Hội nhập
Ghi danh
7:00 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1541)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5013)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15610)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

MỘT SỐ Ý NGHĨA THÁNH KINH CỦA LỄ TRO

17 Tháng Hai 20237:45 SA(Xem: 1671)
MỘT SỐ Ý NGHĨA THÁNH KINH CỦA LỄ TRO
H: Thứ tư Lễ Tro là gì?
Le_tro_1T: Thứ tư Lễ Tro là ngày bắt đầu Mùa Chay. Mùa Chay kéo dài bốn mươi ngày đến trước Thánh lễ Tiệc Ly.
H: Có phải thứ tư Lễ Tro bắt nguồn từ lễ hội ngoại giáo?
T: Hoàn toàn không. Thứ tư Lễ Tro chính thức bắt đầu vào khoảng năm 900 AD, ngay cả trước khi châu Âu được Kitô hóa và tín ngưỡng ngoại giáo dần dần bị xóa bỏ.
H: Tại sao lại gọi là thứ tư Lễ Tro?
T: Thực ra, thứ tư Lễ Tro là tên gọi thông thường. Tên chính thức là Ngày Xức Tro (Dies cinerum). Đó có thể được gọi là ngày Yom Kippur (Ngày xá tội) của Giáo hội. Nó được gọi là thứ tư Lễ Tro bởi vì, trước Thánh lễ Tiệc Ly bốn mươi ngày, nó luôn rơi vào thứ tư và nó được gọi như thế bởi vì vào ngày đó tại nhà thờ, các tín hữu được ghi dấu thánh giá với tro trên trán.
H: Tại sao họ lại ghi dấu thánh giá trên trán?
T: Bởi vì theo Kinh Thánh, ghi một dấu trên trán là biểu tượng về quyền sở hữu của một người. Bằng cách để trán của mình được ghi dấu thánh giá, điều này nói lên rằng người đó thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá.
Điều này là để mô phỏng dấu ấn thiêng liêng hoặc ấn tín đã được ghi trên một Kitô hữu khi họ chịu phép Rửa tội. Trong Bí tích này họ được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ để trở thành con cái của sự công chính và của Chúa Kitô (Rm 6,3-18).
Nó cũng phỏng theo cách mà những người công chính được mô tả trong sách Khải Huyền, nơi chúng ta đọc thấy các tôi tớ của Thiên Chúa được bảo vệ: gồm có một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn:
“Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây cối, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta.” (Kh 7,3)
“Chúng [châu chấu] bị cấm không được phá hại cỏ trên mặt đất, mọi loài xanh tươi và mọi cây cối, mà chỉ được phá hại những người không mang ấn của Thiên Chúa trên trán” (Kh 9,4)
“Tôi thấy: kìa Con Chiên đứng trên núi Sion; cùng với Con Chiên, có một trăm bốn mươi bốn ngàn người, mang danh của Con Chiên và của Cha Con Chiên ghi trên trán.” (Kh 14,1)
Điều này trái ngược với những người đi theo Con Thú, gồm có sáu trăm sáu mươi sáu người được thích dấu trên trán hoặc bàn tay của họ.
