Hội nhập
Ghi danh
11:50 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1759)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5080)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15704)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

NHỮNG NGÀY TẾT ĐẾN

07 Tháng Hai 20219:16 CH(Xem: 5427)

NHỮNG NGÀY TẾT ĐẾN

Tạ ơn vì muôn ơn lành Thiên Chúa ban cho mỗi người trong từng khoảnh khắc của cuộc đời; dấn bước để cùng với Chúa làm nên cuộc đời tuy khó khăn, nhưng với rất nhiều tình yêu và hy vọng.

Chua_la_mua_xuan

Năm 2021, tết cổ truyền nhằm những ngày giữa tháng hai. Đó là thời gian người Việt trông đợi để được nghỉ ngơi, vui vầy bên gia đình và chào đón Chúa Xuân. Bởi đó, ngay từ những ngày đầu năm tết Dương Lịch, cả nước đều háo hức tết Âm Lịch. Là người công giáo, chắc mỗi người cũng có những chuẩn bị để cùng chào đón và vui hưởng những ngày thật đẹp của mùa xuân, thật ấm cúng của tình gia đình và thật bình an của những ngày tết.

Gọi là tết cổ truyền vì lễ hội này đã có từ thời xa xưa bên Trung Quốc (2879 TCN). Trong sách An Nam Chí Lược vào thế kỉ XIII, người ta còn đọc thấy những phong tục tập quán của người Việt ăn Tết. Từ khi đạo Công Giáo vào Việt Nam (1615), các nhà thừa sai đã khéo léo hội nhập văn hóa, kể cả những ngày tết. Nhất là theo Thư Chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn ta đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc”. Theo đó, dưới đây là vài điều chúng ta thấy nét đẹp của sự hội nhập này.

Mùa Xuân

Đó là một trong bốn mùa của cảnh sắc đất trời. Xuân–Hạ–Thu–Đông tuần hoàn nối tiếp nhau làm nên lịch sử nhân loại. Mỗi mùa mang đến cho con người những hương vị và lễ hội rất riêng. Có lẽ Mùa Xuân là thời gian đẹp nhất trong năm. Sau 3 tháng cây cối “ngủ đông”, mùa xuân là thời gian của nắng ấm, của những nhành cây đâm chồi này lộc. Muôn hoa rực nở trong mùa này. Đó là mùa của sự sống được trồi sinh. Trong cảnh sắc đó, chúng ta thốt lên: Chúa Xuân, Thiên Chúa của Mùa Xuân. Đó là từ đậm chất Kitô giáo để cho thấy Thiên Chúa làm chủ thời gian. Ngài là sự sống và luôn trao ban hạnh phúc cho con người.

Ngày cuối năm

Tôi thấy ngày cuối năm nhiều gia đình thường dọn một mâm cỗ, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Họ đón ông bà về ăn Tết với con cháu. Dĩ nhiên người công giáo không tin linh hồn người chết trở về. Do đó, họ không có phong tục cúng đồ ăn cho người đã khuất. Thay vào đó, bà con giáo dân ngay từ sáng 30 cùng nhau tới nghĩa trang để kính viếng, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Tối cuối năm chúng ta có thánh lễ Giáo Thừa để tạ ơn Thiên Chúa trong một năm vừa qua.

Xuan

Ba ngày Tết

Dĩ nhiên cao trào của lễ hội xuân là ba ngày đầu năm mới. Theo tập tục người Việt: Mồng Một Tết cha, Hai Tết mẹ, Mồng Ba Tết thầy. Dĩ nhiên người Công giáo cũng hòa mình trong tâm tình đó trong ý nghĩa của thánh lễ. Ngày Mồng Một Tết, thánh lễ nguyện cầu Thiên Chúa ban sự bình an cho năm mới. Thánh lễ ngày Mồng Hai Tết, cầu nguyện và kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Thánh lễ ngày Mồng Ba Tết, nguyện xin Thiên Chúa thánh hoá công ăn việc làm. Những ngày ấy thực sự làm nên nét đẹp độc đáo của người công giáo Việt.

