Hội nhập
Ghi danh
6:15 SA
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1787)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5101)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15724)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

ÍCH LỢI CỦA VIỆC XIN LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN LUYỆN NGỤC VÀ CHO MÌNH

16 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 19615)
Giáo hội dâng lễ Misa như Chúa đã dạy để “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến” (Lời tung hô sau tryền phép).
Thánh lễ cũng được dâng lên để thờ phượng Chúa, tạ ơn Chúa, đền bù tội lỗi nhân loại và xin ơn phúc cho Giáo Hội và thế giới (Giáo Lý Công Giáo). Lễ vật dâng lên trong Thánh lễ để “tôn vinh Danh Chúa, mưu ích cho chúng con cùng toàn thể Hội Thánh Người” (Lời đáp trước kinh Tiền Tụng).
thanh_le_cho_lh_2-content
Công đồng Trentô dạy rằng: “Thánh lễ Misa không những ca tụng Chúa, mà còn là lễ đền tội cho người sống và người đã qua đời” (Khóa 22 chương 2). “Lạy Chúa, xin nhớ đến tôi tớ nam nữ Chúa đã gọi ra khỏi thế gian, xin ban cho kẻ đã chết như con Chúa, thì cũng được sống lại như Người” (Kinh Tiền Tụng Thánh Lễ).

Từ thời xưa, Giáo Hội đã chấp nhận cho Linh mục chủ tế được nhận một số tiền lễ của giáo dân để chỉ lễ theo ý người xin. Theo lịch sử thời trước nữa, giáo dân thường đem hoa mầu như bánh trái, rượu dâng lên chủ tế trong phần dâng lễ vật, dần dần để thuận tiện hơn, người ta dâng tiền để tùy ý chủ tế sắm các vật dụng cần thiết” (Martimort, The Signs of the New Covenant, The Liturgical Press, 1963 NY, p. 208).

Thánh Bênađô thuật truyện về Thánh Malaiki, tổng giám mục Armagh, nước Ái Nhĩ Lan đã dâng nhiều thánh lễ cho linh hồn chị mình. Tưởng thế là đủ, ngài không dâng nữa. Ba mươi ngày sau, ngài nghe tiếng chị khóc trong phòng mặc áo lễ. Bà than rằng, bà “đã chờ 30 ngày mà không được ai giúp đỡ”. Ngài tiếp tục dâng lễ cầu cho chị rồi thấy chị mặc đồ đen. Ngài lại tiếp tục dâng lễ cầu cho chị tới khi thấy chị rực rỡ vào Thiên đàng cùng với một số rất đông các linh hồn được giải thoát trong ngày hôm ấy (199).

Thánh Nicholas thành Tolentino thấy vô vàn linh hồn luyện ngục ở trong một cánh đồng hợp nhau lại xin van ngài dâng lễ cầu cho họ. Sau 8 ngày dâng lễ, ngài được biết các linh hồn ấy đã được giải thoát khỏi luyện ngục (204).

Thánh Antôn Padua kể rằng, Chân phúc Gioan Alverina một lần dâng thánh lễ vào ngày lễ Các Thánh. Sau khi truyền phép, ngài cầm Mình Chúa trong tay và khẩn khoải nài xin Chúa vì công nghiệp Chúa Giêsu xin cứu lấy các linh hồn luyện ngục. Ngài được thấy một số đông linh hồn từ luyện ngục bay lên như những ánh lửa tung tóe từ lò lửa về hướng thiên đàng (204).

Theo Thánh Tôma tiến sĩ, “Khi linh mục dâng lễ cầu cho linh hồn nào, dù ngài đọc bài lễ kính Đức Mẹ, lễ kính các Thánh, lễ cầu hồn hay bài lễ nào đi nữa thì công phúc của Thánh lễ cũng như nhau, nhưng nếu ngài đọc bài lễ cầu hồn thì công phúc được đặc biệt hơn, vì Giáo hội đã dọn riêng những lời cầu nguyện và bài đọc chỉ cho người quá cố (215).

Có người như ông Pasqualio còn chủ trương rằng thánh lễ hát cầu cho người đã chết lại gia tăng hiệu quả thánh lễ đặc biệt hơn nữa, vì không có những linh mục mà có cả các giáo dân cũng thông phần hợp lời cầu nguyện cách trọng thể hơn (222). Giáo hội đặt ră những lời ca hát không phải để cộng đoàn vui vẻ, hay cá nhân người xin lễ tự hào, mà để những lời van xin làm Chúa cảm kích dễ nghe hơn và ý chỉ lễ dễ được chấp nhận hơn.

