Hội nhập
Ghi danh
4:43 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1796)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5107)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15726)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC PHÉP CỬ HÀNH HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH ?

06 Tháng Bảy 201512:50 CH(Xem: 19926)
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
 
 
Hỏi: Xin cha giải thích Giáo Hội có cho phép cử hành hôn nhân đồng tính không ?
 
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi đặt ra trên đây, thiết nghĩ nên biết qua về mục đích của hôn nhân trong Giáo Hội Công Giáo.
 
Khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã tạo dựng người nam và người nữ đầu tiên và Ngài đã truyền cho họ: “Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất.” ( St 1, 28 ).
 
Đây là nền tảng và mục đích của hôn nhân trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Như thế, con người được vinh hạnh cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình sáng tạo của Ngài, nghĩa là tham gia vào công trình làm cho có thêm nhiều người “mang hình ảnh” của Thiên Chúa trong trần thế này cho đến cuối thời gian. Vì thế, hôn nhân từ thời Cựu đến Tân Ước, trước hết, đều có mục đích diễn tả cách bóng bẩy và cụ thể tình yêu sâu đậm của Thiên Chúa dành cho con người.
Gia dinh cong gia 
Trong Cựu Ước, hôn nhân là giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa và Israel, tức Dân riêng được tuyển chọn của Ngài:
“Vì ngươi sẽ được Đức Chúa đem lòng sủng ái,
Và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở người;
Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ,
Đấng tạo tác ngươi sẽ cưới ngươi về;
Như cô dâu là niềm vui cho chú rể,
Ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ.” ( Is 62, 4-5 )
 
Thiên Chúa “ kết hôn” với dân của Ngài, trong ý nghĩa thâm sâu của tình yêu vô biên mà Ngài đã dành cho họ. Nhưng họ có bổn phận phải đáp trả bằng cách tuân giữ những thánh chỉ của Ngài để được chúc phúc và sống muôn đời. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu cũng “kết duyên” với toàn thể nhân loại được cứu chuộc bằng giá máu của Người đã đổ ra trên thập giá để mang về cho Thiên Chúa một dân mới và chuẩn bị cho “hôn lễ và tiệc cưới của Con Chiên và Hiền Thê của Người”, tức là hôn ước giữa Chúa Kitô với nhân loại qui tụ trong Giáo Hội, được ví như người vợ yêu qúi hay là hiền thê của Người. ( Kh 19, 7-9 ).
 
Trong ý nghĩa rất thân tình và thâm sâu đó, hôn nhân quả thật là một ơn gọi ( vocation ) cao quí, qua đó, Thiên Chúa mời gọi hai người nam nữ kết hôn để “thiết lập giữa họ một giao uớc trọn đời nhằm mưu lợi ích cho người kết hôn, cho việc sinh sản con cái và giáo dục chúng. Giao ước này, thiết lập giữa những người đã lãnh nhận phép rửa tội, đã được Chúa Kitô nâng lên hàng bí tích. ( x. SGLGHCG, số 1601 ).
 
Như thế, hôn nhân có mục đích và ý nghĩa cao cả trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa mà con người có vinh phúc được mời gọi tham gia và cộng tác.
Nói khác đi, hôn nhân giữa hai người nam và nữ tượng trưng cho giao uớc tình yêu và bổn phận giữa con người với Thiên Chúa là Đấng đã vì yêu thương vô vị lợi, mà tạo dựng con người và “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” ( 1Tm 2 ). Nhưng con người cũng được mong đợi đáp trả tình yêu của Thiên Chúa, bằng cách chu toàn ơn gọi của mình và sống theo đường lối của Thiên Chúa để được vui hưởng hạnh phúc đời đời với Người trên Nước Trời mai sau.
 
Do đó, những ai được mời gọi kết hôn đều được mong đợi sống đúng với mục đích của ơn gọi này là cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình sáng tạo nhân loại và làm chứng cho tình yêu vô biên của Chúa dành cho toàn thể con cái loài người. Nghĩa là phải chu toàn những trách nhiệm và mục đích của hôn nhân để nêu cao những giá trị của đời sống gia đình, sinh con cái và giáo dục chúng để giúp chúng nhận biết và yêu mến Thiên Chúa cũng như chân quí tình yêu phu phụ tương trưng cho tình yêu thắm thiết và bền vững giữa Thiên Chúa và loài người.
 
Thật vậy, khi kết hôn hợp pháp và thành sự ( licitly and validly ), hai người phối ngẫu được lãnh nhận ân sủng riêng của bí tích để kiện toàn tình yêu của họ và để giúp họ “nên thánh trong cuộc sống vợ chồng, trong việc đón nhân và giáo dục con cái nên thánh.” ( Lumen Gentium 11 ).
 