Hái Lộc

Đầu năm người Việt còn giữ phong tục hái lộc. Đó là những nhánh lộc non của nhành cây bước vào xuân. Lộc là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc tốt lành trong cuộc sống của người Việt (Phúc Lộc Thọ). Thay vì hái lộc, người Công giáo kính cẩn đón nhận những câu Lời Chúa trong thánh lễ đầu năm. Dĩ nhiên mỗi gia đình công giáo đều rất hạnh phúc khi được Lời Chúa hướng dẫn họ cả năm. Họ hạnh phúc dán Lộc Lời Chúa trên chỗ trang trọng trong nhà để tâm niệm dõi theo.

Lì xì

Lì xì (lợi thị) mang ý nghĩa số lời thu được, những điều tốt lành, có lợi và vận may. Do đó, người lớn thường lì xì một số tiền may mắn cho người nhỏ. Hy vọng trong năm mới mọi điều được như ý. Đây đó tôi cũng thấy rộ lên phong trào lì xì bằng những câu Lời Chúa. Người trao mong ước người nhận, nhờ ơn Chúa, họ luôn được nhiều bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Tiếc là nét đẹp này chưa được nhân rộng!

Những tập tục khác

Trong những ngày đầu xuân, người Việt còn có những tục lệ xông nhà, xông đất, không được quét nhà. Nhiều người thích đi xem tử vi, xin xăm, bói toán, v.v. Đó thực sự là những điều không hợp với người công giáo. Bởi: “Thái độ đúng đắn của ki-tô hữu là phó thác hoàn toàn trong tay Chúa Quan Phòng những gì thuộc về tương lai và từ bỏ mọi thứ tò mò thiếu lành mạnh trong lãnh vực này. Thế nhưng, ai không tiên liệu là người thiếu trách nhiệm.” (Giáo Lý số 2115).

Câu chúc tết

Dĩ nhiên năm mới ai cũng cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp. Chúng ta mong ước những câu chúc ấy trở thành hiện thực cho mỗi người, mỗi gia đình. Là người công giáo, lời chúc tết ấy luôn gắn liền với ơn sủng của Thiên Chúa. Chẳng hạn: “Xin Chúa ban cho ba mẹ một năm mới nhiều bình an.” Hoặc, “Nhờ ơn Chúa, chúng con chúc ông bà luôn nhiều ơn lành hồn xác bên gia đình con cháu.” Chắc chắn với niềm tin yêu, phó thác, Thiên Chúa của mùa Xuân sẽ cho những lời chúc ấy thành toàn.

Như một lời kết

Chắc chắn còn đó những nét đẹp người công giáo hòa vào bầu không khí tết cổ truyền. Nơi đó, chúng ta vừa là người Việt Nam với truyền thống con rồng cháu tiên mừng xuân, vừa là con Thiên Chúa để tạ ơn và dấn bước. Tạ ơn vì muôn ơn lành Thiên Chúa ban cho mỗi người trong từng khoảnh khắc của cuộc đời; dấn bước để cùng với Chúa làm nên cuộc đời tuy khó khăn, nhưng với rất nhiều tình yêu và hy vọng.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau trong tháng này mỗi người về quê đón mừng năm mới được bình an. Xin Thiên Chúa đồng hành với mỗi người trên lộ trình trong những ngày tết. Nhất là, cùng nhau mừng tết với nhiều niềm vui và ý nghĩa!

Happy new year! Chúc mừng năm mới! Chào đón Chúa Xuân!

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)

