Hội nhập
Ghi danh
9:24 CH
Thứ Tư
17
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1751)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5074)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15704)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

TIN LÀNH _ (Protestant Church)

27 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 11151)


1. Lịch sử: Không kể những nhà cải cách như John Wicliff (1320-1384) Ông là linh mục học giả người nước Anh, có trước Luther chừng 200 năm. Ông chủ trương lấy Kinh thánh làm qui luật sự sống. John Hus (1369-1415) linh mục người Bohemian, ông tung ra 30 luận đề chống Công đồng Constantinô. Ở đây chỉ tìm hiểu Đạo Tin lành do linh mục Luther khởi xướng năm 1517.
protestant_church
Martin Luther (1483-1546): Sinh năm 1483 tại Eisleben nước Đức, là anh thứ hai trong 8 anh em. - Ngay từ nhỏ martin đã gặp cảnh khổ của một gia đình thợ mỏ vất vả, nghèo khó khiến cậu có ý nghĩ đen tối về cuộc đời. Cha mẹ đông con lại tính tình cứng cỏi, hay đánh mắng con cái. - Ở nhà trường, Martin chịu cảnh giáo dục thời đó: khắt khe dưới những lằn roi và hình phạt cứng cỏi…, mà Luther sau này gọi nó là "địa ngục". - Đạo Công giáo được người ta trình bày như thứ đạo nghiêm khắc, dễ sa hỏa ngục, tạo cho Luther một tâm hồn bối rối. Thời gian sau, gia đình Martin trở nên khá giả, Martin được vào đại học. Có lần đang đi giữa đường gặp cơn mưa lớn, sét đáng ngang tai, Martin thầm khấn: nếu Chúa cho khỏi sét đánh, cậu sẽ đi tu. Nửa tháng sau, Martin xin vào dòng thánh Augutinh tại Erfurt.

Vào dòng tu, Martin Luther theo ban thần học và thụ phong linh mục năm 1507, rồi được đi học Kinh thánh, đậu tiến sĩ thần học năm 1512, sau đó làm giáo sư. Nhờ tài dạy học và giảng thuyết, ông được giới sinh viên và giáo dân quí mến. Trong những năm giảng dạy Kinh thánh, ông đã đưa ra nhiều quan niệm mới lạ mà ông cho là đã "khám phá ra được nhờ ơn Chúa soi sáng sau bao năm khắc khoải lo âu." Để trấn an lương tâm bối rối lo sợ sa hỏa ngục, ông hãm mình, ăn chay, phạt xác…ông đọc thư thánh Phaolô và tìm thấy câu Kinh thánh: "Người công chính sống bởi đức tin" (thư gửi dân Rôma 1, 17), ông cho là một khám phá mới và bám lấy nó để dần dần thành hình một giáo thuyết mới: sống bởi đức tin chứ không cần công nghiệp riêng tư cố gắng của mình. Đây là yếu tố then chốt đã khiến bất đồng với lối sống đạo thời đó, với những những ơn Giáo hội ban qua ân xá, hành hương, đóng góp...
martin_luther-content
Lên tiếng: Năm 1517, linh mục Luther dán 95 luận đề về những quan điểm riêng của ông lên cửa nhà thờ ở thành Wittenberg. Ông phản đối người Công Giáo khi lệ thuộc vào công việc lành, dù bất cứ việc gì, kể cả ân xá, để được tha tội và được cứu rỗi.

Đành rằng, thời đó giáo dân có những lạm dụng, mấy nhà thần học, mầy vị quyền chức trong giáo triều độc đoán, thủ cựu, thiếu tế nhị, ít hiểu tâm lý của một thầy dòng muốn cải cách cho Giáo hội, không nghĩ tới tâm trạng dân chúng phải đóng thuế nặng nề; nhưng đáng tiếc, linh mục Luther đã làm việc không đúng đường lối khiêm tốn, vâng phục theo tinh thần Chúa Kitô. Ông lại được giới sinh viên, các bạn trong dòng tu (Công hội năm 1518), nhiều người, cả nhà vua lên tiếng hỗ trợ…, do đó, Luther thêm gan dạ quyết không lùi bước.

