Hội nhập
Ghi danh
9:45 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

CHÚNG TA CÓ THẬT SỰ BIẾT LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC KHÔNG?

09 Tháng Giêng 20205:21 CH(Xem: 6605)

 

Ai trong chúng ta chưa bao giờ nghe bạn bè, người thân than phiền mình: “Bạn không nghe tôi gì hết!” chưa? Biết lắng nghe là một nghệ thuật khó khăn, nhưng không phải là không làm được!

Lang nghe

Chúng ta tất cả đều nhớ về một kinh nghiệm “mình đã thất bại.” Rõ ràng là mình đang ở trước mặt người đối diện, nhưng đầu óc mình để chỗ khác, lo nghĩ chuyện khác. Có phải đó là một ngày làm việc khó khăn, khi về nhà mình không để công việc ở sở qua một bên không? Có phải vì các con mãi chơi không nghe cha mẹ dặn dò không? Các hành vi đôi khi có tính cách khiêu khích này làm chúng ta không lắng nghe người thân. 

Vì sao chúng ta không biết lắng nghe người khác?

Đôi khi chúng ta mãi theo suy nghĩ của mình để rồi ngưng ngang câu người đối diện vừa bắt đầu nói, nhất là khi chúng ta đã biết: đôi khi đúng, nhưng cũng có khi sai! Chúng ta có bỏ thì giờ ra để nghe cho xong câu nói trước khi trả lời không? Chúng ta có tôn trọng sự chậm chạp diễn tả, đôi khi rất tỉ mỉ của người đối diện, nhất là khi chúng ta được trời phú cho đầu óc nhanh nhẹn không? Đôi khi sự lắng nghe của chúng ta bị giai đoạn vì người kia nhắc đến một kỷ niệm mà chỉ nghe một chữ thôi cũng đủ làm chúng ta nhớ lại các kỷ niệm khác. Khi đó chúng ta đi vào câu chuyện cá nhân của mình: “Cũng như tôi…!” và chúng ta độc quyền kể!

Đôi khi chúng ta xúc động mạnh khi nghe kể về một hoàn cảnh. Chúng ta để mình bị xâm chiếm bởi các cảm xúc giận dữ, sợ hãi, phẫn nộ mà chúng ta thường không biết nguồn gốc, nó đến làm xáo trộn, thậm chí làm ngừng mọi khả năng lắng nghe, và có nguy cơ tạo các phản ứng không phù với hoàn cảnh thực tế lúc đó.

Lắng nghe có những đòi hỏi của nó

Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải ngừng sinh hoạt của mình. Các bạn có thấy biết bao nhiêu lần trẻ con đặt các câu hỏi tế nhị đúng lúc chúng ta bận nhất không? Nếu chúng ta không thể ngừng lại, thì chúng ta phải nhớ để sau đó trả lời cho các con. Lắng nghe đòi hỏi phải biết im và phải có một sự im lặng nội tâm. Nếu các mối bận tâm chiếm hết đầu óc thì chúng ta không còn khả năng tiếp thu được.

Lắng nghe là cởi mở. Nếu chúng ta vẫn bám vào cái nhìn của mình, các xác quyết, các vững tin của mình thì chúng ta đặt rào cản để không tiếp nhận câu chuyện của người khác. Lắng nghe đòi hỏi một tấm lòng nhân hậu nội tâm. Thái độ này sẽ dễ dàng nếu chúng ta có được một bầu khí thanh thản, và nó sẽ khó hơn khi có quá nhiều căng thẳng.

Vợ chồng và gia đình là nơi đào tạo tuyệt vời cho khả năng lắng nghe này. Khả năng lắng nghe sẽ tùy thuộc vào bình an nội tâm của chúng ta và cũng tùy thuộc vào khả năng có một độ lùi của chính bản thân. Nó đòi hỏi một sự hiểu biết về bản thân, điều này có được từ từ nhờ chúng ta ý thức được “các thất bại” trong lãnh vực này của mình. 

Lắng nghe, một đức tính kitô giáo

Chính Chúa Giêsu cũng rất coi trọng việc lắng nghe khi Ngài nói: “Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe” (Lc 8, 18). Lắng nghe người khác là nhận một món quà mà chỉ có người đó mới có thể tặng. Có phải anh em chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần đó không? Chúng ta có đặt tâm hồn mình sẵn sàng để đón nhận họ không? Tiến bước trên con đường này là mở lòng ra với mọi người đến với chúng ta, có phải đó là học để lắng nghe Chúa và để Ngài biến đổi chúng ta đó không?

