Hội nhập
Ghi danh
6:40 CH
Thứ Năm
18
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1758)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5076)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15704)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

CÁC TỘI PHẠM VỀ 10 ĐIỀU RĂN Điều Răn Thứ Nhất : "Thờ phượng và Kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự" Yahoo / Inbox

17 Tháng Giêng 202310:32 CH(Xem: 2171)
CÁC TỘI PHẠM VỀ 10 ĐIỀU RĂN
Điều Răn Thứ Nhất : "Thờ phượng và Kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự"
Lm Ngô Tôn Huấn
10 dieu ran 
Hỏi:
Nhân dip mừng đầu năm mới, xin cha cho biết người Công giáo có được phép tin 12 Con Vật làm chủ vận mạng con người và vũ trụ như huyền thoại Đông phương tin tuởng không ?
Trả lời:
Chắc chắn là không được phép tin, vì trái với Điều răn thứ nhất dạy ta phải Tin kính một Thiên Chúa là Đấng dựng nên muôn loài muôn vật như Chúa Giêsu đã trả lời cho tên qủy đến cám dỗ Chúa trong hoang địa khi xưa: “ ngươi phải bái lậy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Mt 4,10).
Đây cũng chính là mệnh lệnh củaThiên Chúa truyền cho dân Do Thái qua trung gian ông Mai- Sen : “ Nghe đây hởi Ít-ra-en ! ĐỨC CHÚA,Thiên Chúa của chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất” (Deut 6,4)
Như thế, mọi việc tin và tôn kính bất cứ một thần linh nào khác ngoài Thiên Chúa ra đều nghịch với Điều Răn Thứ Nhất của Bản Thập Giới (Decalogue). Cụ thể , trái với Điều Răn này là những thực hành nguy haị sau đây:
1- thuyết đa thần (polytheism)= thần tài,thần bếp, thần hỏa, thần mưa, thần gió..v,v
2- tục mê tín dị đoan (superstitions) như kiêng con số 13, tin số 9.v.v
3- thờ ngẫu tượng (idolatry) tức là tôn thờ những gì không phải là Thiên Chúa như thờ ma qủy, thờ tiền của ,khoái lạc, quyền thế, danh vọng …
4- hoặc thờ một con vật (the Beast) mà nhiều Thánh Tử Đạo đã thà chết chứ không chịu thờ lậy “Con vật” nào.
(x. Sách Giáo Lý Công Giáo ,số 2113-2114).
Cũng nghịch vớí Điều Răn thứ nhất là các tin tuởng đặt vào khoa bói toán (divination) và ma thụât (magic) như gọi hồn người chết, tra cứu tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, bói quẻ, xin sâm, đồng cốt ,phù thủy…Khi đặt tin tưởng vào những việc này, ngươì ta đã gạt bỏ Thiên Chúa là Đấng duy nhất cầm quyền sinh tử cuả con người và vạn vật trong vũ trụ này.( x. Sđd. số 2115-2117)
Ngoài ra, cũng đuợc xem là nghịch vơí Điều răn thứ nhất những ai theo thuyết vô thần (atheism) hoặc vô tôn giáo (irreligion).
Thuyết vô thần đuợc xem là nguy haị cho đức tin Công giáo hơn cả vì thuyết này xoá bỏ hay phủ nhận mọi suy tư đưa đến nhìn nhận có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người “linh ư vạn vật”cũng như toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình. Thuyết này cũng chối bỏ mọi tin tưởng đặt vào bất cứ thần linh nào ngoài con người và thế giới vật chất hữu hình này.
Sau hết ,nghịch với Điều răn thứ nhất của Chúa còn phải kể đến tôi gọi là “vô tôn giáo (irreligion) thể hiện qua ba hình thức sau đây :
a- Thử thách Chúa bằng lời nói hay hành động. Đây là tội của tên qủy đã thách Chúa Giêsu trong hoang địa hãy “giao mình xuống đất” từ trên nóc Đền Thờ. (x Lc 4,9)
b- Phạm thánh (sacrilege): xúc phạm đến Thánh Thể, như quăng Mình Thánh xuống đất, đổ Máu Thánh còn dư sau Rước Lễ vào bồn rửa tay,nhất là đem Thánh Thể về nhà cho ai dùng để làm việc phù phép nào đó. Cũng được kể là phạm thánh khi có thái độ hoặc hành vi khinh thường các bí tích và á bí tích (Ảnh Tượng Chúa, Đức Mẹ và các Thánh, tràng hạt,sách kinh...) và có hành vi ô uế nơi thờ phượng như Nhà Thờ ,Nhà Nguyện.
c- Tội maị thánh (còn gọi là buôn thần bán thánh=simonia); như đòi tiền để ban một bí tích, để dâng Lễ hay cầu nguyện cho ai... Đòi tiền ở đây khác với bổng Lễ (mass stipend) mà Giáo luật cho phép thu theo mức mà Giáo Quyền địa phương ấn định. Thí dụ ở các Giáo Xứ Mỹ, bổng lễ là 5 đôla cho mỗi ý Lễ. Linh mục không được phép đòi bổng Lễ cao hơn mức qui định và không được gây cho giáo dân lầm tưởng rằng dâng nhiều tiền thì được lợi ích thiêng liêng nhiều hơn là ít tiền hay không có bổng lễ. Nếu linh mục nào làm với ý này hoặc giáo dân nào muốn dùng tiền của để mua ơn thánh Chúa thì đều mắc tội maị thánh. (x. Sđd. Số 2111-2123)
Đó là tóm luợc những tội nghịch với nhân đức thờ phượng dựa trên Điều răn Thứ Nhất trong Mười Điều Răn của Chúa mà quí tín hữu cần biết để tránh.
Cảm thấy cô đơn: Khi ở trong tình trạng ấy, Thánh Ignatio cho chúng ta 4 chìa khoá để làm vũ khí: ( Cầu nguyện thêm, suy niệm nhiều hơn, xét minh. Xét xem lý do tại sao mình ở trong tình trạng cô đơn?) và bắt mình làm việc thống hối. Một số tà thần sẽ bị trừ khử khi ta cầu nguyện và làm việc sám hối.
Thiên Chúa cũng thế, bạn chỉ có thể cảm nhận được bằng đức tin và tình yêu. Bạn hãy khẩn nài Chúa ban cho ĐỨC TIN, nó sẽ mở đôi mắt tâm hồn bạn để bạn nhìn nhận sự hiện diễn của Thiên Chúa.
Ma quỷ có biết được những suy nghĩ của chúng ta hay không? Liệu chúng có thể hiểu được những gì chúng ta đang nghĩ tại một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống không? Câu trả lời rất đơn giản: hoàn toàn không.
Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa mời gọi ta điều gì ? T. Mầu nhiệm ấy mời gọi ta dứt bỏ tội lỗi, để sống cho Đấng đã chết và sống lại vì ta.
“Các ngươi không được đến với các người ngồi đồng ngồi bóng và không được hỏi ý kiến chúng, kẻo vì chúng mà ra ô uế. Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,31);
Bởi vì theo Kinh Thánh, ghi một dấu trên trán là biểu tượng về quyền sở hữu của một người. Bằng cách để trán của mình được ghi dấu thánh giá, điều này nói lên rằng người đó thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá. Điều này là để mô phỏng dấu ấn thiêng liêng hoặc ấn tín đã được ghi trên một Kitô hữu khi họ chịu phép Rửa tội. Trong Bí tích này họ được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ để trở thành con cái của sự công chính và của Chúa Kitô (Rm 6,3-18).
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta !
Nếu hạnh phúc Thiên Đàng là được trọn vẹn chiêm ngắm Thánh Nhan Chúa (Beatific Vision) thì hoả ngục là nơi tuyệt đối không có hạnh phúc này. Nói khác đi, ở đâu có Thánh Nhan Chúa thì ở đó là Thiên Đàng, vi “Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (x. Mt 5:8). Được nhìn thấy Thiên Chúa là chính hạnh phúc của các thánh,và các thiên thần trên thiên đàng. Ngược lai, không được nhìn thấy Thiên Chúa mới là điều bất hạnh, đau khổ nhất cho những ai phải sống trong nơi “giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.” (Mt 9:48). Như vậy, không thể có vấn đề Chúa hiện diện cả ở thiên đàng lẫn hoả ngục được, vì như thế thì làm sao có sự khác biệt giữa hai nơi này, và làm gì có vần đề tội lỗi phải quan tâm và xa tránh nữa.
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Hỏi: Nhân tháng cầu cho các linh hồn ( tháng 11) xin cha giải thích rõ về hai nơi gọi là Luyện ngục và Hỏa ngục. Trả lời: Trong niềm tin Kitô Giáo, căn cứ vào Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội thì chắc chắn phải có ba nơi gọi là Thiên Đàng, Luyện ngục và hỏa ngục ( hell) mà những người chết đi trong thân xác sẽ phải bị phán xét để đến một trong ba nơi này.
Thiên Chúa luôn luôn nói với chúng ta, nhưng thường thì chúng ta không ý thức, không lắng nghe. Và như thế, nỗi đau chính là máy phóng âm của Thiên Chúa với thế giới điếc đặc này.
Thánh Elisabeth là con vua Phêrô III nước Aragon, và là cháu vua Giacôbê I. Ngài sinh ra năm 1271 và được đặt tên là Elisabeth, để kính nhớ thánh nữ Elisabeth, Hoàng hậu nước Hungari là dì của cha Ngài. Elisabeth ra đời như sứ giả hòa bình, vì khi Ngài sinh ra, cha Ngài và ông nội Ngài làm hoà với nhau. Vua Giacôbê muốn tự mình giáo huấn
Bác học Pasteur: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế." ; "Mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hêt hoặc chết là trở về với hư vô." Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin."
Có một số người không tin có hỏa ngục đời đời, họ lý luận: có cha mẹ nào nỡ trừng phạt con cái mãi mãi, hốn chi là Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành? Để có câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu những điều sau đây: 1. Thiên Chúa đã ban sự tự do cho loài người: chọn Thiên Chúa hay chối bỏ Thiên Chúa. Vì con người có tự do, nên có tránh nhiệm về sự chọn lựa. Kẻ chối bỏ Thiên Chúa là kẻ không muốn đến gần Thiên Chúa, không muốn vào thiên đàng, là vương quốc đời đời hạnh phúc.
Tại sao chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới dám tự nhận mình là Giáo Hội chân thật đã được Chúa Kitô thiết lập? Tại sao quả quyết được rằng: Giáo Hội Công Giáo mới được xây dựng trên nền tảng lời tuyên xưng Đức Tin của Thánh Phêrô và của các Tông Đồ, gồm đủ ba đặc tính là thánh thiện, công giáo và tông truyền? (một người trẻ )