Martin Luther lúc đầu, không có ý định từ bỏ Giáo hội Công giáo, nhưng lúc này, do quá tin mình đi đúng đường, do được nhiều giới ủng hộ, do đe dọa sẽ mắc vạ tuyệt thông, nếu không rút lại những điều đã tuyên ngôn, ông đâm liều tuyên bố: "Việc đã xong, đời đời tôi không bao giờ làm hòa với Rôma nữa". Ông từ chối thẩm quyền của Đức giáo hoàng Rôma, không còn coi mình là người Công giáo, chỉ còn tin vào Chúa Kitô và vào Kinh thánh, mỗi người có quyền giải nghĩa Kinh thánh tùy Thánh Thần hướng dẫn. Ông viết ba luận đề khước từ quyền bính của Giáo Hội Công Giáo và các giáo hoàng. Ông chê luật độc thân của hàng linh mục, chê việc hành hương viếng đền thờ, và tôn kính xương các thánh…bỏ các bí tích Thêm sức, Hôn phối, Truyền chức thánh, Xức dầu thánh mà ông cho là không có nguồn gốc trong Kinh thánh, ông đố sách giáo luật Công giáo và các sách khác... Ông kêu gọi các hòang tử Kitô giáo ở Đức đứng lên thành lập giáo hội tự trị. Hầu hết các hòang tử Đức đều muốn thoát khỏi thẩm quyền và chế độ thuế khóa của Rôma, do đó họ ủng hộ Luther và bổ nhiệm các giám mục cho Giáo hội mới của họ.

Năm 1521, Martin Luther bị Giáo Hội Công Giáo chính thức phạt vạ tuyệt thông, nghĩa là không còn được những quyền lợi của người Công giáo chân chính nữa. Ông Luther đã đốt sắc chỉ này, Ông gọi Giáo hoàng là quỉ vương ra đời, kêu gọi mọi người đoạn tuyệt với Rôma để được cứu rỗi.

Giáo thuyết của Luther bắt đầu từ nước Đức lan tràn đi nhiều nước bên cạnh. Nhiều linh mục tu sĩ nam nữ đi theo chủ trương của Luther đã xuất tu, về đời lập gia đình rồi trở thành những người tuyên truyền đạo mới.

Kết quả, nhiều nơi bỏ thánh lễ, dẹp bỏ ảnh tượng Chúa, Đức Mẹ, các thánh, có nơi còn bỏ Rửa tội trẻ em, cho là không thành, nên lập ra phái Rửa tội lại cho người lớn. Về chính trị: nông dân nổi lên chống hàng quí tộc, gây nên những vụ đốt phá, giết người. Rất nhiều nhà thờ, tu viện bị tàn phá, cướp của…Ngược lại, các ông hoàng sợ mất quyền bính đã đàn áp đẫm máu những kẻ nổi loạn khắp nơi. Luther, lúc này lên án bọn nông dân, đòi "cắt cổ bọn phiến loạn" và ông đứng về phe các quí tộc.

Năm 1524, Luther cởi bỏ áo tu, tuyên bố bỏ bậc tu trì và luật độc thân linh mục, năm sau ông kết hôn với bà Catarina Bora, một nữ tu dòng Xitô hồi tục theo thuyết của ông. Về sau bị bạn bè chê trách, ông Luther thú nhận: "Lấy vợ, tôi đã trở nên đốn mạt, các thiên thần phải cười, và ma quỉ phải khóc".

Năm 1525, Luther đã nhận xét chua cay: "Không ai trong giáo hữu chúng ta lại không có đời sống xấu xa hơn trước". Trong mấy năm cuối cùng, Luther buốn rầu khi nhìn vào giái hội cải cách của ông, lại thêm nhiều bệnh tật, ông trở nên khó tính.

Năm 1546, trước khi, dù không nói được, ông cố viết lên tường những lời nguyền rủa giáo hoàng Rôma: "Hỡi giáo hoàng, khi sống ta là ôn dịch của ngươi, khi chết ta là tử hình cho ngươi".

