Hội nhập
Ghi danh
10:43 SA
Thứ Hai
6
Tháng Năm
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1963)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5170)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15800)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CỬ HÀNH HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH ?

06 Tháng Bảy 201512:50 CH(Xem: 20086)
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
 
 
Hỏi: Xin cha giải thích Giáo Hội có cho phép cử hành hôn nhân đồng tính không ?
 
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi đặt ra trên đây, thiết nghĩ nên biết qua về mục đích của hôn nhân trong Giáo Hội Công Giáo.
 
Khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã tạo dựng người nam và người nữ đầu tiên và Ngài đã truyền cho họ: “Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất.” ( St 1, 28 ).
 
Đây là nền tảng và mục đích của hôn nhân trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Như thế, con người được vinh hạnh cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình sáng tạo của Ngài, nghĩa là tham gia vào công trình làm cho có thêm nhiều người “mang hình ảnh” của Thiên Chúa trong trần thế này cho đến cuối thời gian. Vì thế, hôn nhân từ thời Cựu đến Tân Ước, trước hết, đều có mục đích diễn tả cách bóng bẩy và cụ thể tình yêu sâu đậm của Thiên Chúa dành cho con người.
Gia dinh cong gia 
Trong Cựu Ước, hôn nhân là giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa và Israel, tức Dân riêng được tuyển chọn của Ngài:
“Vì ngươi sẽ được Đức Chúa đem lòng sủng ái,
Và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở người;
Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ,
Đấng tạo tác ngươi sẽ cưới ngươi về;
Như cô dâu là niềm vui cho chú rể,
Ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ.” ( Is 62, 4-5 )
 
Thiên Chúa “ kết hôn” với dân của Ngài, trong ý nghĩa thâm sâu của tình yêu vô biên mà Ngài đã dành cho họ. Nhưng họ có bổn phận phải đáp trả bằng cách tuân giữ những thánh chỉ của Ngài để được chúc phúc và sống muôn đời. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu cũng “kết duyên” với toàn thể nhân loại được cứu chuộc bằng giá máu của Người đã đổ ra trên thập giá để mang về cho Thiên Chúa một dân mới và chuẩn bị cho “hôn lễ và tiệc cưới của Con Chiên và Hiền Thê của Người”, tức là hôn ước giữa Chúa Kitô với nhân loại qui tụ trong Giáo Hội, được ví như người vợ yêu qúi hay là hiền thê của Người. ( Kh 19, 7-9 ).
 
Trong ý nghĩa rất thân tình và thâm sâu đó, hôn nhân quả thật là một ơn gọi ( vocation ) cao quí, qua đó, Thiên Chúa mời gọi hai người nam nữ kết hôn để “thiết lập giữa họ một giao uớc trọn đời nhằm mưu lợi ích cho người kết hôn, cho việc sinh sản con cái và giáo dục chúng. Giao ước này, thiết lập giữa những người đã lãnh nhận phép rửa tội, đã được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích. ( x. SGLGHCG, số 1601 ).
 
Như thế, hôn nhân có mục đích và ý nghĩa cao cả trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa mà con người có vinh phúc được mời gọi tham gia và cộng tác.
Nói khác đi, hôn nhân giữa hai người nam và nữ tượng trưng cho giao uớc tình yêu và bổn phận giữa con người với Thiên Chúa là Đấng đã vì yêu thương vô vị lợi, mà tạo dựng con người và “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” ( 1Tm 2 ). Nhưng con người cũng được mong đợi đáp trả tình yêu của Thiên Chúa, bằng cách chu toàn ơn gọi của mình và sống theo đường lối của Thiên Chúa để được vui hưởng hạnh phúc đời đời với Người trên Nước Trời mai sau.
 
Do đó, những ai được mời gọi kết hôn đều được mong đợi sống đúng với mục đích của ơn gọi này là cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình sáng tạo nhân loại và làm chứng cho tình yêu vô biên của Chúa dành cho toàn thể con cái loài người. Nghĩa là phải chu toàn những trách nhiệm và mục đích của hôn nhân để nêu cao những giá trị của đời sống gia đình, sinh con cái và giáo dục chúng để giúp chúng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa cũng như chân quí tình yêu phu phụ tương trưng cho tình yêu thắm thiết và bền vững giữa Thiên Chúa và loài người.
 
