Hội nhập
Ghi danh
4:53 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1539)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5012)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15609)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

KIÊN TRÌ.

15 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 18608)

 

Một người bất công như viên thẩm phán mà còn phải chịu thua lòng kiên trì của bà goá. Huống chi Thiên Chúa tốt lành, Ngài sẽ mau chóng bênh vực kẻ kêu xin Ngài cách kiên trì.

cau_nguyen_1-contentTuy nhiên, có nhiều kẻ không kiên trì nên đã mất lòng tin. Đó là ý nghĩa câu cuối cùng: "Nhưng khi Con Người ngự đến. liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?".

Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí". Nhiều người chưa thấy giá trị của sự cầu nguyện liên tục. Họ nghĩ chỉ cần cầu nguyện khi có việc cần Chúa giúp, thế là đủ. Chuyện sau đây là câu trả lời cho những người ấy.

Có một thành phố nhỏ kia có đầy đủ mọi cơ quan và dịch vụ cần thiết như bệnh viện, trường học, nhà thờ, tòa án, chợ, tiệm may, tiệm ăn v.v... Chỉ thiếu một điều là không có thợ sửa đồng hồ. Bởi vậy các đồng hồ lớn đồng hồ nhỏ của những cư dân thành phố này dần dần cái thì hư, cái thì chạy sai. Một số người quẳng đồng hồ vào tủ. Một số khác cố gắng tự mình lau chùi, sửa chữa rồi tiếp tục dùng tạm mặc dù những chiếc đồng hồ ấy chạy không được chính xác lắm.

Một ngày kia có một người thợ sửa đồng hồ đến thành phố. Mọi người rất mừng, ai nấy đều mang đồng hồ đến nhờ anh sửa. Tuy nhiên anh nói thật: "Tôi chỉ có thể sửa những chiếc đồng hồ nào còn chạy. Còn những chiếc nào đã ngưng chạy từ lâu thì tôi không sửa nỗi vì chúng rỉ sét hết rồi".

Cầu nguyện luôn cũng giống như giữ cho chiếc đồng hồ đời ta luôn luôn chạy.

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu bảo chúng ta phải cầu nguyện luôn, vì:

- Sự cầu nguyện luôn soi sáng niềm hy vọng và những dự định của chúng ta.

- Sự cầu nguyện luôn giúp ta phân biệt được điều gì là quan trọng, điều gì là tầm thường.

- Sự cầu nguyện luôn giúp ta khám phá ra những ước vọng chân thật, những ray rứt lương tâm bị bóp nghẹt, những nỗi khát khao bị quên lãng.

- Sự cầu nguyện luôn chỉ cho ta thấy những lý tưởng cao đẹp cần vươn tới.

- Và nhất là sự cầu nguyện luôn giữ ta thường xuyên gần gũi với Chúa.

Hai tư thế cầu nguyện: Hồi còn bé, chúng ta được dạy chấp tay lại khi cầu nguyện. Khi tham dự Thánh lễ, chúng ta thấy Linh mục cầu nguyện giang tay. Đó là hai tư thế cầu nguyện.

Cầu nguyện chấp tay có nghĩa là chúng ta tạm dừng những hoạt động để chuyên tâm nghĩ đến Chúa. Còn cầu nguyện giang tay là để tỏ ra rằng chúng ta là những người nghèo nàn trước mặt Chúa, chúng ta làm như người ăn xin đưa hai bàn tay không ra để xin ơn Chúa.

Hai tư thế cầu nguyện trên đều tốt. Và ngay cả những khi đôi bàn tay hoặc đôi cánh tay chúng ta đều không chấp lại hay giang ra, chúng ta cũng đừng bao giờ quên ý nghĩa của hai tư thế ấy. (FM)

Cầu thay nguyện giúp: Một lá thư được viết nguệch ngoạc của một đứa trẻ gởi vào bưu điện, và địa chỉ tới là Chúa. Nhân viên bưu điện lấy làm lạ liền mở ra đọc. Thư viết rằng: "Chúa thân mến, con là Tommy, con sáu tuổi. Ba con đã chết và mẹ con phải cực khổ để nuôi sáu anh em con. Xin Chúa cho chúng con 300 đồng nhé".

