Hội nhập
Ghi danh
3:58 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1536)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5010)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15605)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Khoa học là gì mẹ ơi?

25 Tháng Tám 20151:12 CH(Xem: 14789)

Mẹ thân mến,

Xem tivi hôm nay, con thấy chiếc tàu vũ trụ do công ty SpaceX phóng lên và nổ tung sau mấy phút. Một trong những đỉnh cao của khoa học thế giới bị 123456vỡ tan tành. Xem đến đây con chợt nhớ về mẹ. “Bà mẹ khoa học” của con. Sở dĩ như vậy bởi mẹ dùng rất nhiều từ khoa học trong việc chăm sóc tổ ấm của mình: ăn khoa học, ngủ khoa học, cả tắm…cũng phải tắm cho thật khoa học. Nhớ đến đây, bỗng nhiên con tự hỏi, vậy khoa học là gì?

Với mẹ, dường như khoa học là những cách thức hay chỉ dẫn mà mẹ được nghe qua tivi hay đọc trong cuốn tạp chí sức khỏe. Hễ cái gì mà mẹ đã ghép từ “khoa học” vào là, cấm cãi! Bởi lẽ, khoa học với mẹ là chân lý, là kết quả mà các chuyên gia đã nghiên cứu và kết luận rồi. Phần mình, chỉ việc đọc và ứng dụng thôi. Vậy mà cũng không biết, dại quá! Hồi đó con cũng hỏi mẹ “có bao giờ khoa học sai lầm không ạ?” Mẹ đáp, “nhà khoa học đã nghiên cứu rồi, sai thế nào được”. Con trả treo, “con thấy các chuyên gia trong phòng thí nghiệm trên tivi đảm bảo rằng, kem đánh răng P/S ngừa sâu răng, sao ngày nào con cũng dùng P/S mà răng vẫn bị sâu?” Mẹ im lặng, không nói. Giờ đây tôi mới biết rằng, các khoa học gia vẫn có thể kết luận sai lầm vì những giới hạn của nhận thức con người và công cụ thực nghiệm. Rõ ràng rằng, với mắt thường, suốt mười mấy thế kỷ con người vẫn cứ nghĩ mọi tinh tú cứ vần xoay quanh mình. Nhưng với chiếc kính viễn vọng cùng thuyết nhật tâm của Copernicus, Galileo đã làm nhiều người ngỡ ngàng: trái đất chẳng phải cái rốn của vũ trụ, nó vẫn phải “quay đều, quay đều” như bao hành tinh khác. Đúng là kiến thức khoa học vẫn có thể sai lầm. Nhưng quan trọng hơn, các nhà khoa học có dám thừa nhận giới hạn của mình để tiếp tục đào sâu và lý giải những vấn đề của thế giới vạn vật hay không. Quả thật, nếu không tiếp tục tiến lên như vậy, khoa học có lẽ chẳng còn là khoa học nữa.

Thế nhưng điều gì làm nhận thức khoa học khác biệt so với nhận thức những ngành khác, những ngành cũng cố gắng tìm hiểu và giải quyết những vấn đề của thế giới, như tôn giáo chẳng hạn? Thưa, tiến trình. Khoa học là một tiến trình khởi đi từ những dự đoán hay giả thuyết qua việc quan sát thực tại. Sau đó những giả thuyết này phải nghiệm được thực nhiều lần để cuối cùng đưa đến một kết luận. Dĩ nhiên các phương pháp kiểm nghiệm này phải được cộng đồng các nhà khoa học thừa nhận. Và rồi, kết luận có thể đúng hoặc sai với giả thuyết ban đầu, nếu đúng thì giả thuyết sẽ thành một lý thuyết chắc chắn. Lý thuyết này thường sẽ được phát biểu một cách cô đọng và ngắn gọn với những công thức toán học. Thế nên trong khoa học, toán học đóng vai trò như ngôn ngữ, vừa để diễn tả vừa để cất lên tiếng nói cuối cùng cho những lý thuyết.