03 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 22316)
... Nguyện xin Chúa Kitô Phục Sinh ban muôn ơn lành hồn xác cho tất cả mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn. Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Thánh Cha, cảm ơn Đức Hồng Y.
01 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 23962)
Nếu chúng ta xem toàn bộ công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa như một bức tranh hoành tráng, tuyệt hảo. Một bức tranh mà Thiên Chúa Ngài đã cất công phác họa từ tận thời Cựu Ước, trải qua cả dòng lịch sử của dân tộc Do Thái, qua nhiều vị Ngôn sứ. Bức tranh ấy đã được hoàn tất nơi Chúa Ki-tô phục sinh. Và với sự kiện trong tin mừng-sự kiện bà Maria Mac-đa-la là người đầu tiên gặp được Chúa phục sinh-Sự kiện ấy đã điểm lên trên bức tranh đó một nét chấm phá làm cho nó toàn vẹn hơn, sinh động hơn. Để bên cạnh sự kiện trọng đại là Chúa Ki-tô phục sinh, chúng ta vẫn còn có thể tìm thấy thêm ý nghĩa nữa mà Thiên Chúa Ngài muốn bộc lộ với con người.
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24118)
Tại sao Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành? Thứ Sáu là ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh, vậy tại sao là tốt lành? Đây là vấn đề gây “rối trí” không chỉ đối với trẻ em mà cả nhiều người lớn. Chúng ta không nói Thứ Sáu Tuần Thánh là tốt, vì đó là ngày Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá. Làm sao Thứ Sáu Tuần Thánh có thể là tốt khi mà chính tội lỗi chúng ta đã giết chết Thiên Chúa? Nhưng Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành vì Đức Kitô, qua cái chết của Ngài, đã tỏ lòng thương xót bao la đối với nhân loại, và đã cứu chuộc chúng ta. Tốt lành ở đây có nghĩa là thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày thánh và quan trọng đối với các Kitô hữu Đông phương, cả Công giáo và Chính thống giáo. Thứ Sáu Tuần Thánh cũng được gọi là ngày thánh trong ngôn ngữ Rôma.
22 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 23334)
... Chúa Giêsu muốn kéo chúng ta trở lại với chân lý nền tảng trong cuộc sống: hãy chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu, hãy đầu tư tất cả cho cuộc sống vĩnh cửu. Hãy hướng tất cả mọi sự vào cùng đích của cuộc sống. Hãy dùng tiền bạc, hãy cư xử thế nào để luôn có những người bạn luôn chờ đón ta trước cổng Thiên Đàng
22 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 26108)
Trong ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi để nhìn vào biến cố trong cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan và tin tưởng ấy. Cái chết ô nhục của Đức Kitô trên thập giá quả là một bất hạnh và là một tội ác, nhưng Thiên Chúa quyền năng và yêu thương đã biến thành khởi điểm của nguồn ơn cứu thoát. Giữa muôn nghìn thử thách và đớn đau của cuộc sống, chúng ta hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa đang dành cho chúng ta một ân huệ cao cả hơn ngoài sự chờ đợi của chúng ta. Chúng ta hãy xưng tụng tình yêu quan phòng của Ngài.
13 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 23989)
Sau khi cuộc bầu chọn Giáo Hoàng đã có kết quả, Niên trường Hồng Y Phó tế Jean Louis Tauran xuất hiện tại ban công của vương cung thánh đường Thánh Phêrô tuyên bố cuộc bầu chọn Giáo hoàng thứ 265, người kế vị thánh Phêrô là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, SJ người Á Căn Đình, vị Giáo Hoàng dòng Tên đầu tiên lấy tước hiệu Giáo Hoàng Francis I (Phanxicô I).
13 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24195)
Như vậy, Thiên Chúa không dễ dãi hay khắt khe với tội ngoại tình, nhưng Thiên Chúa luôn tha thứ và tạo điều kiện để tha thứ cho con người. Ơn tha thứ của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu hôm nay là bài học CHO CHÚNG TA VỀ SỰ XÓT THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA. Tội ngoại tình theo nghĩa đen chỉ phạm với chính thân thể của hai người với nhau và tất nhiên ngoài hôn nhân là vi phạm và xúc phạm đến Thiên Chúa. Nhưng tội ngoại tình theo nghĩa bóng là tội chối bỏ Thiên Chúa, chối bỏ cách công khai, hay phủ nhận chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa qua Đấng Cứu Thế Giêsu, thì nặng tội hơn tội ngoại tình.
01 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24368)
Lạy Thiên Chúa, “xin dẫn chúng con về, xin đừng hận chúng con” (Tv 84:5), “xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm cung” (Tv 51:19), và “xin dẫn chúng con đi theo đường chân lý của Ngài” (Tv 25:5). Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
28 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 23456)
... Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
28 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 20631)
... Bạn thoát khỏi tình trạng sơ sinh tâm linh bằng cách nào? Thánh Phêrô khuyên: “Anh em hãy lớn lên trong ân sủng và sự hiểu biết Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta.” ( 2 Pr 3, 18). Bạn hãy làm điều này bằng việc suy gẫm Lời Chúa và siêng năng cầu nguyện hàng ngày như hơi thở: Lời Chúa là đèn soi con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (x. Th.vịnh 119, câu 97-105).