Hội nhập
Ghi danh
1:39 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1536)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5010)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15605)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Bức tượng nổi tiếng về sự tử đạo của thánh Batôlômêô

25 Tháng Tám 20215:45 SA(Xem: 6591)

Saint BartholomewBức tượng nổi tiếng về sự tử đạo của thánh Batôlômêô

Một trong những bức tượng hoàn hảo nhất của thời Phục Hưng chính là tác phẩm xuất phát từ bàn tay của điêu khắc gia Marco D’Agrate, thể hiện sự tử đạo của thánh tông đồ Batôlômêô.

Trong bức thư gởi các tín hữu Côlôxê, thánh Phaolô nhắc rằng Chúa Giêsu được xem là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình”. Nếu Thiên Chúa vô hình lại lộ diện qua Đức Giêsu, thì chẳng có gì sai trái nếu sử dụng hình ảnh nhằm thể hiện sự thánh thiện. Sự thấu hiểu tinh thần trên của thánh Phaolô tông đồ cho phép thế giới hình thành và phát triển truyền thống nghệ thuật đẹp một cách xuất sắc, trong đó các Kitô hữu kết hợp những kỹ thuật và các mẫu hình hiện diện trong các nhánh nghệ thuật chủ đạo của thế giới, như Hy Lạp, Hy Lạp hóa, Trung Đông và La Mã.


Tranh của họa sĩ Giovanni Battista Tiepolo về thánh Batôlômêô

Bên cạnh đó, cũng nên nhớ rằng một số đoạn trong Cựu Ước, đặc biệt những câu đề cập đến hoạt động xây đền thờ - bản thân Thiên Chúa đã yêu cầu người của Ngài tạo ra các hình ảnh (như thiên thần, rắn, bò đực…) phục vụ cho khâu trang trí của đền thờ, và thậm chí cả Hòm Bia Giao Ước cũng thế. Trong tất cả những trường hợp trên, rõ ràng là chúng ta không tôn sùng chính những hình ảnh đó, mà xem đây là biểu tượng của sự linh thiêng. Trên thực tế, hình ảnh giúp các tín hữu cầu nguyện, thiền định và suy ngẫm tốt hơn.

Các bậc thầy của nghệ thuật Phục Hưng (khoảng 1300 - 1600) và Baroque (khoảng 1600 - 1700) thấu hiểu vai trò của hình ảnh đối với sức tưởng tượng và cảm xúc của các tín hữu. Đôi khi, họ đánh cược vào việc tạo ra những hình ảnh đặc biệt ấn tượng và truyền đạt thông điệp vô cùng mạnh mẽ. Đó là trường hợp của tác phẩm “Saint Bartholomew Flayed” (Thánh Batôlômêô bị lột da), của nhà điêu khắc người Ý Marco D’Agrate. Hay nói đúng hơn “Saint Bartholomew Flayed” là tác phẩm nổi tiếng nhất trong cả cuộc đời của nhà điêu khắc tài hoa.


Tu viện Thánh Batôlômêô được xây dựng tại nơi ngài tử đạo ở Armenia

Ông D’Agrate chào đời vào đầu thế kỷ 16. Đa số nguồn tài liệu đều cho rằng năm sinh là 1504. Điều chắc chắn rằng ông xuất thân từ một gia đình gồm toàn các nhà điêu khắc, và sinh thời ông chủ yếu làm việc tại vùng Lombardy của Ý. Trong tất cả những bức tượng mà bạn có thể tìm thấy ở nhà thờ Chánh tòa Milano, xuất sắc và ấn tượng nhất luôn là tác phẩm “Saint Bartholomew Flayed” của D’Agrate. Chính sự hoàn hảo làm nên huyền thoại của nó. Quá hài lòng với đứa con tinh thần của mình, bản thân D’Agrate buộc phải chú thích một dòng chữ bên dưới bức tượng, ghi rõ “chính Marco D’Agrate là người tạo ra tượng chứ không phải Praxiteles”. Trong đó, Praxiteles là tên một trong các bậc thầy điêu khắc vĩ đại nhất của người Hy Lạp vào thời cuối giai đoạn cổ điển.

Được tạo ra vào năm 1562 theo yêu cầu của tổ chức Veneranda Fabbrica - Duomo, bức tượng mô tả vị thánh tử đạo quàng trên vai một dải vật liệu có hình thù kỳ lạ, một đầu quấn quanh hông và đầu còn lại chạm xuống đất. Thế nhưng, nếu nhìn kỹ, dải vật liệu này lại chính là da của thánh Batôlômêô, nhằm thể hiện những cực hình mà ngài đã trải qua.