Huldreich Zwingli (1484-1531) khởi sự một nhà thờ trong thành phố Zurich, Thụy Sĩ, và chủ trương rằng Bữa Tiệc Ly chỉ là một bữa tiệc có tính cách tưởng nhớ, do đó không có sự hiện diện thực sự của Đức Kitô. Luther bất đồng với Zwingli về điểm này trong cuộc Hội Đàm ở Marburg năm 1529.

Trước khi từ trần trong cuộc chiến năm 1531, Zwingli ra lệnh dìm chết một số người ở Zurich, là những người nhất định phải tái rửa tội người lớn và chủ trương chỉ có sự rửa tội người lớn mới có giá trị. Những người này được gọi là Anabaptist (tái tẩy) và họ đã đi quá xa. Họ từ bỏ Zurich để thiết lập các cộng đoàn nhỏ bé, sống khắng khít trong các vùng hẻo lánh ở Moravia về phía đông. Trong thời gian này, tên Anabaptist được dùng để chỉ nhiều tổ chức khác nhau, nhưng chung quy, họ đều cho rằng tín điều của người Công Giáo và Tin Lành thì quá cực đoan.

Một người Anabaptist là Thomas Munzer, đã xách động cuộc cách mạng nông dân, và "Vua Munster" là John ở Leiden, đã chiếm một thành phố và cho phép tình dục bừa bãi ở đây. Một vài người Anabaptist vô trách nhiệm này đã khiến một số Kitô hữu đích thực bị bách hại vô cùng dã man, ví dụ như những người Hutterite ở Moravia, mà họ cùng chia sẻ tài sản và sống một cách êm đềm và siêng năng, và những người Mennonite ở Hòa Lan, là những người theo chủ nghĩa hòa bình và sống rất khắc khổ. Có lẽ trong thời kỳ này, những người Anabaptist chết vì đức tin nhiều hơn bất cứ người Kitô giáo nào khác. Họ bị bách hại bởi người Công Giáo và cả người Tin Lành, và họ từ chối việc sử dụng vũ lực để tự vệ.

John Calvin (1509-1564). John Calvin là người Pháp. Sau khi học thần học và luật ở Balê khi còn trẻ, bỗng dưng ông chuyển hướng sang các quy tắc của phong trào Cải Cách được Luther khởi xướng.

Sau đó, Calvin định cư ở Geneva, Thụy Sĩ, là nơi ông chủ trương sự tổng hợp thẩm quyền giữa nhà nước và Giáo Hội, mà địa vị hàng đầu được trao cho Giáo Hội. Trong thuyết chính trị thần quyền này, Calvin gò ép ra một lối sống Kitô Hữu nghiêm nhặt và khắc khổ tương tự như các đan viện thời trung cổ. John Knox (1513-72) ở Tô Cách Lan, sau khi đến Geneva, gọi đời sống đó là "trường phái học hỏi về Đức Kitô tuyệt hảo nhất trên mặt đất kể từ thời các tông đồ," và ông đã đưa chủ thuyết Calvin về Tô Cách Lan để trở thành Giáo Hội Presbyterian.

Văn bút vĩ đại của Calvin là cuốn Các Tổ Chức Kitô Giáo, nền tảng thần học của truyền thống Cải Cách. Calvin tẩy chay mọi tín điều không rõ ràng ghi trong Phúc Âm và chỉ tập trung đức tin vào Lời Chúa mà thôi. Giáo đường của ông màu trắng và thật trống trải. Không có bàn thờ, tượng ảnh, đàn organ, hay kính mầu. Mọi vết tích Công Giáo đều bị xoá sạch, ngoại trừ Phúc Âm.

Lý thuyết của Calvin được tranh luận sôi nổi nhất là Thuyết Tiền Định, ông cho rằng ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã tiền định cho những ai được cứu rỗi và những ai bị luận phạt, do đó, công trạng con người không có giá trị gì. Vì được tiền định, những người được chọn chắc chắn sẽ sinh kết quả tốt đẹp qua sự chính trực và đời sống tốt lành của họ.