Đề cập đến việc đóng ấn trên các tôi tớ của Thiên Chúa để bảo vệ họ trong sách Khải Huyền quy chiếu về một đoạn song song trong sách tiên tri Êdêkien, nơi ông cũng thấy việc đóng ấn các tôi tớ của Thiên Chúa là để bảo vệ họ:
“Và Đức Chúa phán với người ấy: ‘Hãy rảo khắp thành, khắp Giêrusalem. Hãy ghi dấu chữ thập trên trán những người đang rên siết khóc than về mọi điều ghê tởm đang xảy ra trong khắp thành.’ Tôi lại nghe Đức Chúa phán với năm người kia: ‘Hãy đi theo người ấy vào thành mà chém giết. Đừng nhìn mà thương hại, đừng xót thương. Người già, thanh niên, thiếu nữ, cũng như đàn bà con trẻ, các ngươi hãy giết cho sạch; nhưng tất cả những ai mang dấu trên mình, các ngươi chớ đụng đến. Các ngươi sẽ bắt đầu từ Nơi Thánh của Ta.’ Và họ đã bắt đầu từ đàn ông, từ người già ở trước Đền Thờ.” (Ed 9,4-6)
Những gì bản văn này thực sự diễn tả, có nghĩa là vạch một chữ tav lên trán của những cư dân chính trực của Giêrusalem. Tav là một trong những chữ cái của bảng chữ cái Hípri, và trong chữ viết cổ, nó trông giống như chữ chi trong tiếng Hy Lạp, có hai dòng gạch chéo nhau (giống như chữ “X”) và là chữ cái đầu tiên trong từ “Kitô”, tiếng Hy Lạp là Christos. Các giáo sĩ Do Thái bình giải về mối liên hệ giữa hai chữ tav và chi và cho rằng đây là dấu mà sách Khải Huyền ghi khi các tôi tớ của Thiên Chúa được đóng ấn.
Các Giáo phụ thời đầu của Giáo hội nắm bắt mối liên hệ tav-chi-thập giá-christos này và giải thích nó trong các bài giảng của các ngài. Các ngài nhìn thấy ở lời tiên tri Êdêkien một hình bóng về việc các Kitô hữu được đóng ấn làm tôi tớ của Chúa Kitô. Đây cũng là nền tảng cho việc thực hành Công giáo về việc làm dấu thánh giá, trong những thế kỷ đầu (có lẽ từ thế kỷ thứ hai trở đi) được thực hiện bằng cách dùng ngón tay cái vẽ hình một dấu thánh giá nhỏ trên trán. Và trước khi đọc Tin Mừng trong Thánh lễ, người Công giáo ghi ba hình Thánh giá, trên trán, trên miệng và trên ngực.
H: Tại sao vẽ hình thánh giá bằng tro?
T: Bởi vì tro là một biểu tượng kinh thánh về sự than khóc và đền tội. Vào thời Kinh Thánh được biên soạn, thực hành việc thống hối và đền tội thể hiện qua việc ăn chay, mặc áo nhặm, ngồi trong đống tro bụi, và phủ tro lên đầu hối nhân. Mặc dù chúng ta không còn mặc áo nhặm hay ngồi trong bụi tro nữa, việc thực hành ăn chay và xức tro lên trán biểu tỏ một dấu hiệu về sự đau buồn và sám hối vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đây là hai tâm tình chính của Mùa Chay. Quả thực, thứ tư Lễ Tro là một ngày không chỉ xức tro lên đầu mà còn là ngày ăn chay.
H: Có những ví dụ nào trong Kinh Thánh nói đến việc người ta xức tro lên trán?
T: Có một số ví dụ sau đây:
“Một người thuộc chi tộc Bengiamin từ mặt trận chạy về, và ngay hôm đó tới Silô, áo quần xé rách, đầu thì rắc đất.” (1 Sm 4,12)
“Sang ngày thứ ba, có một người từ trại, từ bên vua Saun đến, áo quần xé rách, đầu thì rắc đất. Khi đến gần ông Đavít, anh ta sấp mình xuống đất và sụp lạy.” (2 Sm 1,2)
“Tama lấy tro bụi rắc lên đầu, xé cái áo chùng dài tay cô đang mặc, đặt tay lên đầu, vừa đi vừa kêu la.” (2 Sm 13,19)
“Khi vua Đavít lên tới đỉnh, nơi người ta thờ lạy Thiên Chúa, thì này ông Khusai, người Ácki, đón gặp vua, áo chùng ông xé rách, đầu thì rắc đất.” (2 Sm 15,32)
H: Có những ý nghĩa thánh kinh nào về tro?
