Hội nhập
Ghi danh
11:29 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

THÂN XÁC CON NGƯỜI

14 Tháng Tư 20219:53 CH(Xem: 3806)

 

     Chẳng cần gì ai dạy bảo, tự bản thân chúng ta đều nhận thấy phải biết yêu lấy mình. Chẳng ai trong chúng ta nỡ làm mình đau. Phản xạ tự nhiên của chúng ta là cố gắng mưu cầu sự thoải mái cho thân xác mình. 

Linh hon 2

      Chúng ta tự nhận biết mình là “con người”, khác với những loài khác. Chúng ta cũng biết rằng mình là một huyền nhiệm, một thực thể có tính linh thiêng duy nhất trong trời đất. Tuy nhiên, ít bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi: khi tôi nói mình là “con người”, tôi đang có ý gì vậy? Rõ ràng, hai chữ “con người” vẫn còn để lại trong chúng ta nhiều uẩn khúc chưa có lời giải đáp. Nhưng ít ra chúng ta nhận biết được một “con người” nhờ thân xác của họ, cái hữu hình đang hiện diện trước mắt chúng ta. Quả vậy, chẳng có con người nào lại không có thân xác. Cũng chẳng ai có thể hiện hữu bên ngoài thân xác. Không thể có chuyện thân xác ở một nơi, nhưng “người đó” lại ở chỗ khác. Con người hiện hữu trong chính thân xác của mình.

 

Do ảnh hưởng của nhiều phong trào triết học thời xưa, nhiều người vẫn còn tin rằng thân xác là cái cầm tù con người. Họ mường tượng ra hình ảnh linh hồn ở trên trời tìm kiếm một thân xác nào đó rồi “nhập vào” hoặc bị “đày” vào, khiến cho nó cử động. Bởi thế, chính cái thân xác hữu hình này đã kiềm kẹp, không cho linh hồn được giải thoát để đi về miền tiêu diêu cực lạc, vui hưởng trạng thái hạnh phúc thiên thu. Vì thân xác vốn giới hạn, nên nó cũng chịu sự chi phối của không gian và thời gian. Nó sẽ trở nên tiều tuỵ, già yếu, mang lấy những tật bệnh. Nó mang vào trong con người những phiền sầu khổ ải. Nó làm cho con người mệt mỏi bởi những hành vi nó làm. Nó bắt con người phải chịu số phận hư nát của nó… Bởi quan niệm như vậy, người ta hạ thấp thân xác, khinh thường nó, xem nó như là kẻ thù. Họ hành xác, làm cho mình bị thương như một hình thức tu luyện. Có nhiều người còn tự kết liễu cuộc đời mình để giải thoát cho linh hồn, giúp linh hồn không còn chịu sự kiềm kẹp của thể xác…

 

Rõ ràng, đây là một quan niệm hết sức sai lầm. “Thân xác” không tách khỏi “con người”. Đúng ra mà nói, thân xác chính “là” con người. Khi cánh tay tôi đau, là tôi đau. Khi cái chân tôi đau, là tôi đau. Chẳng có một sự phân biệt nào giữa thân xác tôi với tôi cả. Con người tôi được phô bày ra trong thế giới này qua thân xác mà Trời ban cho qua bố mẹ. Khi thân xác này chết, chính là tôi chết. Giáo Hội vẫn dạy rằng con người có xác và hồn. Nhưng không nên hiểu lời dạy này theo nghĩa đây là hai phần riêng biệt và chẳng dính dáng gì với nhau như kiểu xác là chiếc bình, còn hồn là nước nằm trong chiếc bình ấy. Con người là sự kết hợp tinh tuý giữa “cái mà ta thấy” (tức là thân xác) với “cái mà ta không thấy” (linh hồn). Con người vừa mang giá trị hữu hình vừa vô hình, vừa vật chất vừa tinh thần, vừa thể chất vừa thiêng liêng. Như thế, ngay chính nơi thân xác con người đã mang một giá trị cao quý đến nỗi nếu không có thân xác, con người chẳng còn là con người nữa.