Mặt khác, qua việc kết hôn, hai người phối ngẫu bắt đâu xây dựng đời sống gia đình, từ đó phát sinh những công dân mới cho xã hội và tăng số con cái cho Giáo Hội nhờ phép rửa.
 
 Vì thế, gia đình được ví như một ‘xã hội nhỏ, thu hẹp” một ‘Giáo Hội tại gia” ( domestic church ). Chính vì muôn nhấn mạnh và đề cao vai trò của gia đình mà Chúa Giêsu đã chọn sinh ra trong một gia đình có cha mẹ loài người là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ thật của Chúa và Thánh Cả Giuse, nguời Cha nuôi của Chúa ( Foster Father ) trong Thánh Gia Thất xưa.
 
Như vậy, hôn nhân phải là hành động nhân linh xẩy ra giữa một người nam và một người nữ đúng theo Ý định của Thiên Chúa khi tạo dựng Adam và Eva, là đôi hôn phối đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nghiã là từ đầu, hôn phối không hề dành cho hai người cùng phái tính ( same sex ) vì nó đi ngược lại hoàn toàn với mục đích và trách nhiệm của hôn nhân trong kế hoạch của Thiên Chúa. Do đó, ai cho phép việc kết hôn đồng tính ( same sex marriage ) thì đã hành động chống lại chính Thiên Chúa là Tác giả của luật hôn nhân và cũng phá hủy tận gốc rễ nền tảng và mục đích hôn nhân trong xã hội loài người. Chắc chắn như vậy.
 
Nói thế không có nghĩa là lên án những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái ( lesbian or homosexual tendencies ).
 
Nhưng cần phân biệt giữa khuynh hướng tự nhiên về đồng tính và hành vi đồng tính.
 
Một người được sinh ra với khuynh hướng tự nhiên ( natural tendency ) hướng chiều về đồng tính ( homosexuality ) thì đây không phải là lỗi của họ, nghĩa là họ không có tội vì có khuynh hướng tự nhiên này.
 
Họ cần được giáo dục, giúp đỡ và thông cảm để vượt thắng khuynh hướng tâm sinh lý bất bình thường ( abnormal ) đó.
 
Chỉ những ai cố ý muốn thực hành những hành vi đồng phái tính ( lesbian or homosexual acts ) mới có tội mà thôi, vì những hành vi này là “những hành vi thác loạn tự bản chất ( intrinsically disordered ) nghịch với luật tự nhiên vì chúng ngăn cản hành vi tính dục đưa đến đón nhận quà tặng sự sống.” ( x. Sách GLGHCG, số 2357 ).
 
Cụ thể, hai người đồng tính không thể sinh sản con cái và xây dựng nếp sống gia đình cách đúng nghĩa được. Mọi hành vi luyến ái của họ đều sai trái nghiêm trọng về luân lý, trái tự nhiên, và không giúp chu toàn mục đích của đời sống hôn nhân. Do đó, ở đâu và ai cho phép việc này thì thực chất chỉ để chiều theo đòi hỏi của một thiểu số người bệnh hoạn về tâm sinh lý mà thôi. Cho họ kết hôn như vậy là làm đảo lộn mục đích hôn phối mà Thiên Chúa đã thiết lập từ đầu và Giáo Hội có trách nhiệm bảo vệ và nghiêm chỉnh thi hành.
 
Tóm lại, không khi nào Giáo Hội công nhận và cho phép sự thành hôn giữa hai người cùng phái tính. Đây là sự suy thoái đạo đức trầm trọng của một số xã hội Âu Mỹ, một lẫn lộn về trật tự và giá trị luân lý với tự do và sở thích cá nhân của thời đại trống vắng niềm tin này.
 
Người tín hữu Chúa Kitô phải có can đảm chống lại trào lưu suy thoái đạo đức và luân lý nghiêm trọng này để bảo vệ giá trị và mục đích của hôn nhân mà Thiên Chúa đã thiết lập từ khi tạo dựng con người có nam có nữ.
 
Sau hết chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho những người có khuynh hướng trái tự nhiên về tâm sinh lý: xin Chúa giúp họ nhận ra và thắng vượt được khuynh hướng bất bình thường này.
 



