Hội nhập
Ghi danh
10:30 CH
Thứ Sáu
3
Tháng Năm
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1879)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5157)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15786)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

ĐAU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHỔ.

22 Tháng Chín 20156:10 CH(Xem: 16109)

Thông thường người ta gắn liền đau với khổ, ít ai nhận ra rằng đau và khổ là hai khái niệm khác nhau. Phần lớn người ta cho rằng đau chính là khổ và khổ nhất định phải đau. Kì thực chúng không phải là một, giữa chúng có một khoảng cách lớn.

Có vị hòa thượng mắc bệnh ung thư nằm liệt giường và không ngừng rên xiết.

Dau_khoCác đệ tử hiếu kì hỏi:
- Không phải thầy thường bảo là “tứ đại giai không” sao? Tại sao thầy còn thấy đau đớn đến thế?

Vị hòa thượng kia đáp:
- Không là việc của không, còn đau là việc của đau.

Thực sự dù là một vị hòa thượng dày công tu tập nhưng vẫn phải chịu đựng cái đau của thân thể bằng xương thịt.

Thông thường người ta gắn liền đau với khổ, ít ai nhận ra rằng đau và khổ là hai khái niệm khác nhau. Phần lớn người ta cho rằng đau chính là khổ và khổ nhất định phải đau. Kì thực chúng không phải là một, giữa chúng có một khoảng cách lớn. Đau chỉ nỗi đau về mặt thể xác, ví dụ như khi thân thể bị thương, bị đọa đày, dày vò hoặc bị vật gì đó đâm phải thì sẽ có những phản ứng sinh lý nhất định. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên thông thường, nếu không họ không phải là người mà là cây cỏ, gỗ đá.

Khổ có nhiều loại, ví dụ như khổ về sinh, khổ vì già, khổ vì bệnh, khổ vì chết. Tâm lý tham lam, luyến tiếc, chấp nhặt, đã là một nỗi khổ; thấy bản thân mình lụi tàn theo năm tháng, bệnh tật dồn tới không thể từ chối nhưng tâm lý lại muốn trốn tránh chối từ thì sẽ đau khổ hơn. Khi một người đối diện với cái chết hoặc tận mắt chứng kiến người thân ra đi, họ sẽ bị sốc nặng về mặt tâm lý, họ nghĩ không thể chịu đựng được, đấy chính là khổ.

Ngoài cái khổ vì sinh, già, bệnh, chết ra, còn nỗi khổ của cầu không toại nguyện, khổ của yêu thương chia lìa cách biệt, khổ của thù oán gặp gỡ, tụ hội và các tâm lý khổ kèm theo như lo âu, sợ sệt, đố kị, ghen ghét, căm hận, hoài nghi... Tất cả đều cho chúng ta một cảm giác rằng đời là bể khổ.

Những điều trên cho chúng ta thấy rằng đau là biểu hiện về mặt thể xác, khổ là biểu hiện về phương diện tinh thần. Nỗi đau về mặt thể xác là điều hiển nhiên khi mang tấm thân này, không ai có thể tránh được, nhưng một khi thân xác này chết đi thì nỗi đau đó cũng tiêu mất theo.

Trong khi đó, khổ mãi mãi không bao giờ mất vì nó là nỗi đau về mặt tinh thần, nếu không chấm dứt được nỗi đau về mặt tinh thần thì thân xác này có chết đi cũng không thể chấm dứt khổ và giải thoát được. Vả lại, khi nỗi khổ đạt đến mức tột cùng thì sẽ dẫn đến đau ở thân, tức là tinh thần suy sụp thì thân thể cũng bệnh hoạn theo. Ví dụ khi chúng ta nói “đau lòng quá”, thực tế vì chúng ta quá thương tâm, trong lòng quá buồn đau mới thấy lòng mình quặn lại như bị dao cắt, đau đến không thể chịu được, đấy chính là nỗi đau tinh thần.

Nhưng nếu đau khổ của chúng ta có sự đền đáp, chúng ta sẽ được an ủi phần nào; dù có trải qua muôn cay nghìn đắng, chịu đủ nỗi giày vò cũng còn một tia hi vọng là mong có ngày “khổ tận cam lai”. Trường hợp này thì niềm hi vọng kia chính là niềm an ủi và còn một tia hi vọng vào tương lai thì sẽ không còn khổ nữa, nên khổ không phải là một cảm giác cố định, bất biến mà nó sẽ thay đổi theo hoàn cảnh bên ngoài.

