Hội nhập
Ghi danh
6:26 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1537)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5010)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15607)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Thứ Sáu là ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh, vậy tại sao là tốt lành?

30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24008)
Thứ Sáu Tuần Thánh
chua_chet_thap_gia_111-large
Tại sao Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành? Thứ Sáu là ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh, vậy tại sao là tốt lành?

Đây là vấn đề gây “rối trí” không chỉ đối với trẻ em mà cả nhiều người lớn. Chúng ta không nói Thứ Sáu Tuần Thánh là tốt, vì đó là ngày Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá. Làm sao Thứ Sáu Tuần Thánh có thể là tốt khi mà chính tội lỗi chúng ta đã giết chết Thiên Chúa?
thao_dinh_chua_119__2_-large-content
Nhưng Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành vì Đức Kitô, qua cái chết của Ngài, đã tỏ lòng thương xót bao la đối với nhân loại, và đã cứu chuộc chúng ta. Tốt lành ở đây có nghĩa là thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày thánh và quan trọng đối với các Kitô hữu Đông phương, cả Công giáo và Chính thống giáo. Thứ Sáu Tuần Thánh cũng được gọi là ngày thánh trong ngôn ngữ Rôma.

Anh ngữ gọi Thứ Sáu Tuần Thánh là Thứ Sáu Tốt Lành (Good Friday). Không rõ nguồn gốc, một số người cho là do cách nói “God's Friday” (Thứ Sáu của Chúa) mà thành; một số người khác lại cho là do Đức ngữ là Gute Freitag, chứ không là gốc Anh ngữ. Đôi khi, ngày này được người Anglo-Saxons gọi là “Thứ Sáu Dài” (Long Friday), trong tiếng Đan Mạch cũng vậy. Đức ngữ gọi ngày Thứ Sáu Tốt Lành là Karfreitag – nghĩa là Thứ Sáu Đau Buồn hoặc Thứ Sáu Đau Khổ.

Chẳng ai rõ nguồn gốc, nhưng lý lẽ thần học rất giống cách diễn tả trong Giáo lý Baltimore: Thứ Sáu Tuần Thánh là tốt vì chính cái chết của Đức Kitô dẫn tới sự sống lại trong Chúa Nhật Phục Sinh, đem lại sự sống mới cho những người tin.

Thứ Sáu Tuần Thánh có là ngày buộc?

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, người Công giáo tưởng niệm sự đóng đinh và sự chết của Đức Kitô, gọi là Cuộc Khổ Nạn. Người Công giáo được khuyến khích tham dự nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Đức Kitô vào Thứ Sáu Tuần Thánh để chuẩn bị đầy đủ cho sự sống lại của Đức Kitô vào Chúa Nhật Phục Sinh, như vậy Thứ Sáu Tuần Thánh không là ngày buộc. Tuy nhiên, đây lại là ngày buộc ăn chay và kiêng thịt.

Tháng 7-2007, cựu giáo hoàng Biển Đức XVI, trong Tự sắc Summorum Pontificum, đã duy trì Thánh lễ Latin Truyền thống là một trong hai dạng Thánh lễ được duy trì, người ta cho rằng ngài cũng sẽ xem lại các “Lời nguyện Trọng thể” (Solemn Prayers) dùng trong Thứ Sáu Tuần Thánh. Các lời nguyện này cầu cho Giáo hội và mọi người Công giáo, rồi cầu cho các Kitô hữu ngoài Công giáo, cầu cho người Do Thái, và cuối cùng cầu cho người ngoại giáo.

Các lời nguyện khác nhau nhưng có điểm chung: Nhận biết Đức Kitô, qua cái chết và sự phục sinh của Ngài, là Đấng Cứu Độ của nhân loại. Do đó, các lời cầu xin cho người Công giáo mạnh mẽ trong đức tin, các Kitô hữu ngoài Công giáo trở về hiệp nhất trong đức tin Công giáo, người Do Thái và ngoại giáo nhận biết Đức Kitô là Thiên Chúa cứu độ họ. Nói cách khác, hy vọng mọi người được cứu độ nhờ tin vào Đức Kitô.

Thứ Hai, ngày 4-2-2008, Thư ký Tòa thánh thông báo rằng cựu giáo hoàng Biển Đức đã xem lại lời nguyện này, và bản chỉnh sửa được dùng trong nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh theo sách lễ truyền thống là Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) xuất bản năm 1962.

Trong thư gởi Giáo đoàn Rôma, Thánh Phaolô viết: “Nếu bạn vốn là cành của cây ô-liu dại, mà còn được chặt đi và tháp vào cây ô-liu tốt, trái lẽ tự nhiên, thì phương chi họ vốn là những cành của cây ô-liu chính, họ lại càng có thể được tháp vào cây cũ. Thưa anh em, tôi không muốn anh em chẳng hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự cho mình là khôn, đó là: một phần dân Ít-ra-en đã ra cứng lòng, cho đến khi các dân ngoại gia nhập đông đủ.26 Như vậy, toàn thể Ít-ra-en sẽ được cứu độ, như có lời chép: Từ núi Sion, vị Cứu Tinh sẽ đến, Người sẽ loại bỏ những điều vô đạo khỏi nhà Gia-cóp” (Rm 11:24-26).

