Hội nhập
Ghi danh
9:22 SA
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1754)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5074)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15704)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

25 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22631)
Một thời để Người Kitô hữu nhập thế

 Bài của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI Đan Quang Tâm dịch  

Giáng sinh là một thời gian vui vẻ hân hoan và một dịp để suy tư sâu sắc, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói “Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” là câu trả lời của Đức Giêsu khi được hỏi về việc đóng thuế. Dĩ nhiên, những kẻ hỏi Người đang dgh_benedicto_xvi-contentgài bẫy Người. Họ muốn buộc Người phải đứng về phía nào trong cuộc tranh luận chính trị nảy lửa về việc cai trị của Rôma tại đất nước Israel.
Cái bẫy nằm ở chỗ này: Nếu Đức Giêsu quả thực là Đấng Mêsia được mong đợi từ lâu, thì Người chắc chắn sẽ chống lại những kẻ thống trị Rôma. Cho nên câu hỏi đã được suy tính nhằm làm cho Đức Giêsu phải lộ diện như một mối đe dọa đối với chế độ hoặc như một kẻ lừa đảo. 

Câu trả lời của Đức Giêsu khéo léo chuyển cuộc tranh luận lên một bình diện cao hơn, nhẹ nhàng khuyến cáo đừng có chính trị hóa tôn giáo lẫn thần thánh hóa quyền lực nhất thời, để mà mê mải tìm kiếm của cải. Những kẻ đang nghe Người nói cần được nhắc nhở rằng Đấng Mêsia không phải là Xêda, và Xêda không phải là Thiên Chúa. Vương quốc mà Đức Giêsu đã đến để thiết lập thuộc về một lĩnh vực hoàn toàn cao hơn. Như Người đã bảo Phongxiô Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này”. 

Những câu truyện Giáng sinh trong Tân ước nhằm chuyển tải một sứ điệp tương tự. Đức Giêsu sinh vào thời có chiếu chỉ “kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ” của Xêda Augúttô, vị hoàng đế nổi tiếng với việc mang Pax Romana (nền hòa bình của đế quốc Rôma – người dịch) đến các vùng đất dưới quyền thống trị Rôma. Thế nhưng, hài nhi này, được sinh ra ở một góc hẻo lánh và xa xôi của đế quốc, sẽ cống hiến cho thế giới một nền hòa bình lớn lao hơn nhiều, có phạm vi thực sự mang tính hoàn vũ và vượt trên mọi giới hạn về không gian và thời gian. Đức Giêsu được trình bày với chúng ta như người thừa kế của Vua Đavít, thế nhưng sự giải thoát mà Người mang lại cho dân Người lại không phải về việc đánh đuổi quân thù; sự giải thoát của Người là về việc chiến thắng vĩnh viễn tội lỗi và sự chết. Việc Đức Kiô giáng sinh thách thức ta đánh giá lại các ưu tiên của ta, các giá trị của ta, chính cách sống của ta.

Hiển nhiên Giáng sinh là một khoảng thời gian để ta vui vẻ hân hoan, nhưng đó cũng là một dịp để ta suy tư sâu sắc, thậm chí để ta vấn tâm xét mình. Vào cuối một năm rất khó khăn về kinh tế đối với nhiều người, ta có thể học được gì từ cảnh khiêm hạ, nghèo khó, đơn sơ của hang Bêlem? Giáng sinh có thể là thời gian để ta học đọc Tin Mừng, học biết Đức Giêsu không những chỉ là hài nhi nơi máng cỏ, mà còn là hài nhi trong đó ta nhận ra Thiên Chúa đã làm người. Chính nơi Tin Mừng các Kitô hữu tìm thấy nguồn linh hứng cho cuộc sống hàng ngày của mình và tham gia các việc trần thế – cho dù tại Quốc hội hay thị trường chứng khoán. Người Kitô hữu không được xuất thế xa lánh thế gian; họ cần nhập thế.
Thế nhưng việc họ tham gia chính trị và kinh tế cần phải vượt lên trên mọi hình thái ý thức hệ. 

Người Kitô hữu đấu tranh chống nghèo đói, xuất phát từ sự nhìn nhận phẩm giá tối cao của mỗi con người, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được dành ban cho sự sống đời đời. Họ cộng tác nhằm cchuahainhi01-contenthia sẻ công bằng hơn các tài nguyên của trái đất, xuất phát từ niềm tin rằng – với tư cách người quản lý các tạo thành của Thiên Chúa – chúng ta có nhiệm vụ chăm sóc những người yếu nhất và dễ bị thương tổn nhất. Các Kitô hữu chống lại sự tham lam và bóc lột, xuất phát từ niềm xác tín rằng sống quảng đại và yêu thương vô vị kỷ, như Đức Giêsu Thành Nazareth đã dạy và đã sống, là con đường dẫn đến sự sống viên mãn. Niềm tin vào vận mệnh siêu việt của mỗi người khiến cho công tác cổ vũ hòa bình và công lý cho mọi người trở nên khẩn cấp. Vì các mục tiêu này được biết bao người chia sẻ, nên việc hợp tác sinh hoa kết quả giữa các Kitô hữu và những người khác là điều có thể thực hiện được. Thế nhưng người Kitô hữu chỉ trả lại cho Xêda những gì thuộc về Xêda, chứ không phải những gì thuộc về Thiên Chúa. Trong lịch sử, đôi khi người Kitô hữu không thể tuân thủ những đòi hỏi của Xêda. Từ thói tôn thờ hoàng đế thời cổ đại Rôma đến những chế độ toàn trị trong thế kỷ qua, các Xêda đã cố chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa. 