T: Có. Tro bụi tượng trưng cho cái chết và do đó nhắc nhở chúng ta về cái chết của mình. Vì vậy, khi linh mục dùng ngón tay cái của mình thấm tro để vạch hình thánh giá trên trán cho các tín hữu ngài có thể nói: “Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro”, được mô phỏng theo lời Chúa nói với Ađam (Sáng thế 3,19 ; x. Gióp 34,15; Thánh vịnh 90,3; 104, 29; Giảng viên 3,20). Lời này cũng được lấy lại trong lễ nghi an táng: “Tro trở về tro; cát bụi trở về cát bụi ”, dựa trên lời Đức Chúa nói với Ađam trong Sáng thế 3 và lời thú nhận của Ápraham, “Tôi chẳng là gì ngoài cát bụi ” (Sáng thế 18,27). Do đó, nó là một lời nhắc nhở về sự chết của chúng ta, đồng thời hối thúc chúng ta thống hối trước khi cuộc sống này kết thúc và chúng ta phải đối diện với Đấng xét xử mình.
H: Tro sử dụng trong thứ tư Lễ Tro lấy từ đâu?
T: Tro ấy được tạo ra bằng cách đốt những cành lá được giữ lại từ Chúa nhật Lễ Lá của năm trước, rồi được linh mục làm phép. Tro đã được sử dụng trong các nghi lễ của dân Do Thái từ thời Môsê (Ds 19, 9-10, 17).
H: Tại sao tro từ Chúa Nhật Lễ Lá của năm trước được sử dụng?
T: Bởi vì Chúa nhật Lễ Lá là biến cố dân chúng cùng với Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem trong sự hân hoan vui mừng. Họ cử hành sự xuất hiện của Người bằng cách reo hò vẫy những cành lá cọ, nhưng họ không biết rằng Người sắp chết vì tội lỗi của họ. Khi sử dụng những cành lá của Chúa nhật Lễ Lá, chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta không chỉ vui mừng trước sự xuất hiện của Chúa Giêsu mà còn thống hối tội lỗi khiến Người phải chết nhục nhã để cứu chúng ta thoát khỏi hình phạt muôn đời.
H: Các tín hữu có buộc phải chịu xức tro trên trán không?
T: Không, không bắt buộc. Tuy nhiên, điều này rất được khuyến khích vì đây là một lời nhắc nhở thiêng liêng rất phù hợp, thể hiện hiện thái độ cầu nguyện, thống hối và khiêm tốn một cách cụ thể. Như thánh Giacôbê đã nói: “Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ cất nhắc anh em lên”. (Gc 4,10)
H: Thứ tư Lễ Tro có phải là một ngày lễ buộc không, tức là một ngày chúng ta phải tham dự Thánh lễ?
T: Không, đó không phải là ngày lễ buộc. Tuy nhiên, tham dự Thánh lễ sốt sắng rất đáng khuyến khích, bởi vì khởi đầu Mùa Chay bằng một Thánh lễ thật là thích hợp. Thờ phượng Chúa một cách sốt sắng cùng với cộng đoàn anh chị em tín hữu là một cách tốt để đi vào Mùa Chay thánh. Ngoài ra, mặc dù đó không phải là ngày lễ buộc, Giáo hội dạy chúng ta ăn chay và kiêng thịt.
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung
Đạo tốt lành bảo đảm như thế mà không theo thì quá uổng. Thế mà, có người lại bỏ đạo Công giáo đi theo đạo khác cho dễ chịu hơn. Buồn 5 phút. Tôi nhớ lại lời Chúa đã phán xưa: Đường chật hẹp đưa tới sự sống thì ít người vào, đường rộng rãi đưa tới sự chết thì nhiều người nhào vô!!!
Đạo tốt lành bảo đảm như thế mà không theo thì quá uổng. Thế mà, có người lại bỏ đạo Công giáo đi theo đạo khác cho dễ chịu hơn. Buồn 5 phút. Tôi nhớ lại lời Chúa đã phán xưa: Đường chật hẹp đưa tới sự sống thì ít người vào, đường rộng rãi đưa tới sự chết thì nhiều người nhào vô!!!