Cảm thấy cô đơn: Khi ở trong tình trạng ấy, Thánh Ignatio cho chúng ta 4 chìa khoá để làm vũ khí: ( Cầu nguyện thêm, suy niệm nhiều hơn, xét minh. Xét xem lý do tại sao mình ở trong tình trạng cô đơn?) và bắt mình làm việc thống hối. Một số tà thần sẽ bị trừ khử khi ta cầu nguyện và làm việc sám hối.
Thiên Chúa cũng thế, bạn chỉ có thể cảm nhận được bằng đức tin và tình yêu. Bạn hãy khẩn nài Chúa ban cho ĐỨC TIN, nó sẽ mở đôi mắt tâm hồn bạn để bạn nhìn nhận sự hiện diễn của Thiên Chúa.
Ma quỷ có biết được những suy nghĩ của chúng ta hay không? Liệu chúng có thể hiểu được những gì chúng ta đang nghĩ tại một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống không? Câu trả lời rất đơn giản: hoàn toàn không.
Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa mời gọi ta điều gì ? T. Mầu nhiệm ấy mời gọi ta dứt bỏ tội lỗi, để sống cho Đấng đã chết và sống lại vì ta.
“Các ngươi không được đến với các người ngồi đồng ngồi bóng và không được hỏi ý kiến chúng, kẻo vì chúng mà ra ô uế. Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,31);
Bởi vì theo Kinh Thánh, ghi một dấu trên trán là biểu tượng về quyền sở hữu của một người. Bằng cách để trán của mình được ghi dấu thánh giá, điều này nói lên rằng người đó thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá. Điều này là để mô phỏng dấu ấn thiêng liêng hoặc ấn tín đã được ghi trên một Kitô hữu khi họ chịu phép Rửa tội. Trong Bí tích này họ được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ để trở thành con cái của sự công chính và của Chúa Kitô (Rm 6,3-18).
Nhân dip mừng đầu năm mới, xin cha cho biết người Công giáo có được phép tin 12 Con Vật làm chủ vận mạng con người và vũ trụ như huyền thoại Đông phương tin tuởng không ?
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta !
Nếu hạnh phúc Thiên Đàng là được trọn vẹn chiêm ngắm Thánh Nhan Chúa (Beatific Vision) thì hoả ngục là nơi tuyệt đối không có hạnh phúc này. Nói khác đi, ở đâu có Thánh Nhan Chúa thì ở đó là Thiên Đàng, vi “Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (x. Mt 5:8). Được nhìn thấy Thiên Chúa là chính hạnh phúc của các thánh,và các thiên thần trên thiên đàng. Ngược lai, không được nhìn thấy Thiên Chúa mới là điều bất hạnh, đau khổ nhất cho những ai phải sống trong nơi “giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.” (Mt 9:48). Như vậy, không thể có vấn đề Chúa hiện diện cả ở thiên đàng lẫn hoả ngục được, vì như thế thì làm sao có sự khác biệt giữa hai nơi này, và làm gì có vần đề tội lỗi phải quan tâm và xa tránh nữa.
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Hỏi: Nhân tháng cầu cho các linh hồn ( tháng 11) xin cha giải thích rõ về hai nơi gọi là Luyện ngục và Hỏa ngục. Trả lời: Trong niềm tin Kitô Giáo, căn cứ vào Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội thì chắc chắn phải có ba nơi gọi là Thiên Đàng, Luyện ngục và hỏa ngục ( hell) mà những người chết đi trong thân xác sẽ phải bị phán xét để đến một trong ba nơi này.
Thiên Chúa luôn luôn nói với chúng ta, nhưng thường thì chúng ta không ý thức, không lắng nghe. Và như thế, nỗi đau chính là máy phóng âm của Thiên Chúa với thế giới điếc đặc này.
Thánh Elisabeth là con vua Phêrô III nước Aragon, và là cháu vua Giacôbê I. Ngài sinh ra năm 1271 và được đặt tên là Elisabeth, để kính nhớ thánh nữ Elisabeth, Hoàng hậu nước Hungari là dì của cha Ngài. Elisabeth ra đời như sứ giả hòa bình, vì khi Ngài sinh ra, cha Ngài và ông nội Ngài làm hoà với nhau. Vua Giacôbê muốn tự mình giáo huấn
Bác học Pasteur: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế." ; "Mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hêt hoặc chết là trở về với hư vô." Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin."
Có một số người không tin có hỏa ngục đời đời, họ lý luận: có cha mẹ nào nỡ trừng phạt con cái mãi mãi, hốn chi là Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành? Để có câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu những điều sau đây: 1. Thiên Chúa đã ban sự tự do cho loài người: chọn Thiên Chúa hay chối bỏ Thiên Chúa. Vì con người có tự do, nên có tránh nhiệm về sự chọn lựa. Kẻ chối bỏ Thiên Chúa là kẻ không muốn đến gần Thiên Chúa, không muốn vào thiên đàng, là vương quốc đời đời hạnh phúc.