đau. Kì thực chúng không phải là một, giữa chúng có một khoảng cách lớn. Đau chỉ nỗi đau về mặt thể xác, ví dụ như khi thân thể bị thương, bị đọa đày, dày vò hoặc bị vật gì đó đâm phải thì sẽ có những phản ứng sinh lý nhất định. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên thông thường, nếu không họ không phải là người mà là cây cỏ, gỗ đá.

Khổ có nhiều loại, ví dụ như khổ về sinh, khổ vì già, khổ vì bệnh, khổ vì chết. Tâm lý tham lam, luyến tiếc, chấp nhặt, đã là một nỗi khổ; thấy bản thân mình lụi tàn theo năm tháng, bệnh tật dồn tới không thể từ chối nhưng tâm lý lại muốn trốn tránh chối từ thì sẽ đau khổ hơn. Khi một người đối diện với cái chết hoặc tận mắt chứng kiến người thân ra đi, họ sẽ bị sốc nặng về mặt tâm lý, họ nghĩ không thể chịu đựng được, đấy chính là khổ.

Ngoài cái khổ vì sinh, già, bệnh, chết ra, còn nỗi khổ của cầu không toại nguyện, khổ của yêu thương chia lìa cách biệt, khổ của thù oán gặp gỡ, tụ hội và các tâm lý khổ kèm theo như lo âu, sợ sệt, đố kị, ghen ghét, căm hận, hoài nghi... Tất cả đều cho chúng ta một cảm giác rằng đời là bể khổ.

Những điều trên cho chúng ta thấy rằng đau là biểu hiện về mặt thể xác, khổ là biểu hiện về phương diện tinh thần. Nỗi đau về mặt thể xác là điều hiển nhiên khi mang tấm thân này, không ai có thể tránh được, nhưng một khi thân xác này chết đi thì nỗi đau đó cũng tiêu mất theo.

Trong khi đó, khổ mãi mãi không bao giờ mất vì nó là nỗi đau về mặt tinh thần, nếu không chấm dứt được nỗi đau về mặt tinh thần thì thân xác này có chết đi cũng không thể chấm dứt khổ và giải thoát được. Vả lại, khi nỗi khổ đạt đến mức tột cùng thì sẽ dẫn đến đau ở thân, tức là tinh thần suy sụp thì thân thể cũng bệnh hoạn theo. Ví dụ khi chúng ta nói “đau lòng quá”, thực tế vì chúng ta quá thương tâm, trong lòng quá buồn đau mới thấy lòng mình quặn lại như bị dao cắt, đau đến không thể chịu được, đấy chính là nỗi đau tinh thần.

Nhưng nếu đau khổ của chúng ta có sự đền đáp, chúng ta sẽ được an ủi phần nào; dù có trải qua muôn cay nghìn đắng, chịu đủ nỗi giày vò cũng còn một tia hi vọng là mong có ngày “khổ tận cam lai”. Trường hợp này thì niềm hi vọng kia chính là niềm an ủi và còn một tia hi vọng vào tương lai thì sẽ không còn khổ nữa, nên khổ không phải là một cảm giác cố định, bất biến mà nó sẽ thay đổi theo hoàn cảnh bên ngoài.

Vì thế, nếu chúng ta chuẩn bị tâm lý tốt, dám làm dám chịu, có dũng khí đối diện với thực tế trước mắt, xử lí tình huống với tâm lý tự tại không lo âu sợ sệt, không trốn tránh, đối diện với những gì đang xảy ra trước mắt, chỉ biết dốc hết sức mình để xoay chuyển tình huống theo chiều hướng tốt theo khả năng có thể của mình mà không phải bận tâm nhiều về kết quả của chúng thì chúng ta sẽ không còn cảm thấy khổ đau, không còn bị áp lực tâm lý nữa.

ST

29 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22892)
... Không sao, có lẽ con không nhận thấy rằng Ta luôn ở bên con. Ta kiên nhẫn hơn con tưởng nhiều. Ta cũng muốn dạy con kiên nhẫn với người khác nữa. Bởi vì quá yêu con, cách đây lâu lắm rồi Ta đã rời Thiên Đàng xinh đẹp để xuống trần gian này,
25 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 31369)
... Nếu chúng ta biết xấu hỗ và cảm thấy đau buồn khi một người thân trả lại quà tặng trong dịp Giáng Sinh này, thì chắc hẳn Thiên Chúa cũng rất đau buồn khi chúng ta đón mừng lễ Giáng Sinh mà không có Chúa Giêsu tham dự trong cõi lòng của chúng ta.
25 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22742)
... Từ máng cỏ, Đức Kitô kêu gọi chúng ta hãy sống như những công dân của nước trời do Người lập, một vương quốc mà tất cả các người thiện chí đều có thể góp phần xây dựng tại đây, trên trái đất.
24 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 26696)
Cậu không mong muốn gì hơn là đem lại sức sống cho đôi chân tong teo kia. Cuối cùng, nhờ bàn tay của mẹ, nhờ ý trí sắt đá, cậu đã tự đứng dậy, rồi đi cà nhắc từng bước, rồi đi một mình rồi sau đó chạy.
23 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 26391)
Con có thể dâng tặng cho Ngài những gì, lạy Thầy? Đấng đã chuộc linh hồn con. Món quà của con tuy nhỏ bé nhưng đó chính là tất cả bản thân con. Xin dâng chính con để Ngài điều khiển.
21 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 29316)
... Chúa Giêsu đã khẳng định: “Về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không…” (Mc 13:32).
21 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 25357)
* Thánh Kinh: “Tôi thấy một số rất đông không thể đếm được, được triệu tập từ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai Chiên Con, mặc áo trắng, với cành lá vạn tuế trong tay, và cất tiếng hô lới: “Mọi quyền năng đều thuộc về Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và Chiên Con”. (Khải Huyền 7,9-10)
19 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 26132)
"Chúng ta có một người bạn, trong Chúa Cứu Thế Giêsu. Tất cả những tội lỗi và đau buồn Ngài đã mang lấy. Hạnh phúc cho chúng ta thay, khi chúng ta có thể đến với Chúa, đem đến cho Ngài tất cả những nỗi lo lắng của mình". Đó là bài hát nổi tiếng "Người bạn thân trong Chúa".
18 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22492)
.. Nếu một ngày bạn đứng trước thất bại và muốn bỏ chạy. Đừng ngại gọi cho tôi…Tôi không hứa sẽ giúp bạn hết thất bại, hết chạy trốn... Nhưng tôi có thể cùng chạy với bạn.
18 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 23601)
Trong đời, những lúc Đức tin bị thử thách, bạn nắm vào “sợi dây nào” của mình? Nếu tin tưởng có Chúa ở cùng, bạn có sẵn sàng chấp nhận “cắt dây” không? Hãy hâm nóng lại Đức tin qua việc tâm niệm lời tiên tri Isaia: “Thiên Chúa, Chúa chúng ta, nắm tay chúng ta mà bảo: Đừng sợ, Ta đang ở cùng con”.