Hội nhập
Ghi danh
6:10 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1788)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5101)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15724)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

NHỮNG NGÀY TẾT ĐẾN

07 Tháng Hai 20219:16 CH(Xem: 5445)

NHỮNG NGÀY TẾT ĐẾN

Tạ ơn vì muôn ơn lành Thiên Chúa ban cho mỗi người trong từng khoảnh khắc của cuộc đời; dấn bước để cùng với Chúa làm nên cuộc đời tuy khó khăn, nhưng với rất nhiều tình yêu và hy vọng.

Chua_la_mua_xuan

Năm 2021, tết cổ truyền nhằm những ngày giữa tháng hai. Đó là thời gian người Việt trông đợi để được nghỉ ngơi, vui vầy bên gia đình và chào đón Chúa Xuân. Bởi đó, ngay từ những ngày đầu năm tết Dương Lịch, cả nước đều háo hức tết Âm Lịch. Là người công giáo, chắc mỗi người cũng có những chuẩn bị để cùng chào đón và vui hưởng những ngày thật đẹp của mùa xuân, thật ấm cúng của tình gia đình và thật bình an của những ngày tết.

Gọi là tết cổ truyền vì lễ hội này đã có từ thời xa xưa bên Trung Quốc (2879 TCN). Trong sách An Nam Chí Lược vào thế kỉ XIII, người ta còn đọc thấy những phong tục tập quán của người Việt ăn Tết. Từ khi đạo Công Giáo vào Việt Nam (1615), các nhà thừa sai đã khéo léo hội nhập văn hóa, kể cả những ngày tết. Nhất là theo Thư Chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn ta đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc”. Theo đó, dưới đây là vài điều chúng ta thấy nét đẹp của sự hội nhập này.

Mùa Xuân

Đó là một trong bốn mùa của cảnh sắc đất trời. Xuân–Hạ–Thu–Đông tuần hoàn nối tiếp nhau làm nên lịch sử nhân loại. Mỗi mùa mang đến cho con người những hương vị và lễ hội rất riêng. Có lẽ Mùa Xuân là thời gian đẹp nhất trong năm. Sau 3 tháng cây cối “ngủ đông”, mùa xuân là thời gian của nắng ấm, của những nhành cây đâm chồi này lộc. Muôn hoa rực nở trong mùa này. Đó là mùa của sự sống được trồi sinh. Trong cảnh sắc đó, chúng ta thốt lên: Chúa Xuân, Thiên Chúa của Mùa Xuân. Đó là từ đậm chất Kitô giáo để cho thấy Thiên Chúa làm chủ thời gian. Ngài là sự sống và luôn trao ban hạnh phúc cho con người.

Ngày cuối năm

Tôi thấy ngày cuối năm nhiều gia đình thường dọn một mâm cỗ, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Họ đón ông bà về ăn Tết với con cháu. Dĩ nhiên người công giáo không tin linh hồn người chết trở về. Do đó, họ không có phong tục cúng đồ ăn cho người đã khuất. Thay vào đó, bà con giáo dân ngay từ sáng 30 cùng nhau tới nghĩa trang để kính viếng, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Tối cuối năm chúng ta có thánh lễ Giáo Thừa để tạ ơn Thiên Chúa trong một năm vừa qua.

Xuan

Ba ngày Tết

Dĩ nhiên cao trào của lễ hội xuân là ba ngày đầu năm mới. Theo tập tục người Việt: Mồng Một Tết cha, Hai Tết mẹ, Mồng Ba Tết thầy. Dĩ nhiên người Công giáo cũng hòa mình trong tâm tình đó trong ý nghĩa của thánh lễ. Ngày Mồng Một Tết, thánh lễ nguyện cầu Thiên Chúa ban sự bình an cho năm mới. Thánh lễ ngày Mồng Hai Tết, cầu nguyện và kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Thánh lễ ngày Mồng Ba Tết, nguyện xin Thiên Chúa thánh hoá công ăn việc làm. Những ngày ấy thực sự làm nên nét đẹp độc đáo của người công giáo Việt.