Người ta cũng có thể xin dâng lễ để cầu nguyện cho người còn sống, cho chính mình. Thánh Leonard Marurice khuyên người ta dâng Thánh lễ cho chính mình khi còn sống tốt hơn là sau khi đã qua đời, vì những lý do sau đây:

1. Dâng lễ khi còn sống, chính mình được dự, chết rồi không chắc có được dự không.

2. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu mình là kẻ có tội, hy vọng sẽ được lòng thương xót Chúa ban ơn ăn năn xưng thú đền bù, dù mình không đáng. Chết rồi và đã xuống hỏa ngục thì không còn cứu vãn cách nào nữa, dù có dâng cả ngàn lễ cũng không đổi được số phận đời đời.

3. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống để được ơn chết lành, Chúa sẽ phù hộ trong giờ lâm tử nhờ ơn phúc thánh lễ.

4. Dâng lễ dâng cầu cho mình khi còn sống, ơn phúc vẫn còn, và nếu có phải luyện ngục, ngày giờ trong ấy sẽ được rút ngắn hơn. Chết rồi mới dâng lễ cầu cho thì linh hồn phải chờ đợi khốn khổ.

5. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống làm vinh danh Chúa hơn. Khi dâng lên Chúa tiền bạc Chúa đã ban cho, ta được công từ bỏ của cải. Chết rồi, tiền bạc về tay con cái họ hàng, mấy ai lo cứu giúp, đâu họ có cảm tháy nỗi khổ sở nóng nảy của ta mà cứu giúp mau chóng.

6. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu mình có ơn nghĩa Chúa thì được phần thưởng gấp đôi, vừa được tha phạt luyện ngục, vừa được công thưởng Thiên đàng. Chết rồi mới xin thì chỉ được tha phạt luyện ngục, không được gia tăng công thưởng Thiên đàng, không làm vinh danh Chúa hơn.

Cuối cùng chúng ta nên biết rằng, một thánh lễ dâng cầu cho ta khi còn sống được tha hình phạt của ta nhiều hơn là dâng nhiều thánh lễ sau khi ta chết, vì nếu ta làm mất lòng ai mà xin lỗi ngay thì dễ được tha hơn là chần chừ để phải xin lỗi và phải đền bù trước tòa án. Một lời bào chữa đáng giá bao nhiều tiền bạc rồi.

Chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu chúng ta biết đền bù bằng việc lành phúc đức, việc từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua thánh lễ thì nợ của chúng ta được tẩy xóa. Chờ đến trước tòa án Chúa mới xin đền thì hình phạt lại thêm nặng nề hơn.

Thánh Anselmo dạy, “Sốt sắng dâng một Thánh lễ khi còn sống, lợi ích hơn cả ngàn Thánh lễ khi đã qua đời” (226). Chính Chúa Giêsu dạy, “Hãy làm việc khi trời còn sáng, tối rồi ai thấy đường đâu mà làm”.

