Hội nhập
Ghi danh
12:39 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

CHÚNG TA CÓ THẬT SỰ BIẾT LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC KHÔNG?

09 Tháng Giêng 20205:21 CH(Xem: 6630)

 

Ai trong chúng ta chưa bao giờ nghe bạn bè, người thân than phiền mình: “Bạn không nghe tôi gì hết!” chưa? Biết lắng nghe là một nghệ thuật khó khăn, nhưng không phải là không làm được!

Lang nghe

Chúng ta tất cả đều nhớ về một kinh nghiệm “mình đã thất bại.” Rõ ràng là mình đang ở trước mặt người đối diện, nhưng đầu óc mình để chỗ khác, lo nghĩ chuyện khác. Có phải đó là một ngày làm việc khó khăn, khi về nhà mình không để công việc ở sở qua một bên không? Có phải vì các con mãi chơi không nghe cha mẹ dặn dò không? Các hành vi đôi khi có tính cách khiêu khích này làm chúng ta không lắng nghe người thân. 

Vì sao chúng ta không biết lắng nghe người khác?

Đôi khi chúng ta mãi theo suy nghĩ của mình để rồi ngưng ngang câu người đối diện vừa bắt đầu nói, nhất là khi chúng ta đã biết: đôi khi đúng, nhưng cũng có khi sai! Chúng ta có bỏ thì giờ ra để nghe cho xong câu nói trước khi trả lời không? Chúng ta có tôn trọng sự chậm chạp diễn tả, đôi khi rất tỉ mỉ của người đối diện, nhất là khi chúng ta được trời phú cho đầu óc nhanh nhẹn không? Đôi khi sự lắng nghe của chúng ta bị giai đoạn vì người kia nhắc đến một kỷ niệm mà chỉ nghe một chữ thôi cũng đủ làm chúng ta nhớ lại các kỷ niệm khác. Khi đó chúng ta đi vào câu chuyện cá nhân của mình: “Cũng như tôi…!” và chúng ta độc quyền kể!

Đôi khi chúng ta xúc động mạnh khi nghe kể về một hoàn cảnh. Chúng ta để mình bị xâm chiếm bởi các cảm xúc giận dữ, sợ hãi, phẫn nộ mà chúng ta thường không biết nguồn gốc, nó đến làm xáo trộn, thậm chí làm ngừng mọi khả năng lắng nghe, và có nguy cơ tạo các phản ứng không phù với hoàn cảnh thực tế lúc đó.

Lắng nghe có những đòi hỏi của nó

Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải ngừng sinh hoạt của mình. Các bạn có thấy biết bao nhiêu lần trẻ con đặt các câu hỏi tế nhị đúng lúc chúng ta bận nhất không? Nếu chúng ta không thể ngừng lại, thì chúng ta phải nhớ để sau đó trả lời cho các con. Lắng nghe đòi hỏi phải biết im và phải có một sự im lặng nội tâm. Nếu các mối bận tâm chiếm hết đầu óc thì chúng ta không còn khả năng tiếp thu được.

Lắng nghe là cởi mở. Nếu chúng ta vẫn bám vào cái nhìn của mình, các xác quyết, các vững tin của mình thì chúng ta đặt rào cản để không tiếp nhận câu chuyện của người khác. Lắng nghe đòi hỏi một tấm lòng nhân hậu nội tâm. Thái độ này sẽ dễ dàng nếu chúng ta có được một bầu khí thanh thản, và nó sẽ khó hơn khi có quá nhiều căng thẳng.

Vợ chồng và gia đình là nơi đào tạo tuyệt vời cho khả năng lắng nghe này. Khả năng lắng nghe sẽ tùy thuộc vào bình an nội tâm của chúng ta và cũng tùy thuộc vào khả năng có một độ lùi của chính bản thân. Nó đòi hỏi một sự hiểu biết về bản thân, điều này có được từ từ nhờ chúng ta ý thức được “các thất bại” trong lãnh vực này của mình. 