Chúng ta có thể nhận thấy ba giòng Cải Cách Tin Lành trước đây -- Luther, Calvin và Anabaptist -- ngày càng ít giống với Giáo Hội Công Giáo mà họ đã tách biệt. Trước đây, nguyên tắc của Công Giáo là sự hợp nhất của đức tin, bây giờ được thay thế bằng nguyên tắc của Tin Lành là sự tinh tuyền của đức tin, càng ngày càng có nhiều tổ chức phân lập, mỗi một tổ chức đều cho rằng mình tinh tuyền hơn và trung tín hơn với phúc âm của Đức Giêsu Kitô. Dựa trên nguyên tắc này, sự Cải Cách đã không thể tránh được việc phân chia Giáo Hội thành nhiều thực thể khác nhau. Tuy nhiên, nhận định này không làm xao xuyến nhiều người Tin Lành mà họ cho rằng Đức Giêsu đã thành lập một thực thể vô hình, thiêng liêng bao gồm tất cả những ai tin vào Đức Kitô theo như họ nghĩ, chứ không phải một thực thể hữu hình, có quá trình lịch sử đang hiện diện trong hình thức hợp nhất trên thế giới như người Công Giáo hiểu biết về giáo hội. Đây là một trong những khác biệt quan trọng trong sự hiểu biết giữa người Công Giáo và hầu hết người Tin Lành.

Ngày nay vì không có đầu, nên Tin lành chia ra làm nhiều phái khác nhau, nên mỗi giáo phái mang một tên riêng: Adventist, Anabaptism, Arminianism, Baptist, Congregatiolists, Disciples, Methodists, Pentecostistals, Puritans, Presbyterians, Quarkers, Unitarianism, Universalism…Lutheran, Calvanist,United Church of Christ, …

(Tham khảo: Lm Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chân lý xb, Sài gòn, 1972 trang 12-18); và web site Nguoitinhuu.com Lịch sử Giáo hội Công giáo, phần IV: Phong trào Cải cách, Catholic Almanac 2004).

2. Nhân số người theo Giáo hội Tin lành: Thật khó có con số chính xác, dù tương đối, vì ngay trên đất Mỹ đã có hơn 250 giáo hội Tin lành nhỏ, lý do là không có một thủ lãnh có thẩm quyền toàn cầu.

3. Giáo hội Công giáo với Giáo hội Tin lành: "Đối với các tôn giáo mang danh Kitô, Giáo hội Công giáo chủ trương "Tái lập sự hiệp nhất giữa toàn thể các Kitô hữu theo ước nguyện của Chúa Kitô: " Xin cho chúng nên một như Cha Con Ta là Một".

"Giáo hội khuyến khích mọi người phải lưu tâm đến sự hiệp nhất, hoán cải tâm hồn, hiệp nhất trong lời cầu nguyện, tìm hiểu nhau, cộng tác với anh em ly khai" (Sắc lệnh về Hiệp nhất).

Tổng quát, giáo hội Tin lành và Công giáo khác nhau ở những điều sau:

1. Về những điều nền tảng: bên Tin lành chủ trương:

1/ Tội Tổ tông đã hoàn toàn làm hư hỏng con người,

2/ Thiên Chúa đã tiền định theo số mạng cho một số người được cứu rỗi,

3/ Con đường cứu rỗi là tin vào lời hứa trong Tin lành, không do công phúc cá nhân.

Theo Công giáo:

1. Tội Tổ tông có làm con người hư hỏng: trí khôn ra tối tăm, lòng muốn hướng về tội, phải đau khổ và phải chết, nhưng không "hoàn toàn hư hỏng", vẫn còn nhiều khả năng căn bản: làm lành lánh dữ.

2. Thiên Chúa định đoạt, nhưng con người vẫn có lý trí, có ý muốn "tự do" chọn lành hay dữ, nên sẽ được thưởng hay bị phạt.

3. Phải tin vào Tin lành Phúc âm, nhưng còn phải làm việc để chứng tỏ lòng tin. "Đức Tin không việc làm là đức tin chết" (thư thánh Giacôbê 2,17). Chúa dạy "Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình vác khổ giá mình hàng ngày mà theo"(Luca 9,23). Nói cách khác là phải cố gắng lập công, đền tội khi còn sống. Hơn nữa, Kinh Thánh viết :"Người ta sẽ được trả công tùy theo việc họ làm (sách Khải huyền 22, 12).