Theo Thánh Phaolô, Ơn Cứu Độ chỉ đến từ Đức Kitô, do đó, bác ái Kitô giáo đòi buộc chúng ta cầu nguyện cho mọi người cùng trở lại. Sẽ là sai nếu chúng ta tin Đức Kitô là Đấng cứu chuộc nhân loại mà lại loại trừ người Do Thái. Chúa Giêsu đã vì mọi người mà chịu chết để cứu độ mọi người tin vào Ngài.

 
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholicism.about.com)

Tam Nhật Vượt Qua – 2013
12 Tháng Mười Một 20229:55 CH(Xem: 2403)
Linh mục khóc, vâng, cô đơn và trong im lặng. Những người tị nạn trong trái tim của Chúa. Các linh mục cũng khóc lóc đau đớn vì tội lỗi và đau khổ của họ, bởi vì bất chấp tất cả, họ cũng là tội nhân. Đó là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện cho các linh mục! Và hơn cả việc chỉ trích một linh mục, hãy quỳ gối và cầu nguyện cho ông ấy. Xin hãy cầu nguyện nhiều cho các linh mục!
05 Tháng Mười Một 20229:27 CH(Xem: 3039)
Thánh Au-gus-ti-nô đã cảnh cáo chúng ta rằng, muốn chết bình-an, chúng ta suy nghĩ để biết từ-bỏ trước những gì thuộc về trần thế, để đến lúc chết được kết-hợp mật-thiết với Chúa. Biết từ-bỏ trước những gì là trần thế, lúc chết sẽ được an vui. Triều thiên vinh-hiển đã dành cho những ai gặt hái được mùa màng tốt tươi, vì đã biết vui lòng chịu đựng đau khổ và cái chết trong nhẫn-nại và yêu thương.
05 Tháng Mười Một 20227:26 SA(Xem: 5196)
"Ta là người mà con đã lau những giọt lệ cho từ bao lâu nay," Đức Mẹ trả lời. Nói xong, Mẹ biến mất.
01 Tháng Chín 202210:14 CH(Xem: 4312)
Cầu nguyện là một hành vi cao quí và khôn ngoan của con người có lý trí. Cầu nguyện không làm cho con người bị vong thân, mất quyền làm chủ đời mình như có người lầm tưởng
01 Tháng Chín 20229:55 CH(Xem: 4674)
Bổn phận chính yếu của cha mẹ trên bình diện siêu nhiên là dọn đường để một ngày nào đó con cái của họ sẽ là cư dân vĩnh viễn của Nước Trời.
01 Tháng Chín 20229:38 CH(Xem: 4461)
Hồi còn là học sinh, Thomas a Kempis, tác giả cuốn Gương Chúa Giêsu chuyên chăm học
01 Tháng Chín 20229:24 CH(Xem: 3304)
Một bà mẹ lo lắng nhiều vì đứa con trai không đi nhà thờ nữa, mà lại theo những bạn bè xấu và tỏ vẻ bất mãn mọi chuyện. Bà mẹ đau khổ nầy đã tìm mọi cách để đưa con về đường tốt, nhưng tất cả đều vô ích.
28 Tháng Ba 20224:08 CH(Xem: 4246)
Tôi không khoe khoang về việc trừ quỷ, Bởi vì khoe khoang là đến từ miệng lưỡi của ma quỷ. Tôi chọn phục vụ Thiên Chúa một cách khiêm nhường.
28 Tháng Ba 20224:05 CH(Xem: 3639)
“Ôi Thánh Thiên Thần Bản Mệnh của con, xin hãy đến, hãy đến cứu giúp con!” Đối diện với người đàn ông, Helga hoàn toàn kinh hãi, đứng im như trời tròng. Vừa đăm đăm nhìn cô thiếu nữ ông vừa rút dao găm từ từ tiến đến gần. Có một lúc Helga như trông thấy ông ta tỏ dấu chần chờ. Nhưng rồi ông lại tiếp tục cho đến khi đứng trước mặt cô gái. Ông ta dí con dao vào ngực Helga. Cô gái không nhúc nhích chờ đợi giây phút bị đăm vào ngực.
24 Tháng Giêng 20228:33 SA(Xem: 4924)
Bà Maria kể cho chúng ta rằng điều tốt nhất để làm là hiệp thông các đau khổ ấy với Chúa Giêsu, hãy đặt những đau khổ ấy trong bàn tay của Mẹ Maria. Mẹ là Đấng biết rõ nhất cách thức sử dụng các sự đau khổ vì thông thường thì chúng ta không biết những nhu cầu khẩn thiết chung quanh chúng ta.