Khi người Kitô hữu từ chối cúi mình trước các thần ngụy tạo được đề xuất thời nay, thì điều đó không xuất phát từ một thế giới quan cũ mèm. Sở dĩ như vậy là vì họ hoàn toàn tự do thoát khỏi những kiềm tỏa của ý thức hệ, và được linh hứng bởi tầm nhìn về vận mệnh con người, cao quý đến nỗi họ không thể nào thỏa hiệp với bất kỳ điều gì đe dọa tầm nhìn đó. 

Tại Ý, người ta dựng nhiều cảnh hang Bêlem nổi bật trước hậu cảnh các phế tích dinh thự Rôma thời cổ đại. Điều này cho thấy sự ra đời của hài nhi Giêsu đã đánh dấu sự kết thúc trật tự cũ, thế giới ngoại giáo, trong đó các yêu cầu của Xêda hầu như không thể tranh cãi được.
Bây giờ đã có một vì vua mới, vị vua này không cậy vào sức mạnh của vũ khí, nhưng dựa vào sức mạnh của tình yêu. Người mang hy vọng đến cho tất cả những ai, cũng giống như Người, đang sống bên lề xã hội. Người mang hy vọng đến cho tất cả những người dễ bị thương tổn trước các biến động kinh tế của một thế giới bấp bênh.
Từ máng cỏ, Đức Kitô kêu gọi chúng ta hãy sống như những công dân của nước trời do Người lập, một vương quốc mà tất cả các người thiện chí đều có thể góp phần xây dựng tại đây, trên trái đất. 

Tác giả là Giám mục Rôma và tác giả “Đức Jesus Thành Nazareth: Các Trình Thuật Thời Thơ Ấu” 

Đan Quang Tâm dịch 


30 Tháng Giêng 20246:15 CH(Xem: 590)
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
30 Tháng Giêng 20246:02 CH(Xem: 668)
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
21 Tháng Mười Một 202312:47 CH(Xem: 1179)
Thánh Phaolô nói cách rõ ràng hơn, “Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt, là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí, là sự sống đời đời.” (Gl 6: 8).
21 Tháng Mười Một 202312:43 CH(Xem: 1065)
Lạy Chúa, xin Chúa cho con được luôn nhớ và in sâu vào lòng vào trí con những hình khổ linh hồn phải chịu trong luyện ngục, thì chẳng những con sẽ chịu khó làm mọi việc cho được tránh khỏi lửa cực dữ ấy, mà lại con cũng sẽ làm hết sức cho được giúp đỡ cứu chữa các linh hồn. Ôi ! Giả như con có mở cửa thiên đàng cho linh hồn nơi luyện ngục được vào, thì phúc cho con là dường nào !
21 Tháng Mười Một 202312:39 CH(Xem: 963)
sao bạn không thử đi đến nơi lò hỏa táng, nhìn ngắm thật kỹ nắm tro tàn, là cái còn lại của một kiếp người, rất có thể đó là người mà bạn mới vừa trò chuyện đầy ngưỡng mộ và say mê vài hôm trước… lúc đó bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều với những áp lực đang đè nặng nơi tâm hồn của bạn chỉ là cái phù hoa.
20 Tháng Mười Một 20239:03 SA(Xem: 1204)
trích lời Thánh Gregoria, ngài đưa ra danh sách những gì ngài gọi là tệ nạn. Có 7 tệ nạn biểu tượng cho toàn thể, tóm tắt tất cả những gì dẫn đến tội. Chúng tập trung và nuôi dưỡng tất cả các hình thức khác của tội và muôn vàn cách sa chước để tội lỗi hoành hành. Chúng là các căn bệnh của tâm hồn. Đó là bảy mối tội đầu.
20 Tháng Mười Một 20238:58 SA(Xem: 903)
Tội làm chúng ta phân cách Chúa (Is 59:2). Không có mức độ khác nhau của phân cách. Chúng ta hoặc giải hòa với Chúa, hoặc phân cách với Ngài, hoặc là người xa lạ với Ngài (Cl 1:21-22). Chúng ta đừng nhầm lẫn ở đây, không có tội nào được chấp nhận dưới mắt Chúa. Vì thế phải đi xưng tội và phải quay về, khiêm tốn đi trên con đường ngay chính. Bà Rachel-Claire Cockrell, nhà văn và là giáo sư anh văn ghi nhận 6 tội mà tín hữu kitô thường có khuynh hướng phớt đi.
20 Tháng Mười Một 20238:54 SA(Xem: 1047)
“Trong nghề nghiệp của tôi, chẳng hạn như giải phẫu tim, gây mê, chúng tôi có kỹ thuật tân tiến để giúp người ta khỏi chết và sống mạnh khỏe. Tôi nhìn các bịnh nhân của tôi không phải như từng cá nhân nhưng là những con số và số tiền mà tôi thu lượm được qua cơn bịnh của họ.
20 Tháng Mười Một 20238:36 SA(Xem: 881)
Khi bắt đầu lãnh trách nhiệm điều khiển Giáo Hội, tôi phải quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Thường thì bị dân chúng gây áp lực, cả bằng tiền tài, bằng danh dự nữa.
20 Tháng Mười Một 20238:21 SA(Xem: 895)
Đừng rời nhà thờ trước khi hết lễ. Đừng bỏ rơi phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.