Và nếu trong lời cầu nguyện của chúng ta, khi chúng ta cần nói lên lòng biết ơn, các lo âu, các lời cầu xin thì chúng ta phải học thinh lặng, lắng đọng các tưởng tượng của mình để trở thành người biết lắng nghe, khi đó chúng ta mới có thể nghe Chúa Thánh Thần muốn nói gì với mình. Chúng ta mới tiếp nhận Lời Chúa như hạt giống rơi vào mãnh đất màu mỡ và mang hoa trái.

Bằng cách thực tập các bài tập nhỏ này mỗi ngày giữa người thân trong gia đình, giữa bạn bè, và khi có được sự tiếp nhận nội tâm thì chúng ta sẽ tiến bộ dần dần. Lúc đó tâm hồn chúng ta sẽ dịu dàng khi nói với Chúa như người thanh niên trẻ Samuen đã nói: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” (1Sm 3, 9).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (Rolande Faure, phanxico.net)

Tôi đã từng hiểu đươc rằng, sự tha thứ không bao giờ là đủ, nhưng sự chỉ trách thù hằn, vạch lá tìm sâu, dù chỉ một chút , cũng đã quá thừa. Tôi đã từng hiểu được rằng, sự thật lòng của người nói, quan trọng hơn lời nói. Tôi đã từng hiểu được rằng mỗi ngày trôi qua, chúng ta vừa phải đương đầu với những thử thách, nhưng cũng đừng để vuột mất những điều tốt đẹp có thể sẽ không bao giờ trở lại. Tôi đã từng thấm thía rằng, mỗi người đều có khả năng chuyển đổi những đau khổ và ưu phiền trong cuộc sống của mình thành niềm vui và hạnh phúc thực sự.
• Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện. • Cuộc sống như một bí ẩn, hãy khám phá nó. • Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó. • Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên. • Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó. • Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷ nó.
Lời Chúa và Giáo hội luôn nhắc nhở vợ chồng hãy luôn giữ lòng chung thủy với nhau, đó giới lệnh của Chúa và điểm cao quí của đạo Công giáo, là nền tảng của hạnh phúc gia đình và con cái. Ca dao Việt nam có câu: Mặc ai một dạ đôi lòng, em đây thủ tiết loan phòng chờ anh. Hay là: Mình về tôi cũng về theo, xum vầy phu phụ giầu nghèo có nhau.
Abraham Lincoln là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông là những nông dân mù chữ. Ông không có điều kiện đi học chính thức. Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học qua việc đọc mọi cuốn sách có thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiếu sử, và sách văn chương. Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, ngoài ra ông còn học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông dành nhiều thời gian đọc sách đến nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để khỏi phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
“Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Đến lức phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.” Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối. Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói: “Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”
Muốn tha thứ người khác cần phải biết cảm thông, việc này cho thấy người khoan dung thường không chỉ đạo đức mà còn có trí tuệ để hiểu biết người khác cùng với hoàn cảnh của họ: hiểu biết nhiều sẽ có tấm lòng rộng mở, khoan dung và tha thứ nhiều hơn. Trong cuộc sống, nếu muốn trả thù thì con người có thể thoả mãn cõi lòng hạn hẹp của mình trong một thời gian nào đó ; nhưng nếu sống độ lượng, xoá bỏ lỗi cho người khác, mình sẽ có được niềm vui rộng lớn, dài lâu.
Người cha cũng phải đổ mồ hồi làm lụng để kiếm tiền lo cho gia đình . Nói chung công ơn cha mẹ chúng ta không thể nào đền đáp cho cân xứng . Một mai nếu cha mẹ không còn nữa ,thì chúng ta muốn chăm lo báo đền cũng không còn kịp nữa, và ta sẽ phải ân hận suốt cuộc đời .
1. Trung thực khi nghèo khó. 2. Giản dị khi giàu có. 3. Lịch sự khi có uy quyền. 4. Im lặng khi giận dữ.
Nếu thật ngày mai sẽ.. ngủ say Thì nay tôi sống thế nào đây Lời thương xin nói thay thù hận Hay mãi ngập lòng chuyện đắng cay ?
TA nguyền rủa các thứ tặng vật...chỉ là những điều dối trá và nhạo báng....cái nào cũng giả dối hết...Chẳng có phải là tặng vật đâu...Mà chỉ là thứ cho mượn.... NIỀM VUI -TÌNH YÊU - DANH TIẾNG - CỦA CẢI....chỉ là vỏ bọc tạm thời.....! Chỉ có cái CHẾT là VĨNH CỬU......!