Thế nhưng, Chúa Giêsu đã tuyên bố một câu làm tôi "nhột" và đáng ngại: "Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 10, 32-33). Bỏ đạo Công giáo của Chúa Giêsu tức là "chối Thầy" rồi còn gì!
Vậy, xin quí vị coi chừng và tránh tiếp xúc với bất cứ ai dù Tin lành, dù Mormon, dù Jehova witness, Ước gì mùa Chay họ biết trở về với Tình thương Chúa đang chờ đợi họ. Ai khôn thì giữ đức tin cho mình và cho con cháu. Tránh dịp tội là hơn bạo dạn với dịp tội như bà Evà xưa rồi bị lừa mà ăn trái cấm, để hại cho mình và con cái muôn đời. Chúa Giêsu lưu ý: "Được lời lãi cả mọi sự thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì" (Mt 16,26)
Vấn đề này thuộc lãnh vực thần học, đã được Công đồng Vaticano 2 trình bày trong Hiến chế tín lí về Giáo hội trong số 10. Xin vắn tắt như sau: Tư tế (hay Linh mục-priest) để hiến dâng của lễ cứu độ loài người. Ngôn sứ (thường gọi là Tiên tri-prophet) để loan báo Tin Mừng Nước Trời.
CHÚA GIÊSU ĐÃ LẬP GIÁO HỘI NÀO TỪ ĐẦU: CHÍNH THỐNG? TIN LÀNH? ANH GIÁO? CÔNG GIÁO? Tại sao chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới dám tự nhận mình là Giáo Hội chân thật đã được Chúa Kitô thiết lập? Tại sao quả quyết được rằng: Giáo Hội Công Giáo mới được xây dựng trên nền tảng lời tuyên xưng Đức Tin của Thánh Phêrô và của các Tông Đồ, gồm đủ ba đặc tính là thánh thiện, công giáo và tông truyền?
Tui ban con o day no “cai nhau” ve vu nay, no noi la Catholic la Christian, nhung con thay la Christian noi ve nhung nguoi Tin Lanh, Chinh Thong Giao, Anh Giao,v.v. con có giải thich cho tui no biet mot it su khac nhau giua Catholic va Christian, chang han nhu CG tin Đức Mẹ dong trinh va tin cac thanh thong cong, trong khi Christian thi khong. Nhung chuyen lien quan den ton giao va chinh tri con rat ngai noi, vi se co nguoi khong cung quan diem voi minh, nhung tui no cu khang khang, lam con cũng…..ngứa miệng.
Tui ban con o day no “cai nhau” ve vu nay, no noi la Catholic la Christian, nhung con thay la Christian noi ve nhung nguoi Tin Lanh, Chinh Thong Giao, Anh Giao,v.v. con có giải thich cho tui no biet mot it su khac nhau giua Catholic va Christian, chang han nhu CG tin Đức Mẹ dong trinh va tin cac thanh thong cong, trong khi Christian thi khong. Nhung chuyen lien quan den ton giao va chinh tri con rat ngai noi, vi se co nguoi khong cung quan diem voi minh, nhung tui no cu khang khang, lam con cũng…..ngứa miệng.
Tui ban con o day no “cai nhau” ve vu nay, no noi la Catholic la Christian, nhung con thay la Christian noi ve nhung nguoi Tin Lanh, Chinh Thong Giao, Anh Giao,v.v. con có giải thich cho tui no biet mot it su khac nhau giua Catholic va Christian, chang han nhu CG tin Đức Mẹ dong trinh va tin cac thanh thong cong, trong khi Christian thi khong. Nhung chuyen lien quan den ton giao va chinh tri con rat ngai noi, vi se co nguoi khong cung quan diem voi minh, nhung tui no cu khang khang, lam con cũng…..ngứa miệng.
-Tin mừng Chúa Giêsu theo thánh Matthêu chương 10 ghi tên 12 Tông đồ, trong đó có thánh Tađeô: 10,3 …và ông Tađêô (Thaddeus).
