Hội nhập
Ghi danh
6:43 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1541)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5013)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15610)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

CHIẾC KHẨU TRANG MUA CHAY

05 Tháng Ba 202112:36 SA(Xem: 6309)

CHIẾC KHẨU TRANG MUA CHAY

Như chiếc khẩu trang bảo vệ sự an toàn của con người khỏi những loại virút gây hại, cầu nguyện cũng như chiếc khẩu trang vô hình bảo vệ đức tin của người Kitô hữu.

Khau trang 02

Khởi đầu sứ điệp mùa chay 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta “hãy nhớ đến Đấng đã ‘hạ mình’, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”. (Pl 2, 8) Bên cạnh đó, người cũng nói cho từng người Kitô hữu hãy làm mới lại đức tin của mình, sống niềm hy vọng và biết mở lòng đón nhận tình yêu của Đấng đã chịu chết trên thập giá. Ngoài ra, ba điển hình của mùa chay là việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái cũng cần đi sâu vào đời sống của từng người Kitô hữu, hãy biến nó thành điều kiện để từng cá nhân sống tinh thần sám hối và thể hiện niềm tin sâu sắc nơi Đức Kitô Phục sinh.

Cùng với thời gian của mùa chay thánh này, nhiều người và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang phải đối đầu với đại dịch Covid-19, nó đã ảnh hưởng trầm trọng đến cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhiều người. Chúng ta được kêu gọi để cảm thông với anh chị em đồng loại, lắng nghe tiếng kêu cầu thảm thiết của những nạn nhân, cầu nguyện cho các linh hồn của những người đã qua đời vì đại dịch; đặc biệt là củng cố lại đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa giàu lòng thương xót, và hãy để cho Người làm việc. Với những ý tưởng đó, tôi xin được chia sẻ một vài tâm tình trong mùa chay này với chủ để: CHIẾC KHẨU TRANG MÙA CHAY.

1/ Khẩu trang ăn chay – loại trừ virút tội lỗi.

Chiếc khẩu trang đã trở thành một vật dụng, một hình ảnh quen thuộc với nhiều người khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, với đủ loại màu sắc, kích cỡ và giá cả. Người ta đeo khẩu trang để bảo vệ chính mình và cộng đồng khỏi thứ virút nguy hại. Điều đáng quan tâm ở đây là ẩn sau chiếc khẩu trang ấy là nhiều nỗi lo sợ: người ta sợ thứ virút nguy hiểm có thể đi vào cơ thể, sợ khi phải nghi ngờ hay đề phòng với người đối diện, sợ bị cách ly, sợ mất việc làm, mất học …

Đó là chuyện của đại dịch, nhưng rồi những nỗi lo ấy cũng giúp chúng ta liên tưởng đến thời gian của mùa chay. Những nhân đức cũng giống như chiếc khẩu trang giúp bảo vệ chúng ta khỏi những cám dỗ tội lỗi của ma quỷ, và việc ăn chay giúp chế ngự thân xác, hãm dẹp những thứ không cần thiết; nhưng trên hết, việc ăn chay giúp người Kitô hữu rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ước muốn xấu để có thời gian cầu nguyện, sám hối và làm việc bác ái để làm mới lại đức tin của mình. Ngoài ra, việc ăn chay bên ngoài còn biểu lộ ý nghĩa sâu xa bên trong, nghĩa là lảm chủ thân xác, hướng đến tình yêu của Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.

khau trang 01

Ăn chay không chỉ giúp chúng ta chống lại những “virút xấu”, mà còn là “nguồn dinh dưỡng tốt” Chúa đã ban để giúp chúng ta phục hồi và bồi dưỡng tâm hồn. Thời gian mùa chay là cơ hội để chúng ta kín múc tình yêu bao la của Chúa, và nếu chẳng may chúng ta có bị thứ “virút xấu” xâm nhập, thì lúc này bệnh viện Giêsu với vị lương đầy quyền năng và lòng thương xót sẽ chữa lành chúng ta, chỉ cần chúng ta chạy đến với Người.

2/ Khẩu trang cầu nguyện – bảo vệ đức tin.

Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của mình không được giả hình khi cầu nguyện, đừng giống như bọn đạo đức giả, nhưng “hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh em”. (Mt 6, 5-6)

Cầu nguyện giúp người Kitô hữu củng cố mối thân tình với Thiên Chúa, những gì sâu kín nhất trong tâm hồn mỗi người sẽ được biểu lộ ra khi cầu nguyện với Thiên Chúa. Đức tin của chúng ta cũng được nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, qua việc gặp gỡ riêng tư với Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ rằng, cầu nguyện không phải là một việc làm, những đúng hơn, đó là những tâm tình của người con thảo thân thưa với cha của mình. Như thế, chúng ta có thể thân thưa bất cứ gì với Thiên Chúa, vì chẳng có thứ rào cản nào ngăn cách được tình phụ tử, cầu nguyện là tâm tình ai cũng có thể biểu hiện, và làm bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Trong cuộc gặp gỡ ấy, chúng ta khiêm nhường và thống hối, hạ mình xuống để lãnh nhận tình yêu ân sủng của Chúa. “Khiêm nhường là thái độ đón nhận cách nhưng không hồng ân cầu nguyện: trước mặt Thiên Chúa, con người là kẻ ăn xin”. (SGLHTCG số 2559)

Như chiếc khẩu trang bảo vệ sự an toàn của con người khỏi những loại virút gây hại, cầu nguyện cũng như chiếc khẩu trang vô hình bảo vệ đức tin của người Kitô hữu. Cầu nguyện không những củng cố mối thân tình với Thiên Chúa, mà còn siết chặt mối giây liên kết giữa con người với Thiên Chúa. Khi cầu nguyện, chúng ta ý thức mình là con Thiên Chúa, hay thậm chí chỉ là đầy tớ vô dụng; nhưng cũng từ đó, chúng ta cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã hạ mình xuống mang lấy thân phận con người và sống giữa con người. Khi đức tin được bảo vệ và củng cố vững chắc, cũng là lúc chúng ta mạnh dạn đứng lên làm chứng cho sự thật trước Thiên Chúa và anh chị em mình. Vậy chúng ta phải làm chứng về điều gì và làm chứng như thế nào?

3/ Khẩu trang bác ái – tình yêu thương tha nhân.

Người chúng ta cần làm chứng là chính Đức Kitô và cách thức để trở nên nhân chứng chính là tình yêu thương đối với tha nhân. Chúng ta có thể biết được điều ấy khi nhìn vào chính đời sống của Đức Kitô và cách thức mà Người đã làm khi sống giữa con người. Chúa Giêsu đã sống cho tình yêu, làm chứng cho tình yêu và dùng chính mạng sống mình trên thập giá mà làm chứng cho tình yêu ấy.

Lòng bác ái không phải chỉ được biểu hiện ở việc làm là hành động cho đi, nhưng phải xuất phát từ tình yêu, một biểu hiện cao nhất của lòng bác ái. Đặc biệt, khi sống trong thời cuộc của những đau khổ, của sự cô đơn và sợ hãi vì đại dịch Covid-19, chúng ta hãy ghé mắt nhìn và đưa tay nâng đỡ những mảnh đời bất hạnh, đó chính là anh chị em chúng ta chứ không phải ai xa lạ. Khi bắt gặp ai đó đang sợ hãi, hãy đem Thiên Chúa bình an đến với họ; hay lúc gặp thấy người cô đơn buồn tủi, hãy cho họ thấy một Thiên Chúa tình yêu; hoặc khi thấy cảnh tang thương sầu khổ, hãy cho họ cảm nhận được lòng thương xót vô bờ của Chúa.

Chúng ta hãy noi gương Đức Giêsu “vui với người vui và khóc với người khóc” (Rm 12:15), có nghĩa là thấu hiểu để chia sẻ và chăm sóc những người đang cần chúng ta giúp đỡ. Hơn hết, khi làm như thế với anh chị em mình, chúng ta đang thừa hành lệnh truyền của Chúa,“ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và là điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống như điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”. (Mt22, 37-40) Ngoài ra, khi là người Kitô hữu, chúng ta phải biết sống niềm hy vọng và đem niềm hy vọng ấy tới với mọi người; đặc biệt mùa chay là lúc chúng ta hy vọng và hướng đến ánh sáng Phục sinh của Đức Kitô, Người đã chiến thắng quyền lực tử thần và bước vào vinh quang Nước trời.

Bạn thân mến, mùa chay năm nay rồi cũng sẽ qua đi, nhưng rồi chúng ta còn lại được gì sau mùa chay thánh này; hoặc với tình hình đại dịch như lúc này, chúng ta đã có cho mình những cảm nghiệm gì về tình yêu thương của Chúa? Còn với tôi, tôi chọn cho mình ba chiếc khẩu trang vừa chắc, vừa bền và an toàn trong suốt mùa chay này, với hy vọng bảo vệ mình khỏi mọi thứ virút tội lỗi; củng cố mối thân tình với Thiên Chúa và tăng thêm tình yêu đối với anh chị em, đặc biệt giữa lúc nguy nan của đại dịch Covid-19 này. Vậy còn bạn thì sao?

