Hội nhập
Ghi danh
1:11 SA
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1787)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5101)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15723)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

BA NỖI ĐAU KHỔ

25 Tháng Chín 201612:23 CH(Xem: 16302)

"Chúa Giêsu đã chịu đau khổ trong ba phương cách như chúng ta chịu về tinh thần, thể xác và tâm linh"

Titus Brandsma
Father Titus Brandsma

Trong thời thế chiến II, linh mục Titus Brandsma làm viện trưởng một đại học tại Hòa Lan. Ngài bị Đức Quốc Xã đem về trại tập trung ở Dachau. Nơi đây, ngài bị biệt giam trong một chiếc cũi nhốt chó cũ kỹ. Bọn lính gác mua vui bằng cách bắt ngài phải sủa lên như chó mỗi lần chúng đi ngang qua. Cuối cùng ngài bị chết vì bị tra tấn. Bọn lính kia đâu có ngờ rằng ngay giữa cơn thử thách, vị linh mục ấy vẫn tiếp tục viết nhật ký giữa những dòng chữ in trong quyển sách kinh cũ của ngài.

Ngài kể lại rằng, sở dĩ ngài có thể chịu đựng được nỗi đau đớn là vì ngài biết rằng Chúa Giêsu cũng đã từng chịu đau khổ như thế. Trong một bài thơ ngỏ gởi Chúa Giêsu, ngài viết:

"Sẽ không có đau đớn nào làm con gục ngã, bởi con luôn nhìn thấy đôi mắt đầy khổ đau của Chúa. Con đường cô độc mà Chúa từng đi qua đã giúp con chịu đựng nỗi cay đắng một cách khôn ngoan. Tình yêu của Chúa đã biến màn đêm tăm tối trong con thành nguồn sáng rực rỡ. Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với con, chỉ cần ở lại thôi. Con sẽ chẳng còn sợ hãi chi nếu khi đưa đôi tay ra con cảm thấy Chúa đang ở bên con." (Kilian Healy, Walking with God).

Sự thống khổ của Chúa Giêsu được chúng ta đặc biệt nhắc lại trong ngày hôm nay đã từng là nguồn sức mạnh cho rất nhiều người trong lịch sử. Giống như linh mục Brandsma, những người này sẽ không bao giờ chịu đựng nổi sự đau đớn nếu họ không biết rằng Chúa Giêsu đã từng chịu đau khổ như vậy, và Ngài hiện đang nâng đỡ họ trong giây phút thử thách.

Khi nhìn lại sự thống khổ của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người đã chịu đau khổ dưới cả ba hình thức khác nhau.

Trước hết là đau khổ tinh thần. Chúa Giêsu chịu đau khổ này trong vườn Cây Dầu, Người đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến thử thách trước mặt, đồng thời Người rất đau khổ khi các môn đệ phản bội và bỏ Người chạy trốn hết. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm sự đau khổ tinh thần này, tỉ như một cậu bé 15 tuổi bỏ nhà ra đi đã mô tả sự đau khổ tinh thần của mình trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Parade như sau:

"Tôi không bao giờ thực sự có được một mái nhà, tôi không bao giờ được thực sự nhìn thấy người cha của tôi. Tôi luôn cô độc... Tôi cảm thấy có gì sái

Walter Ciszel
Fr. Walter Ciszek

quấy nơi tôi. Chắc là tôi tệ lắm. Tôi cảm thấy mình không hiện hữu, vì chẳng có ai yêu mến tôi."

Trong lúc đau khổ tinh thần như thế, chúng ta chỉ còn một nguồn an ủi duy nhất, đó là biết rằng chính Chúa Giêsu từng bị đau khổ như thế trước chúng ta, và Người hiện đang nâng đỡ chúng ta trong khi bị thử thách.

Tiếp đến, Chúa Giêsu từng bị đau khổ nơi thể xác. Người bị đánh đập tàn bạo, bị đội mão gai và bị đóng đinh vào thập giá. Và chúng ta, ít nhiều cũng đã từng chịu những đau đớn phần xác. Đây là loại đau đớn mà bác sĩ Sheila Cassidy đã phải gánh chịu khi ở Chile vào đầu thập niên 1970. Cô là một bác sĩ y khoa và đã phạm một lỗi lầm tai hại là đã chữa lành vết thương cho một phần tử chống đối chính phủ. Cảnh sát đã bắt cô và tra tấn buộc cô phải khai tên những người dính líu đến phong trào chống đối.