Thánh Batôlômêô là một trong 12 tông đồ của Chúa Giêsu. Sau khi Chúa Giêsu về Trời, thánh nhân lên đường truyền giáo tại Armenia và Ấn Độ, mang theo bản chép tay Phúc Âm theo thánh Matthêu. Trong cuộc hành trình, ngài đã cải đạo thành công cho vua Armenia là Polymius. Tức giận trước sự cải đạo của người anh, hoàng thân Astyages ra lệnh tra tấn và giết chết thánh Batôlômêô bằng cách lột da sống ngài.

Sau khi đọc về cuộc đời và sự tử đạo của vị thánh, ông D’Agrate được truyền cảm hứng và bắt tay vào việc khắc họa hình ảnh mà nhà điêu khắc có thể hình dung trong đầu về những giây phút cuối cùng của thánh Batôlômêô. Thế là bức tượng ra đời, thể hiện cấu tạo cơ thể người một cách vô cùng chi tiết, trong khi phô bày được sự hy sinh quên mình mà thánh Batôlômêô đã phải trải qua và trong toàn bộ quá trình khổ ải vẫn luôn giữ vững đức tin của bản thân.

Tu viện Thánh Batôlômêô được xây dựng tại nơi ngài tử đạo ở Armenia
Tu viện Thánh Batôlômêô được xây dựng tại nơi ngài tử đạo ở Armenia

Saint Bartholomew 2

29 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22714)
... Không sao, có lẽ con không nhận thấy rằng Ta luôn ở bên con. Ta kiên nhẫn hơn con tưởng nhiều. Ta cũng muốn dạy con kiên nhẫn với người khác nữa. Bởi vì quá yêu con, cách đây lâu lắm rồi Ta đã rời Thiên Đàng xinh đẹp để xuống trần gian này,
25 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 31122)
... Nếu chúng ta biết xấu hỗ và cảm thấy đau buồn khi một người thân trả lại quà tặng trong dịp Giáng Sinh này, thì chắc hẳn Thiên Chúa cũng rất đau buồn khi chúng ta đón mừng lễ Giáng Sinh mà không có Chúa Giêsu tham dự trong cõi lòng của chúng ta.
25 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22521)
... Từ máng cỏ, Đức Kitô kêu gọi chúng ta hãy sống như những công dân của nước trời do Người lập, một vương quốc mà tất cả các người thiện chí đều có thể góp phần xây dựng tại đây, trên trái đất.
24 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 26415)
Cậu không mong muốn gì hơn là đem lại sức sống cho đôi chân tong teo kia. Cuối cùng, nhờ bàn tay của mẹ, nhờ ý trí sắt đá, cậu đã tự đứng dậy, rồi đi cà nhắc từng bước, rồi đi một mình rồi sau đó chạy.
23 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 26173)
Con có thể dâng tặng cho Ngài những gì, lạy Thầy? Đấng đã chuộc linh hồn con. Món quà của con tuy nhỏ bé nhưng đó chính là tất cả bản thân con. Xin dâng chính con để Ngài điều khiển.
21 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 29081)
... Chúa Giêsu đã khẳng định: “Về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không…” (Mc 13:32).
21 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 25130)
* Thánh Kinh: “Tôi thấy một số rất đông không thể đếm được, được triệu tập từ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai Chiên Con, mặc áo trắng, với cành lá vạn tuế trong tay, và cất tiếng hô lới: “Mọi quyền năng đều thuộc về Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và Chiên Con”. (Khải Huyền 7,9-10)
19 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 25974)
"Chúng ta có một người bạn, trong Chúa Cứu Thế Giêsu. Tất cả những tội lỗi và đau buồn Ngài đã mang lấy. Hạnh phúc cho chúng ta thay, khi chúng ta có thể đến với Chúa, đem đến cho Ngài tất cả những nỗi lo lắng của mình". Đó là bài hát nổi tiếng "Người bạn thân trong Chúa".
18 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 22344)
.. Nếu một ngày bạn đứng trước thất bại và muốn bỏ chạy. Đừng ngại gọi cho tôi…Tôi không hứa sẽ giúp bạn hết thất bại, hết chạy trốn... Nhưng tôi có thể cùng chạy với bạn.
18 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 23449)
Trong đời, những lúc Đức tin bị thử thách, bạn nắm vào “sợi dây nào” của mình? Nếu tin tưởng có Chúa ở cùng, bạn có sẵn sàng chấp nhận “cắt dây” không? Hãy hâm nóng lại Đức tin qua việc tâm niệm lời tiên tri Isaia: “Thiên Chúa, Chúa chúng ta, nắm tay chúng ta mà bảo: Đừng sợ, Ta đang ở cùng con”.