Nói cụ thể hơn, khoa học cũng như trò chơi Alô mà chúng con vẫn chơi ở nhà lúc nhỏ. Từ hai chiếc lon sữa bò được nối với nhau bằng sợi thép dài, chúng con có thể nói chuyện với nhau. Vậy là giả thuyết “âm thanh có thể truyền qua dây kim loại” được hình thành. Giả thuyết đó được kiểm nghiệm nhiều lần với nhiều loại dây kim loại khác nhau. Và cuối cùng, sau khi đã thành công với giả thuyết, chiếc điện thoại đầu tiên ra đời. Chưa dừng ở đó, ông hàng xóm hỏi, ngoài dây kim loại âm thanh còn truyền qua dạng nào nữa không? Thế là chiếc điện thoại di động ra đời với việc tìm ra sóng điện từ. Đó là khoa học và hành trình khám phá kỳ diệu của nó trong xã hội loài người.

Vậy là với một phương thức làm việc chặt chẽ kết hợp giữa toán học và thực nghiệm, khoa học đã làm cho cả mẹ lẫn con nghĩ rằng, khoa học là toàn năng. Hay nói cách khác, với thời gian khoa học sẽ giải đáp mọi vấn đề của thực tại này. Liệu điều này có khả thi không? Càng ngắm nhìn vũ trụ, các nhà khoa học lại càng thấy mình nhỏ bé; càng quan sát nguyên tử, họ lại càng kinh ngạc trước một thế giới vi mô bao la đầy huyền nhiệm. Dường như càng khám phá, khoa học lại càng “thấm” câu nói ngày xưa của Socrates “điều tôi biết là tôi chẳng biết gì cả”. Nhưng nếu vô vọng như vậy, thì điều gì thúc đẩy các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm và lý giải những điều dường như vượt xa mọi khả năng của giác quan và cả nhận thức con người? Mẹ hãy cùng con suy nghĩ nhé.

Con của mẹ, Paul Linh.

(Bài viết thuộc môn Triết học Khoa học, lớp Triết II)

Tài liệu đã tham khảo:

– Nguyễn Tường Bách, Lưới Trời Ai Dệt – Tiểu luận về Khoa học và Triết học, Phương Nam Book, 2013, tr.63-70.

– Samir Okasha, Philosophy of Science, Oxford University Press, 2002, tr. 1-17.

– Ilkka Niiniluoto, “Scientific Progress”, The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Summer 2015 Edition), Edward N. Zalta (ed.), <http://plato.stanford.edu/archives/sum2015/entries/scientific-progress/>. (Truy cập: 06/07/2015).