Hái Lộc

Đầu năm người Việt còn giữ phong tục hái lộc. Đó là những nhánh lộc non của nhành cây bước vào xuân. Lộc là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc tốt lành trong cuộc sống của người Việt (Phúc Lộc Thọ). Thay vì hái lộc, người Công giáo kính cẩn đón nhận những câu Lời Chúa trong thánh lễ đầu năm. Dĩ nhiên mỗi gia đình công giáo đều rất hạnh phúc khi được Lời Chúa hướng dẫn họ cả năm. Họ hạnh phúc dán Lộc Lời Chúa trên chỗ trang trọng trong nhà để tâm niệm dõi theo.

Lì xì

Lì xì (lợi thị) mang ý nghĩa số lời thu được, những điều tốt lành, có lợi và vận may. Do đó, người lớn thường lì xì một số tiền may mắn cho người nhỏ. Hy vọng trong năm mới mọi điều được như ý. Đây đó tôi cũng thấy rộ lên phong trào lì xì bằng những câu Lời Chúa. Người trao mong ước người nhận, nhờ ơn Chúa, họ luôn được nhiều bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Tiếc là nét đẹp này chưa được nhân rộng!

Những tập tục khác

Trong những ngày đầu xuân, người Việt còn có những tục lệ xông nhà, xông đất, không được quét nhà. Nhiều người thích đi xem tử vi, xin xăm, bói toán, v.v. Đó thực sự là những điều không hợp với người công giáo. Bởi: “Thái độ đúng đắn của ki-tô hữu là phó thác hoàn toàn trong tay Chúa Quan Phòng những gì thuộc về tương lai và từ bỏ mọi thứ tò mò thiếu lành mạnh trong lãnh vực này. Thế nhưng, ai không tiên liệu là người thiếu trách nhiệm.” (Giáo Lý số 2115).

Câu chúc tết

Dĩ nhiên năm mới ai cũng cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp. Chúng ta mong ước những câu chúc ấy trở thành hiện thực cho mỗi người, mỗi gia đình. Là người công giáo, lời chúc tết ấy luôn gắn liền với ơn sủng của Thiên Chúa. Chẳng hạn: “Xin Chúa ban cho ba mẹ một năm mới nhiều bình an.” Hoặc, “Nhờ ơn Chúa, chúng con chúc ông bà luôn nhiều ơn lành hồn xác bên gia đình con cháu.” Chắc chắn với niềm tin yêu, phó thác, Thiên Chúa của mùa Xuân sẽ cho những lời chúc ấy thành toàn.

Như một lời kết

Chắc chắn còn đó những nét đẹp người công giáo hòa vào bầu không khí tết cổ truyền. Nơi đó, chúng ta vừa là người Việt Nam với truyền thống con rồng cháu tiên mừng xuân, vừa là con Thiên Chúa để tạ ơn và dấn bước. Tạ ơn vì muôn ơn lành Thiên Chúa ban cho mỗi người trong từng khoảnh khắc của cuộc đời; dấn bước để cùng với Chúa làm nên cuộc đời tuy khó khăn, nhưng với rất nhiều tình yêu và hy vọng.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau trong tháng này mỗi người về quê đón mừng năm mới được bình an. Xin Thiên Chúa đồng hành với mỗi người trên lộ trình trong những ngày tết. Nhất là, cùng nhau mừng tết với nhiều niềm vui và ý nghĩa!

Happy new year! Chúc mừng năm mới! Chào đón Chúa Xuân!

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)

02 Tháng Tư 20236:58 CH(Xem: 1628)
Tại sao Thiên Chúa đã chọn Đức Trinh Nữ trong công trình cứu độ? Hôm nay, tôi muốn đề cập đến lý do tại sao ma quỷ lại quá căm thù Đức Mẹ và tại sao chúng ta nên trở thành những hiệp sĩ sùng kính Đức Mẹ.
09 Tháng Ba 202310:25 SA(Xem: 1927)
Một người Tây Ban Nha sống ở Brasil, sang Do Thái du lịch và đang nói chuyện say mê với hướng dẫn viên du lịch trước bức Tường Than Khóc về Chúa Giêsu. Hướng dẫn viên chỉ tay vào đường mòn trên cánh đồng gần đó, - đường mà thời đó Chúa Giêsu đã đi ngang qua
09 Tháng Ba 202310:15 SA(Xem: 1784)
“Đã có luật. Người ta ai cũng phải chết và chỉ chết một lần.” (Do-Thái 9 :27) Bản án Chúa đã ghi: mọi người đều phải chết. Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Mọi sự dầu hay, hay dở, đều không chắc chắn, chỉ sự chết là chắc chắn sẽ xảy đến.”
24 Tháng Hai 202310:11 CH(Xem: 2454)
Cha Anthony de Mello giảng về việc cầu nguyện, ngài nói cầu nguyện chính là “đốt lửa”, theo nghĩa là “yêu thương”; không có “lửa” thì không có cầu nguyện gì cả, dù người ta có cả núi lời hay ý đẹp. Còn thánh Têrêsa Avila, được tôn vinh là bậc thầy cầu nguyện, xác nhận rằng cầu nguyện là sống tình bạn với Chúa, rằng cầu nguyện hệ tại ở tâm tình chứ không ở các ý tưởng.
24 Tháng Hai 202310:08 CH(Xem: 1907)
Tại Thánh Lễ bằng tiếng Latinh thì vị linh mục chủ tế và các giáo dân cùng hướng mặt về bàn thờ nên vị linh mục quay lưng lại phía giáo dân. Lúc truyền phép là lúc mà vị linh mục cúi đầu thấp với cánh tay để trên bàn thờ và Bánh Thánh ở giữa các ngón tay của ngài.
24 Tháng Hai 20239:59 CH(Xem: 2487)
Chiều hôm xẩy ra tai nạn thảm khốc, cô đã hái được chùm hoa đồng nội đến đặt trên bàn thờ Đức Mẹ, vừa khóc vừa cảm ơn lòng thương vô biên của Mẹ đối với cô.
24 Tháng Hai 20239:55 CH(Xem: 1905)
Giáo Hội cung cấp cho tất cả chúng ta một bản kinh tuyệt vời để cầu xin cùng Thiên thần Bản mệnh của mình: Lạy Thiên thần Chúa là Thiên thần Bản mệnh yêu dấu của con. Nơi ngài Chúa ban tình yêu của Người cho con. Mỗi ngày, xin ngài hãy ở cạnh bên con để soi sáng và canh giữ, để điều khiển và hướng dẫn con. Amen.
17 Tháng Hai 20237:38 SA(Xem: 2453)
NHỮNG CÁI "ĐỪNG" KHI THAM DỰ THÁNH LỄ ! ĐỪNG VÔ TÌNH COI NHẸ, BỎ QUA! 1. ĐỪNG ĐI MUỘN. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn. 2. ĐỪNG ĂN MẶC KHÔNG PHÙ HỢP. Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
06 Tháng Hai 202311:21 CH(Xem: 2104)
Thày dòng vâng lời thày tu hành, khi vừa về đến nhà quê, liền đi trình thày Odilon các điều trước sau, thày Odilon nghe biết làm vậy, thì viết tờ truyền cho các nhà dòng thuộc về quyền thày ấy coi sóc, hằng năm, ngày hôm sau ngày lễ Các Thánh, thì phải làm mỗi thày một lễ cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục, như ta đã nói trong bài ngày mồng một trước này.
06 Tháng Hai 202311:13 CH(Xem: 2375)
Không chỉ các quốc gia phương Tây mà một số quốc gia khác trên thế giới cũng rất sợ con số 666. Con số đáng sợ này xuất hiện ở trong quyển cuối cùng của bộ kinh Tân Ước hay còn gọi là sách Khải huyền.666 Nó được coi là dấu ấn hiện thân của quỷ Sa-tăng