Lắng nghe, một đức tính kitô giáo

Chính Chúa Giêsu cũng rất coi trọng việc lắng nghe khi Ngài nói: “Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe” (Lc 8, 18). Lắng nghe người khác là nhận một món quà mà chỉ có người đó mới có thể tặng. Có phải anh em chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần đó không? Chúng ta có đặt tâm hồn mình sẵn sàng để đón nhận họ không? Tiến bước trên con đường này là mở lòng ra với mọi người đến với chúng ta, có phải đó là học để lắng nghe Chúa và để Ngài biến đổi chúng ta đó không?

Và nếu trong lời cầu nguyện của chúng ta, khi chúng ta cần nói lên lòng biết ơn, các lo âu, các lời cầu xin thì chúng ta phải học thinh lặng, lắng đọng các tưởng tượng của mình để trở thành người biết lắng nghe, khi đó chúng ta mới có thể nghe Chúa Thánh Thần muốn nói gì với mình. Chúng ta mới tiếp nhận Lời Chúa như hạt giống rơi vào mãnh đất màu mỡ và mang hoa trái.

Bằng cách thực tập các bài tập nhỏ này mỗi ngày giữa người thân trong gia đình, giữa bạn bè, và khi có được sự tiếp nhận nội tâm thì chúng ta sẽ tiến bộ dần dần. Lúc đó tâm hồn chúng ta sẽ dịu dàng khi nói với Chúa như người thanh niên trẻ Samuen đã nói: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” (1Sm 3, 9).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (Rolande Faure, phanxico.net)