Vì thế, nếu chúng ta chuẩn bị tâm lý tốt, dám làm dám chịu, có dũng khí đối diện với thực tế trước mắt, xử lí tình huống với tâm lý tự tại không lo âu sợ sệt, không trốn tránh, đối diện với những gì đang xảy ra trước mắt, chỉ biết dốc hết sức mình để xoay chuyển tình huống theo chiều hướng tốt theo khả năng có thể của mình mà không phải bận tâm nhiều về kết quả của chúng thì chúng ta sẽ không còn cảm thấy khổ đau, không còn bị áp lực tâm lý nữa.

ST

14 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 18367)
Không ai ngăn nổi lời Người, không ai xiềng xích đươc Lời tác sinh.
11 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 17358)
Xin chúc mừng Tổng Hội Mân Côi Bắc CALI có Ca đoàn đem lời ca tiếng hát phục vụ cho Hội . Một buổi tiệc mừng có văn nghệ do ca đoàn phục vụ .Tôi tranh thủ phỏng vấn anh Giuse Lê Ngọc Phi Tân Hiệp Sĩ anh Phi cho biết :
03 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 23204)
Con xin trao phó TRÁI TIM CON CHO CHÚA và xin CHÚA dùng con như khí cụ tình yêu và thanh luyện con để con biết thông cảm những yếu đuối của anh chị em con – Xin gia tăng Đức Tin và lòng Mến nơi con - để nhận ra Chúa trong thiên nhiên –trong tâm hồn – trong tha nhân và trong các Bí tích .
18 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 20605)
Khi lần hạt Mân Côi là chúng ta tiếp rước Mẹ Maria vào trong tâm hồn nghèo nàn của chúng ta và để cho Mẹ ở trong đó. Chúng ta tất cả phải trong sạch và nồng cháy như thánh sử Gioan, vị tông đồ đồng trinh được Chúa Giêsu biệt ái, là người đã ”tiếp rước Mẹ Maria vào nhà mình” (Ga 19,27).
18 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 18427)
Chúa Giêsu đã về trời trước, đã dọn chỗ, và hẳn là chính Ngài đem theo triều thần thánh đón rước linh hồn và thân xác Mẹ về trời. Để hy vọng ngày sau, khi chúng ta qua đời cũng được về quê hương vĩnh cửu cùng với Mẹ Maria, thì từ hôm nay, và trong mọi ngày trên dương thế, chúng ta hãy sốt sắng tận hiến cho Mẹ. Và hãy xin Mẹ giúp chúng ta sống nên cuộc sống làm con cái Chúa của mỗi người chúng ta.
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 19429)
Điều này không có nghĩa là chúng ta không còn quan tâm đến đời sống xã hội nữa để rồi sống như những kẻ lập dị nhưng chúng ta vẫn sống giữa lòng thế giới, xét bề ngoài chẳng có gì thay đổi nhưng tâm hồn chúng ta hoàn toàn tự do và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Đức Giêsu không bảo chúng ta từ bỏ mọi sự để rồi ngồi chờ Ngài phát tiền mặt cho chúng ta trang trải mọi thứ, nhưng là phải “ra biển thả câu”
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 19642)
Ai là người con chọn để sơ phác đời mình, là người đã cho con bản thiết kế, ai gò lưng từng ngày, từng đêm, trên từng bản vẽ, bổng bay, chăm chút, mỗi chi tiết đời con,
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 30288)
Thứ tha tội lỗi lụy vương trần phàm Rất nhiều sự dữ đã làm Nhưng Ngài không phạt, bao hàm khuyên răn Cúi đầu sám hối ăn năn
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 23932)
Sau đây tôi xin chia sẻ với bạn đọc cùng Hoàng Thoa với đôi nét về Tổng Hội Mân côi như sau: Lần hạt Mân côi là một phương pháp cầu nguyện tốt nhất đẹp lòng Đức Mẹ .Đức Giáo Hoàng SIXTO IV đã cho phép thành lập Hội Mân Côi trên toàn Thế giới vào năm 1471 và truyền cho Thế giới phải lần chuỗi Mân Côi thế nào cho hữu ích và Đức giáo Hoàng truyền cho tất cả giáo dân gia nhập Hội Mân Côi vì sẽ hưởng được rất nhiều ơn ích do Hội thánh ban phát với một điều kiện rất đơn sơ bạn chỉ cần điền đơn Gia nhập Hội Mân Côi và bạn gởi thơ kèm 2 con tem thì sẽ nhận được Giấy chứng nhận do chủ tịch Hội ký
07 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 17542)
Nhiều người tin theo một tôn giáo vì thấy những phương thức tập luyện, tu hành của tôn giáo đó, họ thuộc về "đạo ráng". Ráng làm việc này, ráng làm việc kia để tiến thêm trên đường tu. Đạo Chúa khôngphải là "đạo ráng" , đạo cố gắng, nhưng là" đạo đức tin"