Nhưng để đạt được điều ấy, tiên vàn là gia đình cần phải liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa. Kinh nghiệm mục vụ gia đình cho chúng tôi thấy rằng, thường thường, trước khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, ly dị, vợ chồng đã ‘ly dị’ với Chúa trong đời sống mình; và khi cha mẹ con cái trong gia đình mất cảm thông, hiệp nhất, thì trước đó, họ đã mất mối thông hiệp với chính Thiên chúa. Cho nên, để xét mình và chấn chỉnh hạnh phúc, gia đình cũng cần phải nhớ lại lời Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận rằng: “Tại sao con buồn phiền, âu lo, bất an? Phải chăng vì có điều gì con đã làm không vui lòng Chúa?” (xc Đường Hy Vọng)
Nhưng để đạt được điều ấy, tiên vàn là gia đình cần phải liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa. Kinh nghiệm mục vụ gia đình cho chúng tôi thấy rằng, thường thường, trước khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, ly dị, vợ chồng đã ‘ly dị’ với Chúa trong đời sống mình; và khi cha mẹ con cái trong gia đình mất cảm thông, hiệp nhất, thì trước đó, họ đã mất mối thông hiệp với chính Thiên chúa. Cho nên, để xét mình và chấn chỉnh hạnh phúc, gia đình cũng cần phải nhớ lại lời Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận rằng: “Tại sao con buồn phiền, âu lo, bất an? Phải chăng vì có điều gì con đã làm không vui lòng Chúa?” (xc Đường Hy Vọng)
3. " Không có gì ngược ích chung khi Y sĩ thấy rằng bệnh nhân vô phương chữa trị, nên ngưng các cố gắng cứu chữa bệnh nhân. (Chỉ dẫn của Bộ Đức Tin ban hành tháng Năm 1980 như sau: "Khi cái chết không thể tránh được đã gần kề, dù có dùng phương cách nào đi nữa; được cho phép lương tâm quyết định từ chối (refuse) các hình thức trị liệu không mấy bảo đảm mà còn phiền hà (only secure a precarious and burdensome) để kéo dài sự sống; tuy nhiên vẫn phải duy trì cách trị liệu thông thường cho bệnh nhân".
ví dụ: hồi con ở VN lúc ấy còn nhỏ nhưng con vẫn nhớ, trong giáo xứ bạn lúc con đi lễ chẳng may Cha xứ đang lúc truyền phép thì lên cơn cao huyết áp, và cha té xuống bất tỉnh, lập tức thầy sáu liền thay cha cầm lấy bánh và tiếp tục đọc "đây chiên thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian...." và rồi thầy sáu tiếp tục cho đến khi xong lễ...diễn ra rất trật tự. Một ví dụ khác: có thầy sáu kia đã làm nghi thức chứng hôn cho con trai của bà vợ thứ nhứt đã qua đời của ông ta. người con này lấy vợ ngoại đạo...và sau đó thì lời bàn ra tán vào...con liền nói ngay. Thầy sáu có quyền làm chứng hôn. và nghi thức hôn phối không buộc phải có Thánh Lễ đi kèm. Hơn nữa đây là hôn nhân dị giáo khác đạo...và mọi người làm thinh.
Đáp: Theo Việt nam tự điển của Hội Khai Trí, Tiến Đức thì Á: nghĩa là bậc thứ, bậc hai. Ở đây ta không lấy các nghĩa khác. Trong Công giáo hay dùng danh từ Á Bí tích (Sacramentals: nghĩa là Bí tích bậc 2, không phải là 7 Bí tích, ví dụ: khấn Dòng, làm phép nhà, tầu,ảnh, tràng hạt...) Á thánh (Blessed- người chưa được tuyên phong là thánh, chưa được tôn vinh như thánh). Ngày nay Á thánh còn gọi là Chân phúc (tiếng Bắc), Chân Phước (tiếng Nam)