Giuse Lưu Hành
13 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 24275)
Gặp gỡ chính mình để thấy mình là con người bất toàn giống như ai, cũng tìm những vinh hoa, lợi lộc trần thế; từ đó cảm thấy hổ thẹn và xấu hổ với mình, với Chúa và với anh em.
11 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 23034)
Ai sinh ra cũng có nguồn cội, đó là ông bà cha mẹ, uống nước nhớ nguồn ,đạo hiếu nhân bản nhất của người Việt Nam muôn thuở là thước đo của đất nước, của dân tộc. Ai cũng yêu mến cha mẹ mình, có cha mẹ thì có ông bà, có ông bà thì có tổ tiên, có tổ tiên thì có tổ tông nguồn cội. Không ai thấy được nguồn cội của mình, nhưng cũng không ai không biết rằng mình có nguồn cội. Nhưng thường quên mất, vậy dịp tết đến xuân về, người công giáo nhờ được thụ hưởng đức tin đã dành ra ngày mồng 2 tết để cầu nguyện cho tổ tiên của mình. Đây là một việc làm tốt đẹp để giáo dục thế hệ nối tiếp thế hệ có cử chỉ biết kính trọng và biết ơn bậc tiền nhân, gần nhất là bậc sinh thành.
07 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 21812)
“những chọn lựa, những ưa thích và những phán đoán đúng với Tin Mừng một cách trọn vẹn, ngay cả khi Tin Mừng không được nói đến một cách đặc biệt” (Thông Điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới năm 2011). Một cách đặc biệt và có ý nghĩa để thể hiện bằng chứng như vậy sẽ phải là ước muốn hiến thân mình cho tha nhân bằng cách đưa ra những vấn nại và nghi vấn một cách bền bỉ và trân trọng khi họ đề xuất công tác tìm hiểu sự thật và ý nghĩa sự hiện hữu của loài người. Cuộc đối thoại nơi mạng lưới xã hội về niềm tin và sự tin tưởng sẽ xác định sự quan trọng và thích đáng của tôn giáo trong những cuộc tranh luận công khai và trong đời sống xã hội.
26 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 30076)
Gần đây, chúng ta được nghe nhiều tin Đức Mẹ khóc. Đức Mẹ khóc ở Việt Nam. Đức Mẹ khóc ở Sacramento, California. Ở đây, chúng ta không nhận định việc Đức Mẹ khóc ở nơi đây hay nơi kia có thật hay không? Chúng ta chỉ suy nghĩ đến việc Đức Mẹ khóc có lạ lùng không ?
12 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 26286)
Lạy Chúa Giêsu, Có những niềm vui. Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay, Có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.
11 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 39517)
Nếu không thật sự hiểu bản thân là người thế nào, ta hảy tự hỏi mục đích, giá trị, nhu cầu của mình là gì. Hãy tôn vinh những ưu điểm của ta, cố gắng không để bản thân bị dẫn dắt bởi ý muốn của người khác. Cuối cùng, hãy khám phá đam mê của mình bằng cách thử những điều mới mẻ, gắn bó với những gì thật sự làm tâm hồn ta xao động. Cuộc đời ta sẽ đi theo hướng mãn nguyện, có ý nghĩa nhất khi ta hiểu được bản chất đích thực của mình và có được những lựa chọn đúng đắn để thực hiện những ước mơ, khao khát của bản thân.
08 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 26681)
Ta nhìn thấy được là nhờ có ánh sáng. Đôi mắt là ánh sáng của thân thể.
06 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 25498)
Tại sao người ta đang rất muốn có con, nhưng lại nỡ nào vào bệnh viện để phá thai chỉ vì bác sĩ bảo là có nguy cơ em bé bị dị tật, để rồi phải ân hận suốt đời vì tuyệt tự ? Tại sao người ta thề hứa yêu thương nhau, không thể sống thiếu nhau, nhưng rồi khi biết tin có em bé thì lại đưa nhau đến bệnh viện để phá thai ?
06 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 25019)
.... khi con người bị chiếm hữu và giam giữ trong những xiềng xích của những thứ mình tích lũy. Chúng ta sợ mất mát, chúng ta sợ thất bại, chúng ta đồng hoá sự đơn giản với mất mát, sự thinh lặng với trống không và chính vì thế mà chúng ta tìm đủ mọi cách để lấp đầy ... Khi tinh thần của chúng ta trở nên nghèo nàn trống rỗng thì dĩ nhiên phút giây hiện tại sẽ chỉ còn là cái độc điệu, buồn chán.
04 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 24383)
Đức Thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn Guitar của mình. Điều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người?