Lm. Mark, CMC
Chi Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
03 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 22328)
... Nguyện xin Chúa Kitô Phục Sinh ban muôn ơn lành hồn xác cho tất cả mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn. Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Thánh Cha, cảm ơn Đức Hồng Y.
01 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 23972)
Nếu chúng ta xem toàn bộ công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa như một bức tranh hoành tráng, tuyệt hảo. Một bức tranh mà Thiên Chúa Ngài đã cất công phác họa từ tận thời Cựu Ước, trải qua cả dòng lịch sử của dân tộc Do Thái, qua nhiều vị Ngôn sứ. Bức tranh ấy đã được hoàn tất nơi Chúa Ki-tô phục sinh. Và với sự kiện trong tin mừng-sự kiện bà Maria Mac-đa-la là người đầu tiên gặp được Chúa phục sinh-Sự kiện ấy đã điểm lên trên bức tranh đó một nét chấm phá làm cho nó toàn vẹn hơn, sinh động hơn. Để bên cạnh sự kiện trọng đại là Chúa Ki-tô phục sinh, chúng ta vẫn còn có thể tìm thấy thêm ý nghĩa nữa mà Thiên Chúa Ngài muốn bộc lộ với con người.
30 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24134)
Tại sao Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành? Thứ Sáu là ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh, vậy tại sao là tốt lành? Đây là vấn đề gây “rối trí” không chỉ đối với trẻ em mà cả nhiều người lớn. Chúng ta không nói Thứ Sáu Tuần Thánh là tốt, vì đó là ngày Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá. Làm sao Thứ Sáu Tuần Thánh có thể là tốt khi mà chính tội lỗi chúng ta đã giết chết Thiên Chúa? Nhưng Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành vì Đức Kitô, qua cái chết của Ngài, đã tỏ lòng thương xót bao la đối với nhân loại, và đã cứu chuộc chúng ta. Tốt lành ở đây có nghĩa là thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày thánh và quan trọng đối với các Kitô hữu Đông phương, cả Công giáo và Chính thống giáo. Thứ Sáu Tuần Thánh cũng được gọi là ngày thánh trong ngôn ngữ Rôma.
22 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 23355)
... Chúa Giêsu muốn kéo chúng ta trở lại với chân lý nền tảng trong cuộc sống: hãy chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu, hãy đầu tư tất cả cho cuộc sống vĩnh cửu. Hãy hướng tất cả mọi sự vào cùng đích của cuộc sống. Hãy dùng tiền bạc, hãy cư xử thế nào để luôn có những người bạn luôn chờ đón ta trước cổng Thiên Đàng
22 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 26143)
Trong ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô, chúng ta được mời gọi để nhìn vào biến cố trong cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan và tin tưởng ấy. Cái chết ô nhục của Đức Kitô trên thập giá quả là một bất hạnh và là một tội ác, nhưng Thiên Chúa quyền năng và yêu thương đã biến thành khởi điểm của nguồn ơn cứu thoát. Giữa muôn nghìn thử thách và đớn đau của cuộc sống, chúng ta hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa đang dành cho chúng ta một ân huệ cao cả hơn ngoài sự chờ đợi của chúng ta. Chúng ta hãy xưng tụng tình yêu quan phòng của Ngài.
13 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24005)
Sau khi cuộc bầu chọn Giáo Hoàng đã có kết quả, Niên trường Hồng Y Phó tế Jean Louis Tauran xuất hiện tại ban công của vương cung thánh đường Thánh Phêrô tuyên bố cuộc bầu chọn Giáo hoàng thứ 265, người kế vị thánh Phêrô là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, SJ người Á Căn Đình, vị Giáo Hoàng dòng Tên đầu tiên lấy tước hiệu Giáo Hoàng Francis I (Phanxicô I).
13 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24223)
Như vậy, Thiên Chúa không dễ dãi hay khắt khe với tội ngoại tình, nhưng Thiên Chúa luôn tha thứ và tạo điều kiện để tha thứ cho con người. Ơn tha thứ của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu hôm nay là bài học CHO CHÚNG TA VỀ SỰ XÓT THƯƠNG CỦA THIÊN CHÚA. Tội ngoại tình theo nghĩa đen chỉ phạm với chính thân thể của hai người với nhau và tất nhiên ngoài hôn nhân là vi phạm và xúc phạm đến Thiên Chúa. Nhưng tội ngoại tình theo nghĩa bóng là tội chối bỏ Thiên Chúa, chối bỏ cách công khai, hay phủ nhận chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa qua Đấng Cứu Thế Giêsu, thì nặng tội hơn tội ngoại tình.
01 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 24383)
Lạy Thiên Chúa, “xin dẫn chúng con về, xin đừng hận chúng con” (Tv 84:5), “xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm cung” (Tv 51:19), và “xin dẫn chúng con đi theo đường chân lý của Ngài” (Tv 25:5). Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
28 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 23465)
... Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
28 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 20650)
... Bạn thoát khỏi tình trạng sơ sinh tâm linh bằng cách nào? Thánh Phêrô khuyên: “Anh em hãy lớn lên trong ân sủng và sự hiểu biết Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta.” ( 2 Pr 3, 18). Bạn hãy làm điều này bằng việc suy gẫm Lời Chúa và siêng năng cầu nguyện hàng ngày như hơi thở: Lời Chúa là đèn soi con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (x. Th.vịnh 119, câu 97-105).