 

Chẳng cần gì ai dạy bảo, tự bản thân chúng ta đều nhận thấy phải biết yêu lấy mình. Chẳng ai trong chúng ta nỡ làm mình đau. Phản xạ tự nhiên của chúng ta là cố gắng mưu cầu sự thoải mái cho thân xác mình. Ai cũng mong mình có một thân xác đẹp và hoàn hảo. Ai cũng thích được khen là có cơ thể đẹp, khuôn mặt xinh xắn dễ thương. Tạo Hoá đã đặt để trong chúng ta một bản năng sinh tồn, để khi đói, ta biết kiếm gì đó ăn, khi khát, ta biết kiếm gì đó uống, khi bệnh tật, biết uống thuốc, giữ ấm… Chăm sóc tốt cho bản thân là một thiên hướng căn cốt đã được khắc sâu vào trong mỗi người. Kinh Thánh còn cho chúng ta biết giá trị cao quý của thân xác khi nói rằng thân xác chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa. Người ta sẽ nhìn thấy hình ảnh Thiên Chúa qua thân xác con người. Thân xác con người là báu vật của Tạo Hoá. Chính Thiên Chúa đã khẳng định lại giá trị của thân xác con người khi mặc lấy nó để trở thành một con người thật sự: biết no đủ, biết đói khát, biết khoẻ, biết mệt, biết đau và có thể chết. Thân xác của con người là chính con người ấy. Đó là lý do vì sao chúng ta luôn tôn trọng thân xác của người đã qua đời. Tự nơi đó, ta thấy toát lên một nét linh thiêng khiến chúng ta phải tôn trọng và, phần nào đó, phải khiếp sợ.

 

Chính nơi thân xác mà ta được trải nghiệm tất cả mọi chuyện nhân tình thế thái ở thế giới hữu hình này. Đặc biệt, nhờ có thân xác, ta thấy mình có tương quan với người khác. Thân xác của con người không chỉ là cấu thành của những yếu tố sinh học, nhưng còn là nơi để con người phô bày ra những gì bên trong. Chúng ta không thể có tương quan với “một cái gì đó” trừu tượng, mông lung. Và trong bất kỳ một tương quan nào, chúng ta cũng cần những cái đụng chạm, gặp gỡ, nghe tiếng… Những giác quan trên thân xác này là những kênh truyền để con người mình – vốn là một huyền nhiệm – bắt nhịp với những con người khác – cũng là huyền nhiệm. Khi tương quan trở nên gần gũi và khăng khít hơn thì nó cũng đòi hỏi một sự gần gũi về mặt thân xác. Ban đầu là những cái bắt tay, sau đó là những cái ôm, hôn… và đỉnh cao để thể hiện một tương quan sâu sắc nhất – tình yêu nam nữ – là sự dâng hiến cả thân xác cho nhau. Khi yêu, dĩ nhiên là người ta dành cho nhau tất cả, và không chỉ yêu “trên tinh thần”, yêu bằng linh hồn. Một cách tự nhiên, khi yêu ai thật lòng, ta không ngại ngùng trao dâng cho họ thân xác.

 Linh hon

Chúng ta thể hiện tình yêu của mình cho người khác qua những cử chỉ của thân xác. Những cái vuốt ve chính là cái thể hiện việc mình đang hưởng nếm nét đẹp của thân xác của người đó. Những cái ôm là dấu chỉ của việc mở ra, đón người đó vào lòng và giữ chặt họ gần trái tim mình. Những cái hôn là để trao gửi trọn vẹn yêu thương chất chứa trong tim. Và khi quan hệ tình dục, người ta thể hiện ước muốn thuộc trọn về nhau. Bởi thế, tính dục của con người khác với những loài động vật khác. Trong khi những loài kia chỉ nhắm đến việc thoả mãn hay sinh sản, thì con người còn gửi gắm vào đó một yếu tố tuyệt vời khác: tình yêu. Con người không thể quan hệ tình dục bừa bãi, vì việc quan hệ tình dục hàm chứa một ý nghĩa rất sâu xa, thậm chí là rất linh thánh.

