Hội nhập
Ghi danh
9:47 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

SUY NGẪM VỀ TIỀN BẠC.

17 Tháng Tư 201610:31 CH(Xem: 11652)

Bạn sẽ nhìn thế giới bằng con mắt thù hận hay thân thiện? Nếu phải ra sống bên lề đường, và trở nên vô hình đối với người đi đường, bạn sẽ phản ứng làm sao? Nếu bạn có gia đình, hẳn là người thân của bạn cũng khó tránh khỏi khổ đau. Một tai họa như thế sẽ hủy diệt bạn hay cho bạn thêm trí tuệ?

cho tien

Bạn sẽ làm gì nếu tất cả tài sản và tiền bạc của bạn mất đi trong nháy mắt? Điều đó vẫn xảy ra hằng ngày đối với hàng ngàn người trên thế giới; vì thế, việc quán tưởng hay suy ngẫm về một điều có thể xảy ra như vậy không phải là điều viễn vông.

Hãy thử tưởng tượng trong chốc lát rằng bạn không có việc làm, và cũng không còn một đồng xu: bạn sẽ làm gì? Cảm giác thế nào? Bạn sẽ nhìn thế giới bằng con mắt thù hận hay thân thiện? Nếu phải ra sống bên lề đường, và trở nên vô hình đối với người đi đường, bạn sẽ phản ứng làm sao?

Nếu bạn có gia đình, hẳn là người thân của bạn cũng khó tránh khỏi khổ đau. Một tai họa như thế sẽ hủy diệt bạn hay cho bạn thêm trí tuệ?

Trở thành khánh kiệt và không thể làm tròn bổn phận của mình là điều chúng ta không muốn xảy ra cho bất cứ một ai. Nhưng khi quán tưởng, suy ngẫm như thế về tiền của cải và tiền bạc – tưởng tượng rằng bỗng nhiên ta hoàn toàn không còn gì, phải đối mặt trực tiếp với cuộc đời, mà không có sự bảo vệ, che chở bằng tài sản – chúng ta có thể đạt được trí tuệ về nỗi sợ hãi khi kiếm sống.

Khi quán tưởng như thế, hãy xem chúng ta phụ thuộc vào tiền bạc đến mức độ nào. Có tiền , chúng ta có nhiều lựa chọn: có nhà; được đi du lịch; có thể nghỉ hưu sớm; được chữa trị bởi các bác sĩ giỏi; con cái chúng ta có thể theo học ở những trường danh giá nhất.

Không có tiền, dường như có quá nhiều rủi ro: không có nhà; gia đình không được đảm bảo; sức khỏe và ngay việc có được mâm cơm trên bàn cũng là điều không chắc chắn. Tuền bạc dường như đã chạm vào tận huyết mạch của ta: đó là lòng ham sống.

Nhưng nếu tài sản chúng ta biến mất, hoàn cảnh đó có thể đánh gục ta hay ta có thể trở nên chín chắn hơn? Ngược lại, nếu có thật nhiều tiền, chúng ta có làm chủ cuộc đời mình không? Có hay không có tiền, chúng ta trở nên một người hoàn toàn khác không? Việc quán tưởng về tiền bạc và của cải giúp ta nghĩ đến những điều có thể xảy ra này.

"Quán tưởng về tài sản" giúp ta khám phá tất cả những điều ta vẫn thường nghĩ về tiền, giúp ta mổ xẻ được những "nỗi lo sợ về tiền bạc". Có thể là chúng ta có tiền, nhưng sợ mất chúng; hoặc đã mất chúng, và tha thiết mong tìm lại được.

Có thể chúng ta đang cần tiền, và đang lo lắng không biết làm sao kiếm được nhiều tiền hơn; hay chúng ta ra vẻ có tiền vì chúng ta hy vọng sẽ sớm có được một số tiền. Có thể ta có rất nhiều tiền và ta biết nhiều người cũng dòm ngó muốn có số tiền đó, hay chúng ta mặc cảm tội lỗi vì con cái chúng ta đã bị đồng tiền làm hư hỏng.