Đọc thư xong, anh nhân viên bưu điện rất xúc động và dưa cho các bạn đồng nghiệp xem. Họ quyết định quyên góp để giúp gia đình cậu bé. Số tiền tổng cộng là 100 đồng, và họ gởi tới địa chỉ cậu bé.

Vài tuần sau, họ nhận được lá thư thứ hai. Họ cũng mở ra đọc, thư viết như sau: "Lần tới, Chúa có thể gởi trực tiếp cho gia đình con, vì gởi qua bưu điện, họ giữ lại 200 đồng!"

Nghe xong câu chuyện, chúng ta phải bật cười vì sự ngây ngô của cậu bé, nhưng liền sau đó chúng ta lại cảm thấy hổ thẹn vì thấy bóng dáng mình thấp thoáng trong hình ảnh cậu bé: Chúng ta cầu nguyện và muốn được Chúa đáp lời tức thì theo yêu cầu chúng ta đề ra, nếu Người chậm đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đủ "chỉ tiêu"chúng ta đưa ra, thì chúng ta lại khó chịu, và cũng chẳng thèm cám ơn Người.

Phúc Âm hôm nay Chúa dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn chúng ta hãy liên lỉ cầu nguyện và cầu nguyện cách kiên trì. Như Môsê quì giang tay suốt ngày cầu nguyện cho dân Do Thái thắng trận, như bà goá suốt bao ngày tháng cầu xin quan toà minh xét cho bà, như thánh Mônica ròng rã 20 năm trường cầu nguyện cho người con là Augúttinô trở lại, chúng ta hãy cầu nguyện liên tục và bền chí, không hề nhàm chán, cả khi xem ra Chúa ngoảnh mặt làm ngơ.

Như thế, cầu nguyện không phải là việc xin ơn này ơn nọ, theo óc vụ lợi của chúng ta, cầu nguyện không phải là việc tránh né bổn phận để Thiên Chúa làm tất cả, cầu nguyện cũng không phải là việc liệt kê ước muốn để mong chờ Chúa thực hiện. Nhưng cầu nguyện đích thực chính là việc thực hành Đức Tin, nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa để đối thoại với Người, van xin Người tiếp tục ban ơn để chúng ta đủ sức thực hiện thánh ý Người. Thấu hiểu sự yếu đuối của con người nên Chúa Giêsu than thở: "Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?" (Lc 18,8). Vậy, cầu nguyện không phải là độc thoại mà là đối thoại liên lỉ và kiên trì với Thiên Chúa trong Đức Tin để trung thành với Chúa cho tới khi Người lại đến.

Mảnh suy tư

a/ Cầu nguyện là dầu giữ cho ngọn đèn Đức Tin luôn cháy sáng.

- Hoa trái của cầu nguyện là Đức Tin
- Hoa trái của Đức Tin là tình yêu
- Hoa trái của tình yêu là phục vụ
- Và hoa trái của phục vụ là bình an.

b/ Lời cầu nguyện của ta được Chúa đáp lời, không phải khi chúng ta có được điều chúng ta xin, mà khi chúng ta được Chúa ban cho ý thức Chúa đang gần gũi mình.

- Lời cầu nguyện của bệnh nhân được đáp lời, không phải khi anh khỏi bệnh, mà khi anh cảm nhận được Chúa vẫn ở cạnh mình, nhờ đó anh ý thức rằng cơn bệnh không phải là hình phạt của Chúa, cũng không phải là dấu Chúa đã bỏ anh.

- Có thể sự cầu nguyện không thay đổi thế giới, nhưng nó giúp ta có thể trực diện với thế giới.

c/ Hồi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cầu nguyện bằng cách đọc kinh. Bây giờ đã lớn, chúng ta hãy học cầu nguyện bằng cách mở rộng cõi lòng ra cho Chúa.