Nguon : http://dongten.net/noidung/52369

06 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 17166)
Anh xin mọi người suy ngẫm trong im lặng với những câu hỏi: "thập giá mà Chúa đã ban cho tôi là gì? Thập giá mà Ngài muốn tôi thực hiện cho tình yêu của Ngài là gì? " Tất cả mọi người, kể cả Đức Giáo Hoàng đã cầm thánh giá lên...
06 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 30524)
Giáo Hoàng rơi lệ ân tình Khi em trai bé liều mình ôm cha Ngỏ lời ước muốn thiết tha Trở nên linh mục hát ca cuộc đời
06 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 17690)
Có phóng viên hỏi ĐGH Phanxico trên chuyến bay: Đức thánh Cha nghĩ gì về tình trạng xúc phạm tình dục của 1 số linh mục, thì Ngài trả lời: “1 cây to trong rừng đổ xuống thì gây tiếng động ầm ĩ, trong khi cả triệu cây đang tốt tươi, đâm chồi nảy lộc”. Giáo Hội cũng vậy, có ít người xấu, nhưng đại đa số thánh thiện đạo đức. Nhưng tình trạng này sẽ được chấm dứt nay mai.
02 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 19523)
dầu đèn có đủ, để theo Người vào tiệc cưới ? Thế mà con cứ dại lại ngỡ tưởng mình khôn!
31 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 17888)
ưng cả nhân loại này tội lỗi, cả bản thân con cũng tội lỗi, chẳng cần có Abraham nào thưa gởi cho con, chẳng tìm được mười người nào công chính cứu con, Chúa vẫn không tàn phá. Vì đã có một người, còn hơn cả sự công chính nữa đã chết và sống lại vì con. Con gọi là Chúa Cứu Thế.
13 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 36366)
chẳng phải là chịu đóng đinh, nhưng là những cái đinh đóng vào người khác. quyền lực thế gian lên ngôi, Thập giá chỉ còn là trang sức.
09 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 21852)
Còn hơn hai tháng nữa, từ 1 đến 5 tháng 8 tới đây, các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên khắp nước Pháp sẽ hành hương tại Lộ Đức nhân kỷ niệm 25 năm đại lễ tôn phong các thánh tử đạo Việt Nam (1988-2013). Ngoài các nghi thức phụng vụ trọng thể còn có ba buổi thuyết trình về chủ đề các thánh tử đạo Việt Nam. Thuyết trình đoàn gồm có LM Hà Quang Minh (Tuyên úy đoàn), GS Trần Văn Cảnh và chúng tôi (Giáo Xứ Paris).
30 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 38365)
Chị Mai nè ở Việt Nam chị gia nhập Hội Mân Côi chưa ? Chưa có ai nói cho chị nghe về hội này vậy em kể cho chị nghe coi . Em thấy chị yêu mến Đức mẹ và được chữa lành bệnh ung thư vậy chị nên gia nhập Hội Mân côi để các hội viên thêm lời cầu nguyện cho chị .Ngoài ra có Linh mục dâng Thánh lễ Misa hàng tháng vào các ngày Đặc biệt để cầu cho hội viên còn sống cũng như qua đời .Thôi em ngừng nha /em sẽ liên lạc với Chị Loan để nhờ chị Loan giúp chị làm đơn vô Hội .
30 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 25350)
Nhà bác học vô thần khét tiếng Alexis Carrel đã chối bỏ Thiên Chúa, và không tin có phép lạ ở Lộ Đức. Nhưng đến khi ông thấy 1 phép lạ nhãn tiền, thì ông mới tin có Đức Mẹ thật. Đã có Đức Mẹ thật, thì phải có Thiên Chúa thật. Cho nên Ông đã trở lại đạo công giáo, và viết rất nhiều sách ca ngợi Đức Mẹ - Trí óc con người ta, dù thông minh đến đâu, cũng chỉ ví như cái gáo múc nước biển mà thôi (truyện thánh Augustino). 1 con kiến bò dưới chân núi “Hỷ mã lạp Sơn” làm sao mà hiểu nổi, hoặc bò cho hết được cả núi. - Vậy chỉ còn 1 phương pháp duy nhất là tin có Tạo Hoá (Thiên Chúa) là Nguyên Nhân vũ trụ, đã sáng tạo, dựng nên vũ trụ.
30 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 25252)
Điều đáng nói là anh Gabriel sống bất cần THIÊN CHÚA, bất cần Giáo Hội, mặc dầu anh chào đời trong gia đình Công Giáo đạo đức. Anh còn ưỡn ngực tự xưng là kẻ cứng tin, không dễ dàng bị tôn giáo bỏ bùa mê hoặc. Anh Gabriel được chữa trị nơi bệnh viện trong vòng 20 tháng trời, nhưng bác sĩ hoàn toàn bất lực vì các vết thương quá nặng. Giờ đây anh đi vào giai đoạn cuối đời. Người ta quyết định loan báo tin dữ cho bà Cecilia, Mẹ anh biết. Bà Cecilia vô cùng đau đớn. Nhưng là phụ nữ can đản và tràn đầy Đức Tin, bà không để mình bị quật ngã vì thử thách. Bà đi ngay đến nhà thương và nhỏ nhẹ đề nghị với con trai đi hành hương Lộ Đức. Vừa nghe Mẹ nói, anh Gabriel sừng sộ trả lời cách hết sức hỗn xược: