Hội nhập
Ghi danh
2:33 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Dùng Trụ Sinh Bừa Bãi Làm Vi Trùng Quen Thuốc

19 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 8794)
Dùng Trụ Sinh Bừa Bãi Làm Vi Trùng Quen Thuốc

Khi dùng trụ sinh bưà bãi, vi trùng sẽ từ từ quen thuốc.
- Bốn chục năm về trước, lần đầu tiên, người ta khám phá rằng vi trùng đã quen thuốc trụ sinh trong nhà thương.
- Năm 1960, vi trùng bệnh lậu gonorrhrea (Neisseria gonorrhea) và vi trùng bệnh tiêu chảy ra máu (Shigella) được phát hiện là có quen thuốc trụ sinh.
- Gần đây, có hai loại vi trùng đã quen thuốc trụ sinh, đến nỗi không thể dùng thuốc để chưã bệnh được nưã. Loại thứ nhất là vi trùng lao (MDR-TB), trong thành phố New York, đã quen nhiều thứ thuốc. Phần lớn những tru_sinh_bua_bai-contentngười mắc bệnh lao ở đây là những bệnh nhân HIV, tù nhân, và một số người vô gia cư. Loại thứ hai tên là Enterocccus, cũng đã quen thuốc Vancomycine. Trong quá khứ vancomycine là thuốc tốt nhất để chưã bệnh do vi trùng enteroccocus (Pharmacy today, December 1999).
- Vi trùng Streptoccocus Pneumoniae cũng đã quen thuốc trụ sinh là một baó hiệu khẩn cấp cho chúng ta. Tại Hoa Kỳ, S. Pneumoniae đứng hàng đầu gây bệnh viêm sưng phổi. Mỗi năm có 500,000 bênh nhân bị bệnh viêm phổi. Và cũng mỗi năm, có 50,000 bệnh nhân bị vi trùng S. Pneumoniae tấn công vào máu, 7 triệu trường hợp bị nhiễm trùng tai, và 3,000 bệnh bị viêm màng óc. Cho tới bây giờ đã có 35 phần trăm vi trùng S. Pneumoniae đã quen thuốc Penicilline, và gần phân nửa quen thuốc cephalosporins. Có nghiã là tiêu chuẩn chữa trị đã không đạt được mức bình thường, và một ngày nào đó sẽ xuất hiện loại vi trùng S. Pneumonia quen thuốc trụ sinh (Contemporary Pediatrics, December 1999).


NGUYÊN NHÂN VI TRÙNG QUEN THUỐC


Có ba nguyên nhân làm vi trùng quen thuốc trụ sinh:
1) Nguyên nhân thứ nhất là do đột biến gen (gen mutations),
2) Nguyên nhân thứ hai là sự trao đổi thông tin gen (exchange of genetic information) giữa các vi trùng,
3) Và, nguyên nhân thứ ba là cách chọn lựa thuốc trụ sinh chữa bệnh trong nhà thương.
- Dùng trụ sinh qúa lố, hay không đúng cách trong nhà thương, trong y viện, hay trong cng đồng, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng đã từng quen thuốc, nảy nở.
- Tuy nhiên, trong một tường trình khác cho thấy có 80 phần trăm thuốc trụ sinh dùng cho ngoại chẩn, khám bệnh trong phòng mạch, và chỉ có 20 phần trăm trụ sinh được dùng trong nhà thương. Người ta nghĩ rằng cần phải để ý đến cách dùng thuốc trụ sinh chữa bệnh ở ngọại chẩn, hay phòng mạch, thí dụ như trị máy hô hấp bị nhiễm trùng, sưng phổi, viêm xoang, viêm cuống họng, và viêm tai, v...v...
- Trong lúc còn đi học hay thực tập, bác sĩ thường dùng trụ sinh kéo dài 10 (mười) ngày, cho mỗi liều thuốc. Nhưng bây giờ bác sĩ lại được khuyên:
- Phải dùng trụ sinh mạnh, tác dụng nhanh.
- Phải dùng lượng thuốc cao, giảm thời gian cho ngắn.
- Phải tránh dùng thuốc trụ sinh có nồng độ thấp, vì sợ không đủ sức ngăn chặn vi trùng.
Theo Tiến sĩ dược khoa G.G.Zhannel thì chính tại cách dùng thuốc trụ sinh kiểu đó có thể làm vi trùng quen thuốc. Chẳng hạn như đang chưã một bênh nhiễm trùng quen thuốc Ampicilline, mà phải thay đổi, dùng một thể loại Penicillines khác. Cũng theo Tiến sĩ Zhannel, quan niệm không phải chỉ giản dị như vậy, mà phải thận trọng thay đổi theo hoàn cảnh, tuỳ theo từng thứ bệnh nhiễm trùng, từng loại vi trùng và từng bệnh nhân (Pharmacy today, December 1999).


NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC LÀM VI TRÙNG QUEN THUỐC


1) Thuốc trụ sinh trong Nông lâm mục
- Tiến sĩ Dược khoa Steven C. Ebert ghi nhận rằng ít ra có tới 50 phần trăm thuốc trụ sinh được dùng trong các nông trại. Dùng trụ sinh để giúp xúc vật lớn mạnh, sinh sản tốt, và giảm nhiễm trùng trứng. Chính vì vậy đã làm cho vi trùng càng ngày càng quen thuốc.
- Ở những nước đang mở mang, tình trạng dùng thuốc càng tệ hơn. Ở Ấn Độ, thuốc trụ sinh dùng cho nông trại nhiều hơn dùng cho bệnh nhân gấp trăm ngàn lần. Nguy hiểm là tính chất quen thuốc trụ sinh của vi trùng trong gen (genes), đã truyền từ vi trùng này qua vi trùng khác, trong súc vật, trong phân phế thải.
- Năm 1998, tại Đan Mạch, vụ trúng độc do vi trùng Salmonella enterica, huyết thanh loại DT 104, đã giết hại nhiều người, cũng là do đã dùng quá nhiều thuốc trụ sinh quinolones cho xúc vật, và vì vậy Salmonella đã quen Quinolones.

2) Dùng thuốc trụ sinh không toa.
Ở nhiều nước khác trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, dùng thuốc trụ sinh không cần toa bác sĩ, vi trùng cũng sẽ bị quen thuốc. Những vi trùng quen thuốc đó sẽ theo phương tiện giao thông dễ dàng trên thế giới ngày nay, di chuyển đi khắp nơi, từ chỗ này qua chỗ khác, từ nước này qua nước khác. Trong một cuộc thí nghiệm ở Đài Loan cho thấy: vi trùng đã rõ ràng quen nhiều thuốc trụ sinh, khi so sánh, thử nghiệm nước tiểu cho bệnh nhân trong phòng cấp cứu, phòng ngoại chẩn, hay cho hoc sinh trung học và bệnh nhân lớn tuổi.

Nói tóm lại, chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm khi dùng thuốc trụ sinh bưà bãi, vì vi trùng sẽ từ từ quen thuốc, sẽ không còn công hiệu khi trị bệnh hiểm nghèo cho chúng ta, cho cộng đồng, và cho cả nhân loại nữa.

 