st

02 Tháng Tư 20236:58 CH(Xem: 1544)
Tại sao Thiên Chúa đã chọn Đức Trinh Nữ trong công trình cứu độ? Hôm nay, tôi muốn đề cập đến lý do tại sao ma quỷ lại quá căm thù Đức Mẹ và tại sao chúng ta nên trở thành những hiệp sĩ sùng kính Đức Mẹ.
09 Tháng Ba 202310:25 SA(Xem: 1781)
Một người Tây Ban Nha sống ở Brasil, sang Do Thái du lịch và đang nói chuyện say mê với hướng dẫn viên du lịch trước bức Tường Than Khóc về Chúa Giêsu. Hướng dẫn viên chỉ tay vào đường mòn trên cánh đồng gần đó, - đường mà thời đó Chúa Giêsu đã đi ngang qua
09 Tháng Ba 202310:15 SA(Xem: 1658)
“Đã có luật. Người ta ai cũng phải chết và chỉ chết một lần.” (Do-Thái 9 :27) Bản án Chúa đã ghi: mọi người đều phải chết. Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Mọi sự dầu hay, hay dở, đều không chắc chắn, chỉ sự chết là chắc chắn sẽ xảy đến.”
24 Tháng Hai 202310:11 CH(Xem: 2309)
Cha Anthony de Mello giảng về việc cầu nguyện, ngài nói cầu nguyện chính là “đốt lửa”, theo nghĩa là “yêu thương”; không có “lửa” thì không có cầu nguyện gì cả, dù người ta có cả núi lời hay ý đẹp. Còn thánh Têrêsa Avila, được tôn vinh là bậc thầy cầu nguyện, xác nhận rằng cầu nguyện là sống tình bạn với Chúa, rằng cầu nguyện hệ tại ở tâm tình chứ không ở các ý tưởng.
24 Tháng Hai 202310:08 CH(Xem: 1805)
Tại Thánh Lễ bằng tiếng Latinh thì vị linh mục chủ tế và các giáo dân cùng hướng mặt về bàn thờ nên vị linh mục quay lưng lại phía giáo dân. Lúc truyền phép là lúc mà vị linh mục cúi đầu thấp với cánh tay để trên bàn thờ và Bánh Thánh ở giữa các ngón tay của ngài.
24 Tháng Hai 20239:59 CH(Xem: 2316)
Chiều hôm xẩy ra tai nạn thảm khốc, cô đã hái được chùm hoa đồng nội đến đặt trên bàn thờ Đức Mẹ, vừa khóc vừa cảm ơn lòng thương vô biên của Mẹ đối với cô.
24 Tháng Hai 20239:55 CH(Xem: 1783)
Giáo Hội cung cấp cho tất cả chúng ta một bản kinh tuyệt vời để cầu xin cùng Thiên thần Bản mệnh của mình: Lạy Thiên thần Chúa là Thiên thần Bản mệnh yêu dấu của con. Nơi ngài Chúa ban tình yêu của Người cho con. Mỗi ngày, xin ngài hãy ở cạnh bên con để soi sáng và canh giữ, để điều khiển và hướng dẫn con. Amen.
17 Tháng Hai 20237:38 SA(Xem: 2281)
NHỮNG CÁI "ĐỪNG" KHI THAM DỰ THÁNH LỄ ! ĐỪNG VÔ TÌNH COI NHẸ, BỎ QUA! 1. ĐỪNG ĐI MUỘN. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn. 2. ĐỪNG ĂN MẶC KHÔNG PHÙ HỢP. Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
06 Tháng Hai 202311:21 CH(Xem: 1961)
Thày dòng vâng lời thày tu hành, khi vừa về đến nhà quê, liền đi trình thày Odilon các điều trước sau, thày Odilon nghe biết làm vậy, thì viết tờ truyền cho các nhà dòng thuộc về quyền thày ấy coi sóc, hằng năm, ngày hôm sau ngày lễ Các Thánh, thì phải làm mỗi thày một lễ cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục, như ta đã nói trong bài ngày mồng một trước này.
06 Tháng Hai 202311:13 CH(Xem: 2247)
Không chỉ các quốc gia phương Tây mà một số quốc gia khác trên thế giới cũng rất sợ con số 666. Con số đáng sợ này xuất hiện ở trong quyển cuối cùng của bộ kinh Tân Ước hay còn gọi là sách Khải huyền.666 Nó được coi là dấu ấn hiện thân của quỷ Sa-tăng