Giống như Chúa Giêsu bị treo trên thập giá, cô cũng bị căng thây trong bốn ngày. Nhớ về sự thử thách ấy cô viết:

"Tôi cảm nghiệm được một cách mơ hồ về sự đau đớn mà Chúa Giêsu từng chịu. Trong suốt cơn thử thách, tôi luôn luôn cảm thấy Người ở đó, và tôi nài xin Người giúp tôi được kiên vững."

Cũng thế, trong giờ phút chịu đau đớn thể xác, chúng ta thường chỉ còn nguồn an ủi là biết rằng Chúa Giêsu đã từng chịu đau đớn như thế, và Người hiện đang nâng đỡ chúng ta trong cơn thử thách này.

Và cuối cùng, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu cũng từng chịu đau đớn về tâm linh. Tỉ như, khi Người bị treo bơ vơ trên thập giá, dường như chính Chúa Cha cũng đã ruồng bỏ Người. Chúa Giêsu cầu xin:

"Lạy Chúa con, lạy Chúa con, sao Ngài lại bỏ rơi con" (TV 22:1).

Tất cả chúng ta cũng từng gặp đau khổ tâm linh giống như Người. Nhiều lần, chúng ta cảm thấy như bị Chúa bỏ rơi. Đây là sự đau đớn mà Walter Ciszel, vị linh mục người Hoa Kỳ đã từng chịu khi bị cầm tù ở Nga suốt 23 năm. Có lúc, tâm linh ngài bị suy sụp đến mức gần như tuyệt vọng. Nhưng thay vì đầu hàng, ngài lại biết noi gương Chúa Giêsu trên thập giá, hướng về Thiên Chúa Cha trong cơn thử thách. Cha Walter Ciszel viết:

"Tôi thưa với Chúa rằng, hiện giờ mọi khả năng của tôi đều cạn kiệt và chỉ còn Ngài là nguồn hy vọng duy nhất của tôi... Tôi chỉ có thể mô tả lại cảm nghiệm này giống như một sự 'phó mặc'"

Vào lúc bấy giờ, lần đầu tiên, cha Ciszel hiểu được những lời cuối cùng trên thập giá của Chúa Giêsu:

"Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc. 23:46). Về sau, cha Ciszel nói rằng chính quyết định phó thác ấy đã giúp ngài kiên định và sống sót.

Như thế, Chúa Giêsu đã từng chịu cả ba sự đau đớn mà con người có thể gặp phải. Người đau đớn tinh thần vì bị các môn đệ phản bội. Người đau đớn thể xác vì bị tra tấn, và sau cùng Người đau đớn tâm linh khi cảm thấy bị Chúa Cha bỏ rơi.

Đây chính là sứ điệp mà Chúa Giêsu trao lại cho chúng ta, để khi gặp bất cứ đau khổ nào, chúng ta cũng biết hướng về Chúa Giêsu. Người hiểu được sự đau khổ của chúng ta và sẵn sàng nâng đỡ chúng ta. Từ đó, chúng ta hãy trở lại câu chuyện mở đầu nói về Cha Brandsma. Khi gặp đau đớn dưới bất cứ hình thức nào, không có gì tốt hơn là chúng ta hãy lập lại những lời mà Cha Brandsma đã cầu nguyện với Chúa Giêsu:

"Sẽ không có đau đớn nào làm con gục ngã, bởi con luôn nhìn thấy đôi mắt đầy khổ đau của Chúa. Con đường cô độc mà Chúa từng đi qua đã giúp con chịu đựng nỗi cay đắng một cách khôn ngoan. Tình yêu của Chúa đã biến màn đêm tăm tối trong con thành nguồn sáng rực rỡ. Lạy Chúa Giêsu, xin ở lại với con, chỉ cần ở lại thôi. Con sẽ chẳng còn sợ hãi chi nếu khi đưa đôi tay ra con cảm thấy Chúa đang ở bên con."

LM Mark Link, S.J.
Note:

http://carmelite.org/?nuc=events&item=528&func=viewEvent

https://wau.org/archives/article/the_priest_who_died_three_times/


03 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 22327)
... Nguyện xin Chúa Kitô Phục Sinh ban muôn ơn lành hồn xác cho tất cả mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn. Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Thánh Cha, cảm ơn Đức Hồng Y.
01 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 23971)
Nếu chúng ta xem toàn bộ công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa như một bức tranh hoành tráng, tuyệt hảo. Một bức tranh mà Thiên Chúa Ngài đã cất công phác họa từ tận thời Cựu Ước, trải qua cả dòng lịch sử của dân tộc Do Thái, qua nhiều vị Ngôn sứ. Bức tranh ấy đã được hoàn tất nơi Chúa Ki-tô phục sinh. Và với sự kiện trong tin mừng-sự kiện bà Maria Mac-đa-la là người đầu tiên gặp được Chúa phục sinh-Sự kiện ấy đã điểm lên trên bức tranh đó một nét chấm phá làm cho nó toàn vẹn hơn, sinh động hơn. Để bên cạnh sự kiện trọng đại là Chúa Ki-tô phục sinh, chúng ta vẫn còn có thể tìm thấy thêm ý nghĩa nữa mà Thiên Chúa Ngài muốn bộc lộ với con người.
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24133)
Tại sao Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành? Thứ Sáu là ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh, vậy tại sao là tốt lành? Đây là vấn đề gây “rối trí” không chỉ đối với trẻ em mà cả nhiều người lớn. Chúng ta không nói Thứ Sáu Tuần Thánh là tốt, vì đó là ngày Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá. Làm sao Thứ Sáu Tuần Thánh có thể là tốt khi mà chính tội lỗi chúng ta đã giết chết Thiên Chúa? Nhưng Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành vì Đức Kitô, qua cái chết của Ngài, đã tỏ lòng thương xót bao la đối với nhân loại, và đã cứu chuộc chúng ta. Tốt lành ở đây có nghĩa là thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày thánh và quan trọng đối với các Kitô hữu Đông phương, cả Công giáo và Chính thống giáo. Thứ Sáu Tuần Thánh cũng được gọi là ngày thánh trong ngôn ngữ Rôma.
22 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 23353)
... Chúa Giêsu muốn kéo chúng ta trở lại với chân lý nền tảng trong cuộc sống: hãy chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu, hãy đầu tư tất cả cho cuộc sống vĩnh cửu. Hãy hướng tất cả mọi sự vào cùng đích của cuộc sống. Hãy dùng tiền bạc, hãy cư xử thế nào để luôn có những người bạn luôn chờ đón ta trước cổng Thiên Đàng
22 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 26141)
Trong ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi để nhìn vào biến cố trong cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan và tin tưởng ấy. Cái chết ô nhục của Đức Kitô trên thập giá quả là một bất hạnh và là một tội ác, nhưng Thiên Chúa quyền năng và yêu thương đã biến thành khởi điểm của nguồn ơn cứu thoát. Giữa muôn nghìn thử thách và đớn đau của cuộc sống, chúng ta hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa đang dành cho chúng ta một ân huệ cao cả hơn ngoài sự chờ đợi của chúng ta. Chúng ta hãy xưng tụng tình yêu quan phòng của Ngài.
13 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24004)
Sau khi cuộc bầu chọn Giáo Hoàng đã có kết quả, Niên trường Hồng Y Phó tế Jean Louis Tauran xuất hiện tại ban công của vương cung thánh đường Thánh Phêrô tuyên bố cuộc bầu chọn Giáo hoàng thứ 265, người kế vị thánh Phêrô là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, SJ người Á Căn Đình, vị Giáo Hoàng dòng Tên đầu tiên lấy tước hiệu Giáo Hoàng Francis I (Phanxicô I).
13 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24222)
Như vậy, Thiên Chúa không dễ dãi hay khắt khe với tội ngoại tình, nhưng Thiên Chúa luôn tha thứ và tạo điều kiện để tha thứ cho con người. Ơn tha thứ của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu hôm nay là bài học CHO CHÚNG TA VỀ SỰ XÓT THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA. Tội ngoại tình theo nghĩa đen chỉ phạm với chính thân thể của hai người với nhau và tất nhiên ngoài hôn nhân là vi phạm và xúc phạm đến Thiên Chúa. Nhưng tội ngoại tình theo nghĩa bóng là tội chối bỏ Thiên Chúa, chối bỏ cách công khai, hay phủ nhận chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa qua Đấng Cứu Thế Giêsu, thì nặng tội hơn tội ngoại tình.
01 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24383)
Lạy Thiên Chúa, “xin dẫn chúng con về, xin đừng hận chúng con” (Tv 84:5), “xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm cung” (Tv 51:19), và “xin dẫn chúng con đi theo đường chân lý của Ngài” (Tv 25:5). Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
28 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 23463)
... Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
28 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 20650)
... Bạn thoát khỏi tình trạng sơ sinh tâm linh bằng cách nào? Thánh Phêrô khuyên: “Anh em hãy lớn lên trong ân sủng và sự hiểu biết Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta.” ( 2 Pr 3, 18). Bạn hãy làm điều này bằng việc suy gẫm Lời Chúa và siêng năng cầu nguyện hàng ngày như hơi thở: Lời Chúa là đèn soi con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (x. Th.vịnh 119, câu 97-105).