Tác giả : Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô

(Xem: 8391)
những người già hoạt động xã hội và thể dục nhiều nhất, sẽ lâu chết. Còn những người ít hoạt động nhất, sẽ chết sớm nhất. Hoạt động xã hội và sản xuất năng lực (productive), cũng sống lâu ngang như khi tập thể dục. Tác giả khảo cứu cho rằng kết quả này quan trọng: vì chỉ cần vài động tác nhẹ
(Xem: 8901)
Vì vậy bạn cứ ăn trứng thoải mái , trừ khi bác sĩ khuyên không nên. Tuy vậy cũng đừng nên ăn quá vì theo khuyến cáo của American Heart Association thì lượng cholesterol dung nạp phải thấp hơn 300 mg/ngày , mà một lòng đỏ trứng lớn chứa khoảng 213 mg. Lời khuyên: bạn nên trộn trứng với rau bina (spinach) để tăng thêm lượng chất dinh dưỡng.
(Xem: 8821)
Tiếng rung liên tục của điện thoại di động, điện toán cẩm tay (personal digital assistant-ADP) hoặc những thiết bị bề ngoài có vẻ như cần thiết khác có thể gây cho bạn nhiểu hại hơn là lợi. Tién sị Alice Domar tác giả cuốn Be Happy Without Being Perfect nói “ Tấtcả những thứ đó có thể tạo thêm đáng kể sự căng thẳng tâm thẩn”
(Xem: 8714)
Vì vậy đột quỵ là nguyên nhân thứ hai của tử vong. Nhưng người may mắn có thể sẽ sống sót nhưng phải chịu bị liệt suốt đời. điều này thật là khủng khiếp. Nếu như tất cả chúng ta có thể nhớ phương pháp chích cho máu chảy ra và bắt đầu quá trình cứu người ngay tức khắc, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nạn nhân đã có thể hồi sinh và trở lại bình thường 100% .
(Xem: 9607)
NÊN UỐNG NƯỚC LÚC NÀO
(Xem: 16537)
Quả Đu đủ chín là một món ăn và bổ dưỡng giúp sự tiêu hoá các chất thịt, chất albumin. Quả Đu đủ xanh được chỉ định dùng trong suy thiểu năng tiêu hoá, dạ dày và tuỵ, trong sự giảm dịch vị hay sự lên men dạ dày, trong viêm dạ dày mạn tính, lên men ruột và viêm dạ dày ruột non của trẻ em. Quả Đu đủ xanh dùng ăn sống trong 3 ngày liên tiếp có thể gây sảy thai; quả Đu đủ chín dùng ăn hàng ngày sẽ ức chế sự thụ thai. Hạt thường dùng làm thuốc trị giun. Rễ dùng trị sốt rét và làm thuốc lợi tiểu.
(Xem: 9622)
Những nguyên nhân dưới đây thường gây nên sự mệt mỏi ở bạn trước khi bắt đầu vào công việc: thức quá khuya, ăn kiêng quá mức, tập thể dục quá ít hoặc quá nhiều, uống nhiều cà phê hay rượu bia vào tối hôm trước, bứt rứt trong người, khó ngủ… Khi bạn thật sự mệt mỏi, thường khó tập trung vào công việc. Để lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo, bạn nên thử những cách sau.
(Xem: 8307)
Người hay thức đêm thường ăn khuya. Việc này không chỉ khiến dạ dày khó tiêu hoá, mà còn ảnh hưởng đến cảm giác muốn ăn vào sáng sớm hôm sau, khiến cho dinh dưỡng bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng béo phì.
(Xem: 8638)
Nhịn ăn bắt đầu với sự ngừng bửa ăn đầu tiên và kết-thúc bằng sự biết đói tự-nhiên, trái lại Đói ăn khởi đầu bằng sự trở lại của cái đói-nhiên và chung cuc bằng cái chết … Chỗ mà cái nhịn đói kết- thúc tại là cái đói ăn bắt ăn bắt đầu. Đói ăn là tiêu thụ các mô vào tiêu-thụ các mô lành mạnh làn gầy-yếu cơ-thể, làm suy-kiệt sinh-lực; nhịn ăn là một quá trình tiêu-thụ các chất nguy hại các mô mỡ vô-ích, tăng-gia khí-lực và đem lại cho cơ-thể sự điều-hòa mà ta gọi là sức-khỏe.”
(Xem: 8297)
"Ung thư không bao giờ tự động phát ra, thông thường phải có nguyên nh6an dẫn đến chứng ung thư. Trong khảo cứu của tôi tại Trung Hoa, tôi thấy nhiều tài liệu nói rằng đa số người bị ung thư đều có sạn mật. Một trong những triệu chứng có sạn mật là bạn có cảm tưởng bao tử bị căng phồng khó tiêu hoá, có khi bị đau nhói chỗ gần lá gan." Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị sạn mật thì Bác sĩ Lai Chiu Nan đề nghị một phương pháp tự nhiên để đào thải sạn mật ra khỏi cơ thể. Phương pháp này cũng giúp cho những người có gan yếu, vì túi mật và lá gan có liên quan đến nhau.