 

Làm hại thân xác, xúc phạm thân xác, làm nhục thân xác mình chính là làm điều có lỗi với Tạo Hoá. Thân xác con người được dựng nên là để chuyển tải tình yêu và chỉ được dùng để hướng đến tình yêu. Phải biết trân quý thân xác mình, nhận thức rằng thân xác ấy là nơi Thiên Chúa ngự trị, và được thánh hoá bằng ân sủng của Thánh Thần, thì con người mới có thể sống giới tính của mình một cách trưởng thành và đúng đắn.

 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ(dongten.net)

Tôi đã từng hiểu đươc rằng, sự tha thứ không bao giờ là đủ, nhưng sự chỉ trách thù hằn, vạch lá tìm sâu, dù chỉ một chút , cũng đã quá thừa. Tôi đã từng hiểu được rằng, sự thật lòng của người nói, quan trọng hơn lời nói. Tôi đã từng hiểu được rằng mỗi ngày trôi qua, chúng ta vừa phải đương đầu với những thử thách, nhưng cũng đừng để vuột mất những điều tốt đẹp có thể sẽ không bao giờ trở lại. Tôi đã từng thấm thía rằng, mỗi người đều có khả năng chuyển đổi những đau khổ và ưu phiền trong cuộc sống của mình thành niềm vui và hạnh phúc thực sự.
• Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện. • Cuộc sống như một bí ẩn, hãy khám phá nó. • Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó. • Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên. • Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó. • Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷ nó.
Lời Chúa và Giáo hội luôn nhắc nhở vợ chồng hãy luôn giữ lòng chung thủy với nhau, đó giới lệnh của Chúa và điểm cao quí của đạo Công giáo, là nền tảng của hạnh phúc gia đình và con cái. Ca dao Việt nam có câu: Mặc ai một dạ đôi lòng, em đây thủ tiết loan phòng chờ anh. Hay là: Mình về tôi cũng về theo, xum vầy phu phụ giầu nghèo có nhau.
Abraham Lincoln là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông là những nông dân mù chữ. Ông không có điều kiện đi học chính thức. Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học qua việc đọc mọi cuốn sách có thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiếu sử, và sách văn chương. Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, ngoài ra ông còn học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông dành nhiều thời gian đọc sách đến nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để khỏi phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
“Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Đến lức phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.” Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối. Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói: “Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”
Muốn tha thứ người khác cần phải biết cảm thông, việc này cho thấy người khoan dung thường không chỉ đạo đức mà còn có trí tuệ để hiểu biết người khác cùng với hoàn cảnh của họ: hiểu biết nhiều sẽ có tấm lòng rộng mở, khoan dung và tha thứ nhiều hơn. Trong cuộc sống, nếu muốn trả thù thì con người có thể thoả mãn cõi lòng hạn hẹp của mình trong một thời gian nào đó ; nhưng nếu sống độ lượng, xoá bỏ lỗi cho người khác, mình sẽ có được niềm vui rộng lớn, dài lâu.
Người cha cũng phải đổ mồ hồi làm lụng để kiếm tiền lo cho gia đình . Nói chung công ơn cha mẹ chúng ta không thể nào đền đáp cho cân xứng . Một mai nếu cha mẹ không còn nữa ,thì chúng ta muốn chăm lo báo đền cũng không còn kịp nữa, và ta sẽ phải ân hận suốt cuộc đời .
1. Trung thực khi nghèo khó. 2. Giản dị khi giàu có. 3. Lịch sự khi có uy quyền. 4. Im lặng khi giận dữ.
Nếu thật ngày mai sẽ.. ngủ say Thì nay tôi sống thế nào đây Lời thương xin nói thay thù hận Hay mãi ngập lòng chuyện đắng cay ?
TA nguyền rủa các thứ tặng vật...chỉ là những điều dối trá và nhạo báng....cái nào cũng giả dối hết...Chẳng có phải là tặng vật đâu...Mà chỉ là thứ cho mượn.... NIỀM VUI -TÌNH YÊU - DANH TIẾNG - CỦA CẢI....chỉ là vỏ bọc tạm thời.....! Chỉ có cái CHẾT là VĨNH CỬU......!