Bằng việc cảm nhận mọi khía cạnh của đồng tiền – sự lo lắng vật chất, nỗi bất an tinh thần, sự tự tại, ngay cả nỗi lo sợ bị làm nô lệ co tiền bạc – chúng ta có thể trở nên thành thật hơn với bản thân về sự dính mắc hay e dè trước đồng tiền.

Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên; đôi khi nó thật cám dỗ nhưng có lúc ta cũng ghê sợ nó; nó giúp ta thực hiện được nhiều điều mà đôi khi cũng làm trở ngại ta.

Từ đó, ta cũng hiểu rõ hơn những nghịch lý của đồng tiền: càng cần đến tiền, ta càng ít có nó; càng có nhiều tiền, ta càng muốn có thêm. Có người làm thật nhiều mà kiếm chẳng được bao nhiêu tiền; kẻ khác dường như làm rất ít mà tiền vô như nước.

Khi quán tưởng đến của cải, tiền bạc bằng cách đó, ta khám phá ra rằng tiền là một trong những nghịch lý của cuộc đời, khiến ta có cái nhìn rộng hơn về tíng chất khó lường và hay thay đổi của đồng tiền cũng như của của cải vật chất.

Khi quán tưởng về của cải, chúng ta có thể cũng nên suy ngẫm về thế giới quanh ta. Một cặp vợ chồng nổi tiếng đưa nhau ra tòa vì không biết phải chia nhau 120 triệu đôla như thế nào; suốt hàng thập kỷ qua vẫn có khoảng bốn mươi tám ngàn đứa trẻ chết đói mỗi ngày;

Các nước trên thế giới chi trả hàng tỷ đô la cho chi phí quân sự; bác hàng xóm lúc nào cũng dang tay giúp đỡ những người cơ nhỡ dù chỉ với ít đồng tiền; những kẻ cướp của, giết người; công việc từ thiện và những ngườoi khốn khó...

Khi chúng ta khai triển quan điểm của mình về của cải và tiền bạc theo hướng đó, thì tiền bạc, của cải không là mối quan tâm của cà nhân nữa mà là phương cách để ta có thể thấu hiểu thế giới quanh ta.

Quán tưởng về của cải và tiền bạc giúp ta tự hỏi về sự hiểu biết của bản thân đối với đồng tiền. Thực sự có điều gì ở bên ngoài có thể mang đến cho ta hạnh phúc hay sự an toàn bền vững trong một thế giới luôn đổi thay không?

Tiền bạc và của cải vật chất có thật sự đem lại niềm vui cho ta? Chắc chắn là chúng ta cần phải có tiền để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu; nhưng không có tiền bạc nào có thể giúp ta làm giảm đi sự đau đớn của đức con bị bệnh ung thư máu chẳng hạn.

Cũng không có tiền bạc nào có thể làm cho cha mẹ ta chậm già đi hay trả lại cho ta tuổi trẻ. Tiền bạc cũng không giúp cho ta trở thành một nghệ sĩ tài hoa hay một người bạn tốt; nó cũng không khiến ngọn gió trở nên mát lành hay bầu trời xanh trong hơn.

Có thể đồng tiền là một vấn đề hoàn toàn bao quát hơn? Trong một cuộc hội thảo về "Tài sản và giá trị của nó", một thành viên đã định nghĩa tài sản là có thật nhiều những gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Khi quán tưởng tài sản theo quan điểm này, ta khám phá ra rằng chúng ta đang nói đến một vấn đề thật sâu xa: đó là cảm giác an lạc của bản thân. Chúng ta có thể nào tìm lại được tài sản ban đầu của mình, hạnh phúc của chúng ta: cảm giác tự tại về giá trị và sự giàu sang của ta đơn giản chỉ vì chúng ta hiện hữu?

Chúng ta có thể sống trong thế giới luôn biến đổi và đầy áp lực này mà cảm thấy thoải mái, tự tin, đầy năng lực, và hoan hỷ không? Nếu quán sát đến tận gốc rễ của đồng tiền, chúng ta phải tự hỏi mình một câu hỏi rất căn bản: chúng ta có tự tại với cuộc sống của mình?