Dù mệt mỏi cũng đừng gục ngã, hãy nghĩ đến sự mong đợi của Cha Mẹ và người thân mà tiếp tục cố gắng. Dù chán nản cũng đừng buông xuôi. Vì vấn đề không phải ở công việc, mà là chính mình, nên trân trọng mỗi sự lựa chọn của bản thân. Dù muộn phiền cũng đừng than thở. Vì ai cũng có việc riêng, không thể giúp ta mãi, nên mạnh mẽ một chút! Tận hưởng những gì đang làm, dù bị đả kích cũng đừng bi quan mà mất ý chí. Bởi chẳng ai sanh ra liền có thể giải quyết mọi chuyện hoàn hảo, mà phải cố gắng hết mình từng công việc một. Đừng vội nghĩ mình cô độc. Kỳ thật rất ít người hiểu rõ cô độc là gì? Có người thân, có bạn hữu, chưa từng trải qua mưa bão cuộc đời thì cô độc từ đâu đến?
Trong cuộc đời này! đôi khi ta là khách trọ đối với một ai đó. Ta đến với họ, và rồi sẽ ra đi. Nhưng đôi khi, ta là nhà trọ cho một ai đó nghỉ ngơi, tiếp sức để họ tiếp tục hành trình cuộc đời. Và họ sẽ ra đi. Đừng níu giữ! Hãy nhớ rằng: Trong Cuộc Đới Này... Có những người sẽ không bao giờ đi qua cuộc đời ta. Nhưng có những người sẽ đến với ta 1 lần, và mãi mãi không rời xa ta. Ta gọi họ là Tri Kỷ.
bong_hoa_14thực" là bác sỉ Tawfik Hamid, một nhà thông thái Ai cập với bằng cấp Y sỉ nội khoa và bằng Cao học tâm lý nhận thức và kỷ thuật giáo dục. From the heart of a Muslim Từ đáy lòng của một người Hồi Giáo chân thực. Tôi được sinh ra là người Hồi Giáo và đã sống suốt cuộc đời như một tín đồ Hồi Giáo. Sau những cuộc tấn công khủng bố man rợ khắp nơi trên thế giới của hành tinh này qua bàn tay của những anh em hồi giáo của tôi, và sau quá nhiều hành vi bạo lực của những tín đồ hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới, tôi - một người hồi giáo và là một con người, cảm thấy có trách nhiệm nói lên và kể ra sự thật để bảo vệ cho thế giới, kể cả người hồi giáo, tránh khỏi một tai họa có thể thấy trước và một trận chiến giữa các nên văn minh. Tôi phải thừa nhận rằng giáo huấn hiện hành của hồi giáo kích động bạo lực và sự thù ghét đối với những người không phải là tín đồ hồi giáo. Chúng ta, những người hồi giáo là những kẻ cần phải thay đổi. Cho đến nay, chúng ta vẫn chấp nhận c
Cuộc đời có những đạo nghĩa mà bất cứ ai cũng phải nhớ, vì đó là những giá trị tốt đẹp và cao quý . Cuộc đời là biển khổ mênh mông chưa biết ngày nào mới dứt. Con người ai cũng mê mải chạy theo tham ái sân si mà đôi khi quên đi những giá trị lớn lao hơn. Người ta có giàu có đến mấy, tiền bạc có chất như núi thì đên khi rời bỏ cuộc đời mà đi, cũng chỉ ra đi tay trắng. Người mất rồi, giàu có hay nghèo hèn cũng đắp chung nắm đất.
Khó khăn rồi sẽ qua đi thôi!. Giống như cơn mưa ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cuối cùng cũng sẽ trời quang mây tạnh. Cuộc sống này vẫn tiếp tục từng phút từng giây, dù có hạnh phúc hay bi thương. Nhanh quá thế, mà buồn cũng quá thế. Chớp mắt xong là đã một đời người. Day dứt lắm những gì từ tuổi trẻ. Chưa kịp làm, hẹn đó, để rồi thôi
Cám ơn cuộc sống vì đã dạy tôi biết cách tha thứ. Học cách tha thứ cho người khác cũng chính là học cách tha thứ cho bản thân mình.Cám ơn cuộc sống vì đã cho tôi là con của bố mẹ tôi. Cho tôi cảm nhận được tình thương bao la từ ánh mắt trìu mến, những cử chỉ thân thương và cả từ nhịp đập trái tim luôn dõi theo tôi từng giờ từng phút từng giây, luôn ước mong cho tôi cuộc sống tốt đẹp hơn. Cảm giác ấy chân thành và sâu sắc,điều mà tôi không cảm nhận được từ ai.
Đừng "Định" và "Sẽ" nữa, hãy "Đang" đi thôi.. Thực ra đường đời có nhiều ngã rẽ bất ngờ mà ta không thể biết trước được. Lòng người cũng khó có thể đoán bao lâu sẽ đổi thay. Đời người thì ngắn, dài tùy số phận trời cho. Vậy ta nên trân trọng những gì tốt đẹp đang diễn ra, hãy chăm sóc và bảo vệ nó, đấu tranh vì nó - cái hạnh phúc mà không dễ dàng gì đạt được sau ngần ấy những trải nghiệm trong cuộc sống.
Bạn sẽ nhìn thế giới bằng con mắt thù hận hay thân thiện? Nếu phải ra sống bên lề đường, và trở nên vô hình đối với người đi đường, bạn sẽ phản ứng làm sao? Nếu bạn có gia đình, hẳn là người thân của bạn cũng khó tránh khỏi khổ đau. Một tai họa như thế sẽ hủy diệt bạn hay cho bạn thêm trí tuệ?
Hạnh phúc là điều ai cũng cần. Đời sống hằng ngày là cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc, không chỉ mong có được niềm hạnh phúc, mà còn là hạnh phúc hơn. Có nhiều cách giúp chúng ta hạnh phúc, có thể có cách xem chừng "ngớ ngẩn", nhưng lại không phải vậy. Chúng ta mơ xa quá nên không nhận thấy hạnh phúc có khi đang ở xung quanh mình.
Tôi đã đọc và suy nghĩ rất nhiều.... 6 con người ấy không chết vì cái lạnh bên ngoài, mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn họ. Cuộc sống không hề bằng phẳng, những thử thách luôn chực chờ trước mắt. Nó không buông tha ai cả, dù bạn thuộc màu da nào, dù bạn tốt hay xấu, giàu hay nghèo. Điều cốt yếu là cách bạn vượt qua những trắc trở ấy. Bạn sẽ một mình đương đầu? Sống vị kỷ với thế giới chung quanh? Giữ khư khư “một que củi nhỏ” để rồi chết cóng, hay góp thành một khối lửa to để sống sót qua “những đêm giá buốt” của cuộc đời? Không ai có thể quyết định thay bạn. Một vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn nếu có được sự góp sức suy nghĩ của nhiều cái đầu, một nỗi buồn sẽ vơi nhanh hơn nếu có được sự sớt chia, đồng cảm và tất nhiên, niềm vui sẽ được nhân lên nếu ta chia sẻ với nhiều người.