Thật vậy, khi kết hôn hợp pháp và thành sự ( licitly and validly ), hai người phối ngẫu được lãnh nhận ân sủng riêng của bí tích để kiện toàn tình yêu của họ và để giúp họ “nên thánh trong cuộc sống vợ chồng, trong việc đón nhân và giáo dục con cái nên thánh.” ( Lumen Gentium 11 ).
 
Mặt khác, qua việc kết hôn, hai người phối ngẫu bắt đâu xây dựng đời sống gia đình, từ đó phát sinh những công dân mới cho xã hội và tăng số con cái cho Giáo Hội nhờ phép rửa.
 
 Vì thế, gia đình được ví như một ‘xã hội nhỏ, thu hẹp” một ‘Giáo Hội tại gia” ( domestic church ). Chính vì muôn nhấn mạnh và đề cao vai trò của gia đình mà Chúa Giêsu đã chọn sinh ra trong một gia đình có cha mẹ loài người là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ thật của Chúa và Thánh Cả Giuse, nguời Cha nuôi của Chúa ( Foster Father ) trong Thánh Gia Thất xưa.
 
Như vậy, hôn nhân phải là hành động nhân linh xẩy ra giữa một người nam và một người nữ đúng theo Ý định của Thiên Chúa khi tạo dựng Adam và Eva, là đôi hôn phối đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nghiã là từ đầu, hôn phối không hề dành cho hai người cùng phái tính ( same sex ) vì nó đi ngược lại hoàn toàn với mục đích và trách nhiệm của hôn nhân trong kế hoạch của Thiên Chúa. Do đó, ai cho phép việc kết hôn đồng tính ( same sex marriage ) thì đã hành động chống lại chính Thiên Chúa là Tác giả của luật hôn nhân và cũng phá hủy tận gốc rễ nền tảng và mục đích hôn nhân trong xã hội loài người. Chắc chắn như vậy.
 
Nói thế không có nghĩa là lên án những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái ( lesbian or homosexual tendencies ).
 
Nhưng cần phân biệt giữa khuynh hướng tự nhiên về đồng tính và hành vi đồng tính.
 
Một người được sinh ra với khuynh hướng tự nhiên ( natural tendency ) hướng chiều về đồng tính ( homosexuality ) thì đây không phải là lỗi của họ, nghĩa là họ không có tội vì có khuynh hướng tự nhiên này.
 
Họ cần được giáo dục, giúp đỡ và thông cảm để vượt thắng khuynh hướng tâm sinh lý bất bình thường ( abnormal ) đó.
 
Chỉ những ai cố ý muốn thực hành những hành vi đồng phái tính ( lesbian or homosexual acts ) mới có tội mà thôi, vì những hành vi này là “những hành vi thác loạn tự bản chất ( intrinsically disordered ) nghịch với luật tự nhiên vì chúng ngăn cản hành vi tính dục đưa đến đón nhận quà tặng sự sống.” ( x. Sách GLGHCG, số 2357 ).
 
Cụ thể, hai người đồng tính không thể sinh sản con cái và xây dựng nếp sống gia đình cách đúng nghĩa được. Mọi hành vi luyến ái của họ đều sai trái nghiêm trọng về luân lý, trái tự nhiên, và không giúp chu toàn mục đích của đời sống hôn nhân. Do đó, ở đâu và ai cho phép việc này thì thực chất chỉ để chiều theo đòi hỏi của một thiểu số người bệnh hoạn về tâm sinh lý mà thôi. Cho họ kết hôn như vậy là làm đảo lộn mục đích hôn phối mà Thiên Chúa đã thiết lập từ đầu và Giáo Hội có trách nhiệm bảo vệ và nghiêm chỉnh thi hành.
 
Tóm lại, không khi nào Giáo Hội công nhận và cho phép sự thành hôn giữa hai người cùng phái tính. Đây là sự suy thoái đạo đức trầm trọng của một số xã hội Âu Mỹ, một lẫn lộn về trật tự và giá trị luân lý với tự do và sở thích cá nhân của thời đại trống vắng niềm tin này.
 
Người tín hữu Chúa Kitô phải có can đảm chống lại trào lưu suy thoái đạo đức và luân lý nghiêm trọng này để bảo vệ giá trị và mục đích của hôn nhân mà Thiên Chúa đã thiết lập từ khi tạo dựng con người có nam có nữ.
 
Sau hết chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những người có khuynh hướng trái tự nhiên về tâm sinh lý: xin Chúa giúp họ nhận ra và thắng vượt được khuynh hướng bất bình thường này.
 



03 Tháng Tám 20154:53 CH(Xem: 25101)
1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái. 2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp. 3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên. 4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.
03 Tháng Tám 20154:49 CH(Xem: 17055)
Tha thứ và quên đi là một trong những điều khó thực hiện nhất đối với một người. Nhưng mỗi khi chúng ta dâng những nỗi đau của chúng ta lên Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy giữ lấy. Con không muốn giữ nữa, con chán nó lắm rồi”, Ngài sẽ đắp lên vết thương, lên những tổn thương, những đau đớn của chúng ta bằng tình yêu của Ngài và làm cho chúng ta khoẻ mạnh trở lại. Thiên Chúa hiểu rõ mọi hoàn cảnh và trái tim của mỗi người. Có lẽ chúng ta không thể nào hiểu được tại sao ai đó lại xử sự theo cách này, hoặc tại sao họ lại làm điều như thế đối với chúng ta, nhưng không cần phải hiểu, chỉ cần tha thứ. Tuy nhiên, việc tha thứ thường rất khó; nó không thể đến một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao Chúa nói chúng ta cần Ngài trợ giúp để có thể làm được điều ấy. Chúng ta có được tình yêu và sự khoan dung từ Chúa để có thể tha thứ.
03 Tháng Tám 20154:23 CH(Xem: 17080)
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du Cuộc đời ơi ! mây trôi qua cửa Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....
06 Tháng Bảy 20153:10 CH(Xem: 19201)
06 Tháng Bảy 201512:46 CH(Xem: 14336)
CHÚT CẢM NGHIỆM TUỔI VỀ CHIỀU
27 Tháng Tư 201511:00 SA(Xem: 19842)
Vâng! Vài con chiên bị bệnh, nó sẽ đi theo bất cứ ai. Còn những con chiên khoẻ mạnh thì luôn nghe theo tiếng của mục tử. Sống trong thế giới hôm nay, chúng ta cũng bị bao vây bởi quá nhiều tiếng động xô bồ và âm thanh hỗn tạp, quá nhiều đến độ chúng ta không còn có thể nghe được tiếng của đức Giêsu, vị mục tử nhân lành. Hãy xin Chúa cho chúng ta lắng nghe được tiếng Ngài để khỏi bị lạc hướng giữa cuộc sống hôm nay.
27 Tháng Tư 201510:54 SA(Xem: 19697)
Này bạn! Tôi không có ý khuyên bạn hãy trở thành bậc thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lầm lỡ của con người. Nhưng nếu trái tim bạn còn sức chứa đựng thì đừng suy tính gì nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh dược màu nhiệm có thể trị liệu mọi nỗi khổ niềm đau cho người được tha thứ và cho cả người tha thứ.
27 Tháng Tư 201510:50 SA(Xem: 23532)
Đức Đạt-lai Lạt-ma có dạy:''Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.''
02 Tháng Ba 20159:00 CH(Xem: 18670)
Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa. Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá.
20 Tháng Hai 20158:53 CH(Xem: 21114)
Mẹ Têrêsa nói: "Cầu nguyện sẽ mở rộng hơn tâm lòng của bạn, mãi tới mức lòng bạn lớn đủ, để chứa cả món quà tặng là chính Thiên Chúa. Cầu nguyện không đòi chúng ta bỏ dở công việc, nhưng đòi chúng ta tiếp tục làm việc vì làm việc cũng là cầu nguyện. Cầu nguyện dẫn tới đức tin, đức tin dẫn tới tình yêu, tình yêu đưa tới phục vụ vì lợi ích người nghèo. Cầu nguyện không là xin xỏ, nhưng là trao thân gửi phận nơi bàn tay Thiên Chúa, để Ngài định liệu. Cầu nguyện là lắng nghe tiếng Ngài từ sâu thẳm tấm lòng chúng ta.