Phát triển được một mối liên hệ có ý nghĩa đối với tài sản và tiền bạc là thử thách chính yếu của công việc. Chúng ta làm việc để thành tựu nhiều thứ; nhưng để được trả lương – bằng ngân phiếu, lợi nhuận, tài khoản, phí, tiền mặt, của cải vật chất – là chính.

Dĩ nhiên, khi nói đến tiền bạc, cũng có nhiều điều để làm: sự chính xác và cẩn trọng, cân đối tài khoản, trả các chi phí đúng thời hạn, đừng ăn cắp hay lường gạt, đóng thuế, giúp đỡ người khác khi có thể. Nhưng những vấn đề gay go, nghiêm trọng mà tiền bạc và tài sản có thể khiến ta phải đối mặt thì quan trọng hơn – và khi quán tưởng về chúng giúp ta quán sát chúng một cách rốt ráo.

Chúng ta cảm nhận thế nào về đồng tiền ? Cảm thấy bị đe dọa, ám ảnh, ngại ngùng, lo âu hay dễ chịu? Những cảm giác này nói điều gì về chúng ta? Chúng ta có đủ nghị lực để đối mặt với cuộc đời nếu ta thiếu thốn tiền bạc hơn hiện tại? Nếu thiếu thốn tiền bạc, ta có cảm thấy bất an hơn trong cuộc sống?

ST

Ông trời cho ta khả năng nhìn thấy thì sẽ sắp xếp cho ta những bài học về sự mất đi, mất đi để có thể nhìn thấy. Nhìn thấy hạnh phúc mình đang nắm giữ.!!!
Khoảng cách xa nhất trên đời này không phải là tình thương không được đáp mà là đem trái tim lạnh giá của mình để đối với người yêu thương mình.
Thế đấy, đứng trước nỗi đau của mình, ai cũng nghĩ mình thật nhỏ bé và lối thoát duy nhất dường như chính là cái chết. Nhưng tôi tin, chết chỉ là chạy trốn một cách hèn nhát thôi, nó chẳng giải quyết được gì ngoài việc đánh mất tất cả những gì còn lại, mà lẽ ra, với những thứ ấy, biết đâu sẽ làm được tốt hơn. Vì thế phải suy nghĩ kỹ trước khi nhảy xuống…
Bạn không cảm thấy đói vào bữa trưa Thiếu ngủ có thể làm cho bạn luôn muốn ăn nhiều hơn hoặc cảm thấy không muốn ăn gì cả. Đồng hồ sinh học của bạn có cảm giác bất thường, đó là lý do tại sao rất nhiều người bị mất hoặc tăng cân trong thời gian bị mất ngủ.
Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sông cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.
Tôi đã học được từ cuộc sống: mình phải mất nhiều năm để tạo lòng tin nơi người khác nhưng lại có thể đánh mất nó chỉ trong một giây ... Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi phải luôn cẩn trọng vì những lỗi lầm tôi gây ra trong một khoảnh khắc, có thể làm tôi hối hận cả một đời
Nếu bạn gieo khiêm tốn, bạn sẽ gặt cao thượng. Nếu bạn gieo kiên trì, bạn sẽ gặt chiến thắng. Nếu bạn gieo kính trọng, bạn sẽ gặt hòa thuận. Nếu bạn gieo chăm chỉ, bạn sẽ gặt thành công.
Đừng làm mòn giá trị của bản thân bởi việc so sánh với người khác, bởi mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt.
Trên đời khỏang cách xa nhất không phải là ở ngay trước mắt mà là mến nhau lại không giữ được. Khoảng cách xa nhất trên đời không phải mến thương lại không giữ được mà là tình thương không được đáp....
Ba điều nhỏ không được coi thường : - Lỗ hổng nhỏ đủ đắm tàu - Đốm lửa nhỏ có thể cháy nhà - Con sâu bé đủ hại người Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được: