Hội nhập
Ghi danh
4:20 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1539)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5012)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15609)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Bản hướng dẫn xét mình và cách thức xưng tội

18 Tháng Mười Một 201510:19 SA(Xem: 12644)

I – CHUẨN BỊ TÂM HỒN

Trước hết, hãy cầu xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần để có thể xét mình một cách tốt đẹp. Trong tâm tình cầu nguyện, hãy xem xét lại tất cả những hành vi của mình dưới ánh sáng của Mười Điều Răn và gương Chúa Kitô. Những câu hỏi dưới đây nhằm gợi ý và trợ giúp thực hiện một việc xét mình cẩn trọng.XUNG TOI
Hãy xưng thú với linh mục một cách cụ thể những tội mà mình đã phạm, nếu được, tốt nhất nên nói rõ số lần phạm tội kể từ lần xưng tội trước. Tránh xưng tội một cách chung chung, cũng như tránh kể lể dài dòng, nhất là kể về người khác như để bào chữa cho mình.
Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với luật Chúa dạy, là xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác. Có hai thứ tội là tội trọng và tội nhẹ. Tội trọng là cố tình phạm những điều quan trọng trong Luật Thiên Chúa khi đã kịp suy. Tội trọng làm ta mất tình nghĩa với Chúa.
Tội nhẹ là phạm những điều luật nhẹ hoặc một điều quan trọng nhưng chưa kịp suy hay chưa hoàn toàn ưng thuận. Tội nhẹ làm ta bớt lòng mến Chúa và nghiêng chiều về đàng xấu.
Buộc phải xưng những tội trọng, vì những tội nhẹ đã được tha nhờ các việc lành phúc đức, những hy sinh, cầu nguyện, và các việc đạo đức khác. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích khi xưng thú cả các tội nhẹ, vì nó sẽ giúp ta xa tránh tội lỗi và thăng tiến trên con đường thánh thiện.
Hãy nói cho linh mục giải tội biết bậc sống của mình: có gia đình hay độc thân, hay tu sỹ…
II – XÉT MÌNH
Xét mình theo Mười Điều Răn là một trong những phương thế ích lợi nhất trong việc chuẩn bị xưng tội của người Công Giáo qua nhiều thế kỷ. Trong tâm tình cầu nguyện, các hối nhân được khuyến khích dựa trên những Điều răn này để suy xét các hành vi của mình.
Các kinh đọc trước khi xưng tội: “Kinh Đức Chúa Thánh Thần”, “Kinh Tin”, “Kinh Cậy”,
“Kinh Kính Mến”, “Kinh Sáng Soi”, “Kinh Cáo Mình”, “Kinh Ăn Năn Tội”.
Xét Mình Xưng Tội Theo 10 Điều Răn

1- Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
• Tôi có dành thời giờ cầu nguyện với Chúa mỗi ngày không?
• Tôi có yêu mến Chúa với tất cả tâm hồn không?
• Tôi có tin mê tín dị đoan, đi coi bói, cầu cơ, dùng bùa ngải hay dính líu tới những đạo thờ
tà thần không?
• Tôi có đeo bùa may mắn, bùa hộ mạng, thờ cúng tượng ảnh không phải Thiên Chúa
không?
• Tôi có đặt mình hay những thần tượng của tôi (tài tử, người mẫu, danh ca…) trên Thiên
Chúa không?
• Tôi có vâng phục làm theo Lời Chúa như Giáo hội dạy không?
• Tôi có rước lễ trong lúc phạm tội trọng không?
• Tôi có cố tình nói dối hay che dấu tội trọng không xưng trong tòa giải tội không?
• Tôi có thờ ơ về những Giáo lý Công giáo không?
• Tôi có không tin tưởng Chúa hay tin Lòng thương xót của Ngài không?
• Tôi có nghi ngờ hay từ chối những giáo huấn, tín điều của Giáo hội không?
• Tôi có tham dự trực tiếp vào những việc thờ kính ngoài đạo Công giáo không?
• Tôi có là thành viên của những tổ chức chống Công giáo hay những tổ chức huyền bí
không?
• Tôi có kiêu ngạo, khoe khoang tài năng hầu được khen ngợi và được vinh dự không?
• Tôi có giận dữ, chửi Chúa không?.

2- Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
• Tôi có kêu tên Chúa cách vô cớ, xem thường hay dùng bất cẩn danh Chúa không?
• Tôi có chúc dữ cho người khác không?
• Tôi có xỉ vả một thánh nhân hay lạm dụng một vật thánh không?
• Tôi có danh Chúa vào việc phỉ báng, vu khống không?
• Tôi có càm ràm hay trách móc Chúa không?
• Tôi có nói xấu linh mục hay những người đã tận hiến cho Chúa không?
• Tôi có dùng danh Chúa thề hứa dối trá, bừa bãi không?
• Tôi có chửi thề người khác, hay thề hứa gian dối với người khác không?
• Tôi có không giữ lời thề hứa làm ảnh hưởng đến người khác không?
• Tôi có không thành thật, xấu hổ về đạo hay là người Công giáo không?
• Tôi có xấu hổ làm dấu Thánh giá hay cầu nguyện ở ngoài công cộng không?

3- Giữ ngày Chúa Nhật.
• Tôi có cố ý bỏ lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc không?
• Tôi có đi lễ trễ vì lơ là không?
• Tôi có ra về sớm khi thánh lễ chưa kết thúc không?
• Tôi có khó chịu hay không thèm nghe linh mục giảng không?
• Tôi có làm việc xác ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc không?
• Tôi có chia trí, lo ra hay cứ chú ý tới người khác trong thánh lễ không?
• Tôi có dự lễ với trái tim giận dữ hay không tha thứ không?

4- Thảo kính cha mẹ.
• Tôi có kính trọng hay vâng lời cha mẹ không?
• Tôi có khinh chê hay bỏ bê cha mẹ không?
• Tôi có không chăm sóc cha mẹ khi đau yếu, tàn tật, già cả không?
• Tôi có thiếu bổn phận với người phối ngẫu hay con cái không?
• Tôi có làm gương xấu cho gia đình không?
• Tôi có tạo sự bất hòa cho gia đình không?
• Tôi có không muốn là cha, là mẹ không?
• Tôi có đối xử tàn tệ, lạm dụng với người phối ngẫu hay con cái không?
• Tôi có đánh đập người phối ngẫu hay con cái không?
• Tôi có từ cha mẹ, hay từ con cái không?
Với con cái:
• Tôi có thiếu chăm sóc những nhu cầu cần thiết cho chúng không?
• Tôi có không để chúng được học đạo, hay lãnh nhận các Bí tích không?
• Tôi có để chúng được phép lơ là bổn phận giữ đạo không?
• Tôi có thiếu sửa dạy chúng không?
• Tôi có làm gương xấu, dạy điều xấu hay xúi chúng làm việc xấu không?
• Tôi có đuổi chúng ra khỏi nhà hay không nhận chúng là con không?

5- Chớ giết người.
• Tôi có phá thái hay khuyến khích người khác phá thai không?
• Tôi có thi hành việc phá thai, hay buôn bán thuốc phá thai không?
• Tôi có làm hại hay làm tổn thương đến thể xác người khác không?
• Tôi có dính líu tới hay giết người không?
• Tôi có ước muốn cho người khác chết không?
• Tôi có âm mưu hay trả thù người chống đối tôi không?
• Tôi có lạm dụng rượu hay thuốc không?
• Tôi có làm cho người khác tai tiếng dẫn họ tới phạm tội không?
• Tôi có giận giữ hay phẫn uất không?
• Tôi có nuôi thù hận trong lòng với người khác không?
• Tôi có cắt bỏ bộ phận thân thể nào để làm mất khả năng sinh sản không?
• Tôi có không tha thứ, từ chối tha thứ cho người khác không?
• Tôi có ý định tự tử, hay trợ giúp người khác tự tử không?

6- Chớ làm sự dâm dục.
• Tôi có trung thành với lời hứa hôn nhân qua tư tưởng hay hành động không?
• Tôi có bất cứ hành động tình dục nào ngoài hôn nhân hay trước hôn nhân không?
• Tôi có xử dụng bất cứ phương pháp ngừa thai hay ngừa thai không tự nhiên không?
• Tôi có phạm tội thủ dâm không?
• Tôi có ấp ủ những tư tưởng không trong sạch, ước muốn tình dục với người khác không?
• Tôi có tôn trọng những người khác phái không?
• Tôi có hiếp dâm người khác không?
• Tôi có phạm tội đồng tình luyến ái, hay tình dục với người cùng phái tính không?
• Tôi có chăm chú vào những hình ảnh khỏa thân, khiêu dâm trên mạng lưới, sách báo, email hay nơi người khác không?
• Tôi có đang dùng thuốc ngừa thai không?
• Tôi có ăn mặc không kín đáo không?
• Tôi có gởi cho người khác bài viết hay hình ảnh không đứng đắn không?
• Tôi có xem phim hay chương trình xếp vào hạng khiêu dâm không?
• Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không?
• Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không?
• Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không?
• Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không?
• Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không?
• Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không?
• Tôi có say sưa rượu chè không?
• Tôi có dùng các loại thuốc phiện không?
• Tôi có dính líu tới buôn bán thuốc phiện không?

7- Chớ lấy của người.
• Tôi có lấy những gì không phải là của tôi không?
• Tôi có làm thiệt hại tài sản người khác với lỗi của tôi không?
• Tôi có trả lại hay đền bù những thứ lấy trộm, hay mượn của người khác không?
• Tôi có bài bạc quá mức và thiếu cung ứng nhu cầu cho gia đình không?
• Tôi có chia sẻ bố thí cho những người nghèo khổ không?
• Tôi có làm ngơ đui mù trước kẻ ăn xin không?
• Tôi có lường gạt hay gian lận người khác không?
• Tôi có gian lận thuế má, trong buôn bán, với bảo hiểm, cờ bạc, và trường học không?
• Tôi có từ chối hay lơ là trả những món nợ không?
• Tôi có tráo đổi giá tiền trên món hàng không?
• Tôi có lấy tài sản của hãng xưởng mang về nhà xài không?
• Tôi có không đóng góp tiền cho nhà thờ không?
• Tôi có trả lương xứng đáng hay hà hiếp nhân công không?

8- Chớ làm chứng dối.
• Tôi có nói dối không?
• Tôi có dấu tội không xưng trong tòa giải tội không?
• Tôi có lừa dối, kết án, tán gẫu người khác không?
• Tôi có nói hay loan truyền tin xấu về linh mục, tu sĩ hay người khác không?
• Tôi có nói xấu sau lưng người khác không?
• Tôi có thành thật khi giao dịch với người khác không?
• Tôi có chỉ trích, dèm pha, thiếu bác ái trong tư tưởng, lời nói không?
• Tôi có giữ kín điều bí mật của người khác không?
• Tôi có nguyền rủa hay chúc dữ người khác không?
• Tôi có sung sướng trên sự bất hạnh của người khác không?
• Tôi có từ chối nói chuyện hay hòa giải với người khác không?
• Tôi có ghen tương hay ganh tỵ với người khác không?
• Tôi có làm cớ cho người khác phạm tội không?
• Tôi có tham dự vào việc phạm tội của người khác không?
• Tôi có dạy hay chỉ cho người khác phạm pháp không?
• Tôi có lừa dối, đối xử tệ bạc, lạm dụng người tình của tôi không?

9- Chớ muốn vợ chồng người.
• Tôi có đồng lòng với những tư tưởng thiếu trong sạch không?
• Tôi có ước muốn tình dục với vợ người ta không?
• Tôi có xúi dục hay là nguyên nhân ly dị của người khác không?
• Tôi có cầu nguyện trong khi vẫn đeo đuổi những tư tưởng xấu hay cám dỗ không?
• Tôi có nuôi dưỡng ước muốn xác thịt với người khác không?
• Tôi có sờ đụng, hôn hít, ôm người khác với tư tưởng xấu không?
• Tôi có làm điều gì khiêu khích người khác có tư tưởng xấu không?
• Tôi có những cái nhìn ham muốn xác thịt không?
• Tôi có thích thú nhìn người khác ăn mặc hở hang không?

10- Chớ tham của người.
• Tôi có ghanh tỵ với những của cải mà người khác có không?
• Tôi có đau lòng xót ruột vì sự sung túc giàu sang của người khác không?
• Tôi có ước muốn cho người khác hay cho công việc của họ bị sụp đổ không?
• Tôi có gian lận trong việc phân chia tài sản gia đình không?
• Tôi có ham lợi hay ích kỷ không?
• Tôi có tin Thiên Chúa là người chăm sóc mọi nhu cầu thể xác tâm linh của tôi không?
• Tôi có đặt của cải, vật chất là mục đích chính của đời sống tôi không?
• Tôi có cho vay mượn với tiền lời cắt cổ không?

Các Điều Răn Của Hội Thánh
– Tôi có cố ý bỏ tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật hay Lễ Trọng mà không có lý do chính đáng không?
– Tôi có xưng tội một năm ít là một lần hay khi tôi mắc tội trọng không?
– Tôi có rước lễ ít nhất một năm một lần trong mùa Phục Sinh không?
– Tôi có tham dự các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các thánh không?
– Tôi có kiêng thịt ngày thứ Sáu và giữ chay ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh theo Luật định không?
– Tôi có giữ chay một giờ trước khi rước lễ không?
– Tôi có đóng góp vật chất cần thiết cho các nhu cầu của Giáo Hội không?

Những Tội Khác:

• Tôi có cố ý che giấu không xưng những tội trọng trong lần xưng tội trước không?
• Tôi có chu toàn bổn phận xưng tội và rước lễ ít là một lần trong Mùa Phục Sinh không?
• Tôi có giữ chay vào Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh không?
******************************
Các Kinh Đọc Trước Khi Xưng Tội

Kinh Đức Chúa Thánh Thần
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh
Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong
lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.
Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh
Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ
chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

Kinh Tin
Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa
Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ .
Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều khác Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng vì Chúa là Đấng thông minh và
chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen .

Kinh Cậy
Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ
đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì
Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.

Kinh Kính Mến
Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự vì Chúa là đấng trọn tốt trọn lành vô
cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậỵ Amen.

Kinh Sáng Soi
Cúi xin Chúa sáng soi, cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm, xin Chúa giúp đỡ cho mỗi
kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Kinh Cáo Mình
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói,
việc làm và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng
trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta . Amen.

Kinh Ăn Năn Tội
Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời
chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn,
cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội
cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

III – XƯNG TỘI & ĐỀN TỘI
Hối nhân vào tòa giải tội và linh mục giải tội bắt đầu bằng dấu thánh giá và cùng đọc: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Linh mục giải tội kêu mời hối nhân đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa bằng những lời như sau (hoặc những lời tương tự):
Xin Thiên Chúa ngự trị trong tâm hồn con (OBACE) để con xưng thú tội lỗi với lòng thống hối chân thành.
Hối nhân thưa: Amen.
Sau đó hối nhân bắt đầu nói:
Thưa cha, xin cha giải tội cho con vì con là kẻ có tội. Con đã xưng tội cách đây…..(nói rõ số thời gian [mấy tuần hoặc mấy tháng, mấy năm] kể từ lần xưng tội trước đến lần xưng tội này).
Sau đó hối nhân lần lượt kể ra các tội mình đã phạm. Để việc xưng thú có hiệu lực, hối nhân phải kể hết những tội trọng mà mình đã phạm cách ý thức kể từ lần xưng tội trước, hối hận vì những tội ấy, và phải có ý quyết tâm chừa cải, cố gắng không phạm những tội đó nữa.
Sau khi kể tội xong, linh mục giải tội khuyên giải hối nhân và ra việc đền tội. Sau đó ngài kêu mời hối nhân bày tỏ lòng ăn năn sám hối. Hối nhân có thể bày tỏ lòng thống hối bằng cách đọc để linh mục nghe được một trong những mẫu dưới đây (hãy đọc mẫu vắn tắt A khi có nhiều người xưng tội):
A. Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi (Lc18:13).
B. Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy (Tv 50; 3-4).
C. Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
Sau đó hối nhân cúi đầu nghe linh mục đọc lời xá giải như sau (lời tha tội này rất cần thiết để được khỏi tội, nếu hối nhân rời khỏi tòa trước khi linh mục đọc lời tha tội thì hối nhân sẽ không được khỏi tội):
“Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an, VẬY CHA THA TỘI CHO CON NHÂN DANH CHA VÀ CON + VÀ THÁNH THẦN”.
Hối nhân làm dấu thánh giá (khi linh mục giải tội đọc: Nhân danh Cha và Con…) rồi thưa: AMEN.
Linh mục tiếp tục: Hãy cảm tạ Chúa, vì Người nhân từ
Hối nhân: Vì lòng từ bi của Người tồn tại muôn đời.
Linh mục: Chúa đã tha tội cho con, hãy ra về bình an.
Hối nhân: Tạ ơn Chúa. Cám ơn cha.
Hãy nhớ làm việc đền tội ngay hay sớm nhất để sửa lại những thiệt hại đã gây ra bởi tội hay để chữa lành vết thương tội lỗi và tập đi đàng nhân đức.

Đạo tốt lành bảo đảm như thế mà không theo thì quá uổng. Thế mà, có người lại bỏ đạo Công giáo đi theo đạo khác cho dễ chịu hơn. Buồn 5 phút. Tôi nhớ lại lời Chúa đã phán xưa: Đường chật hẹp đưa tới sự sống thì ít người vào, đường rộng rãi đưa tới sự chết thì nhiều người nhào vô!!!
Đạo tốt lành bảo đảm như thế mà không theo thì quá uổng. Thế mà, có người lại bỏ đạo Công giáo đi theo đạo khác cho dễ chịu hơn. Buồn 5 phút. Tôi nhớ lại lời Chúa đã phán xưa: Đường chật hẹp đưa tới sự sống thì ít người vào, đường rộng rãi đưa tới sự chết thì nhiều người nhào vô!!!
Thế nhưng, Chúa Giêsu đã tuyên bố một câu làm tôi "nhột" và đáng ngại: "Ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời (Mt 10, 32-33). Bỏ đạo Công giáo của Chúa Giêsu tức là "chối Thầy" rồi còn gì!
Vậy, xin quí vị coi chừng và tránh tiếp xúc với bất cứ ai dù Tin lành, dù Mormon, dù Jehova witness, Ước gì mùa Chay họ biết trở về với Tình thương Chúa đang chờ đợi họ. Ai khôn thì giữ đức tin cho mình và cho con cháu. Tránh dịp tội là hơn bạo dạn với dịp tội như bà Evà xưa rồi bị lừa mà ăn trái cấm, để hại cho mình và con cái muôn đời. Chúa Giêsu lưu ý: "Được lời lãi cả mọi sự thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì" (Mt 16,26)
Vấn đề này thuộc lãnh vực thần học, đã được Công đồng Vaticano 2 trình bày trong Hiến chế tín lí về Giáo hội trong số 10. Xin vắn tắt như sau: Tư tế (hay Linh mục-priest) để hiến dâng của lễ cứu độ loài người. Ngôn sứ (thường gọi là Tiên tri-prophet) để loan báo Tin Mừng Nước Trời.
CHÚA GIÊSU ĐÃ LẬP GIÁO HỘI NÀO TỪ ĐẦU: CHÍNH THỐNG? TIN LÀNH? ANH GIÁO? CÔNG GIÁO? Tại sao chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới dám tự nhận mình là Giáo Hội chân thật đã được Chúa Kitô thiết lập? Tại sao quả quyết được rằng: Giáo Hội Công Giáo mới được xây dựng trên nền tảng lời tuyên xưng Đức Tin của Thánh Phêrô và của các Tông Đồ, gồm đủ ba đặc tính là thánh thiện, công giáo và tông truyền?
Tui ban con o day no “cai nhau” ve vu nay, no noi la Catholic la Christian, nhung con thay la Christian noi ve nhung nguoi Tin Lanh, Chinh Thong Giao, Anh Giao,v.v. con có giải thich cho tui no biet mot it su khac nhau giua Catholic va Christian, chang han nhu CG tin Đức Mẹ dong trinh va tin cac thanh thong cong, trong khi Christian thi khong. Nhung chuyen lien quan den ton giao va chinh tri con rat ngai noi, vi se co nguoi khong cung quan diem voi minh, nhung tui no cu khang khang, lam con cũng…..ngứa miệng.
Tui ban con o day no “cai nhau” ve vu nay, no noi la Catholic la Christian, nhung con thay la Christian noi ve nhung nguoi Tin Lanh, Chinh Thong Giao, Anh Giao,v.v. con có giải thich cho tui no biet mot it su khac nhau giua Catholic va Christian, chang han nhu CG tin Đức Mẹ dong trinh va tin cac thanh thong cong, trong khi Christian thi khong. Nhung chuyen lien quan den ton giao va chinh tri con rat ngai noi, vi se co nguoi khong cung quan diem voi minh, nhung tui no cu khang khang, lam con cũng…..ngứa miệng.
Tui ban con o day no “cai nhau” ve vu nay, no noi la Catholic la Christian, nhung con thay la Christian noi ve nhung nguoi Tin Lanh, Chinh Thong Giao, Anh Giao,v.v. con có giải thich cho tui no biet mot it su khac nhau giua Catholic va Christian, chang han nhu CG tin Đức Mẹ dong trinh va tin cac thanh thong cong, trong khi Christian thi khong. Nhung chuyen lien quan den ton giao va chinh tri con rat ngai noi, vi se co nguoi khong cung quan diem voi minh, nhung tui no cu khang khang, lam con cũng…..ngứa miệng.
-Tin mừng Chúa Giêsu theo thánh Matthêu chương 10 ghi tên 12 Tông đồ, trong đó có thánh Tađeô: 10,3 …và ông Tađêô (Thaddeus).
Nhưng để đạt được điều ấy, tiên vàn là gia đình cần phải liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa. Kinh nghiệm mục vụ gia đình cho chúng tôi thấy rằng, thường thường, trước khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, ly dị, vợ chồng đã ‘ly dị’ với Chúa trong đời sống mình; và khi cha mẹ con cái trong gia đình mất cảm thông, hiệp nhất, thì trước đó, họ đã mất mối thông hiệp với chính Thiên chúa. Cho nên, để xét mình và chấn chỉnh hạnh phúc, gia đình cũng cần phải nhớ lại lời Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận rằng: “Tại sao con buồn phiền, âu lo, bất an? Phải chăng vì có điều gì con đã làm không vui lòng Chúa?” (xc Đường Hy Vọng)
Nhưng để đạt được điều ấy, tiên vàn là gia đình cần phải liên kết chặt chẽ với Thiên Chúa. Kinh nghiệm mục vụ gia đình cho chúng tôi thấy rằng, thường thường, trước khi một cuộc hôn nhân tan vỡ, ly dị, vợ chồng đã ‘ly dị’ với Chúa trong đời sống mình; và khi cha mẹ con cái trong gia đình mất cảm thông, hiệp nhất, thì trước đó, họ đã mất mối thông hiệp với chính Thiên chúa. Cho nên, để xét mình và chấn chỉnh hạnh phúc, gia đình cũng cần phải nhớ lại lời Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận rằng: “Tại sao con buồn phiền, âu lo, bất an? Phải chăng vì có điều gì con đã làm không vui lòng Chúa?” (xc Đường Hy Vọng)
3. " Không có gì ngược ích chung khi Y sĩ thấy rằng bệnh nhân vô phương chữa trị, nên ngưng các cố gắng cứu chữa bệnh nhân. (Chỉ dẫn của Bộ Đức Tin ban hành tháng Năm 1980 như sau: "Khi cái chết không thể tránh được đã gần kề, dù có dùng phương cách nào đi nữa; được cho phép lương tâm quyết định từ chối (refuse) các hình thức trị liệu không mấy bảo đảm mà còn phiền hà (only secure a precarious and burdensome) để kéo dài sự sống; tuy nhiên vẫn phải duy trì cách trị liệu thông thường cho bệnh nhân".
ví dụ: hồi con ở VN lúc ấy còn nhỏ nhưng con vẫn nhớ, trong giáo xứ bạn lúc con đi lễ chẳng may Cha xứ đang lúc truyền phép thì lên cơn cao huyết áp, và cha té xuống bất tỉnh, lập tức thầy sáu liền thay cha cầm lấy bánh và tiếp tục đọc "đây chiên thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian...." và rồi thầy sáu tiếp tục cho đến khi xong lễ...diễn ra rất trật tự. Một ví dụ khác: có thầy sáu kia đã làm nghi thức chứng hôn cho con trai của bà vợ thứ nhứt đã qua đời của ông ta. người con này lấy vợ ngoại đạo...và sau đó thì lời bàn ra tán vào...con liền nói ngay. Thầy sáu có quyền làm chứng hôn. và nghi thức hôn phối không buộc phải có Thánh Lễ đi kèm. Hơn nữa đây là hôn nhân dị giáo khác đạo...và mọi người làm thinh.
Đáp: Theo Việt nam tự điển của Hội Khai Trí, Tiến Đức thì Á: nghĩa là bậc thứ, bậc hai. Ở đây ta không lấy các nghĩa khác. Trong Công giáo hay dùng danh từ Á Bí tích (Sacramentals: nghĩa là Bí tích bậc 2, không phải là 7 Bí tích, ví dụ: khấn Dòng, làm phép nhà, tầu,ảnh, tràng hạt...) Á thánh (Blessed- người chưa được tuyên phong là thánh, chưa được tôn vinh như thánh). Ngày nay Á thánh còn gọi là Chân phúc (tiếng Bắc), Chân Phước (tiếng Nam)