2/ Về Kinh thánh (Bible): Kinh thánh là nguồn của đức tin, mỗi người được theo ơn Thánh Thần tự rút ra quan điểm sống.

Theo Công giáo:

Kinh thánh nhiều chỗ rất khó hiểu, giáo dân không bị cấm đọc, nhưng cần được Giáo hội hướng dẫn, chú giải để hiểu đúng Lời Chúa .

3/ Về tôn kính Đức Mẹ Maria: Tin lành coi Đức Mẹ Maria chỉ là dụng cụ Thiên Chúa đã dùng sinh ra Đấng Cứu thế, xong việc là thôi, không có gì phải tôn sùng.

Theo Công giáo:
Không ai yêu mến Đức Mẹ bằng con của Người là Chúa Kitô. Chúa đã sống và vâng phục Mẹ Người 30 năm, chỉ đi giảng đạo 3 năm. Người Công giáo có tôn kính Đức Mẹ thế nào cũng không bằng Chúa Kitô.

4/ Về tôn kính ảnh tượng: bên Tin lành không tôn kính ảnh tượng bất cứ vị nào dù là Chúa Giêsu, Đức Maria hay các thánh, họ cho là Thiên Chúa trong Kinh thánh Cựu ước đã cấm người Do thái.

Theo Công giáo:

Xưa Thiên Chúa cấm người Do thái thờ hình tượng, vì khi tâm trí họ còn thấp kém, Chúa không muốn họ lẫn lộn Chúa với các thần ngoại giáo. Nhưng nay người Công giáo được phép tôn thờ ảnh tượng Chúa Giêsu, vì Chúa đã nhập thể trong hình hài con người. Họ cũng được tôn kính (không thờ) ảnh tượng Đức Maria và các thánh đã hiện diện ở trần gian, nay đang hưởng phúc Thiên đàng, hằng cầu phúc lành cho họ.

5 / Về lãnh các Bí tích, Ông Luther giữ lại 3 Bí tích: Rửa tội, Giải tội, Thánh Thể. Về Rửa tội: Tin lành không Rửa tội cho con trẻ, nếu có, lớn lên phải rửa lại. Về giải tội: ông Luther bỏ việc xưng tội, ông cho rằng, chỉ cần làm tác động "vươn mình lên với Chúa" và khiêm nhường nhận lỗi là xong. Về Thánh Thể: Tin lành không nhận thánh lễ là một Hiến lễ, và không nhận sự "biến bản thể"của bánh rượu nên Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Họ chủ trương bản tính bánh và bản tính Chúa Kitô có đồng thời.

Theo Công giáo:
Tin có 7 Bí tích do Chúa Giêsu lập: Rửa tội (Matthêu 28,18), Thêm sức(Gioan 20, 22), Thánh Thể(Gioan 6,51), Giải tội(Gioan 20,23), Xức dầu(Giacôbê 5,14), Truyền chức(Luca 22,19), Hôn phối(Matthêu 19,6). Mỗi bí tích có mục đích riêng.

6/ Về linh mục độc thân: Đạo Tin lành quan niệm mục sư độc thân là mục sư không hoàn toàn và thiếu quân bình, do đó việc ông Luther lấy vợ đối với họ không có gì là trái nghịch, ngược lại đó chỉ là kiện toàn cuộc sống, bởi vì lấy vợ là "một nhu cầu tự nhiên của con người như ăn uống, khạc nhổ…".

Theo Công giáo:

Noi gương Chúa Kitô là Thầy, các linh mục Công giáo tình nguyện sống độc thân vì nước trời (Matthêu 19,6) để hiến thân trọn vẹn cho Chúa, chăm sóc đoàn chiên được trao phó (Gioan 21, 15-17). Đây là một hi sinh cả cuộc đời, đáng kính phục
"Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi (Xh 20,4-5) Sách Đệ nhị luật viết thêm: "Vì ngươi đã không nhìn thấy một hình thể nào trong ngày Chúa nói với ngươi từ trong khối lửa ở núi Horeb, cho nên ngươi đừng để mình bị suy đồi, đừng làm một hình ảnh nào, điêu khắc, tượng trưng cho bất cứ vật gì" (Đnl 4,15-16). Đàng khác, tâm trí người thời Cựu ước còn dễ "lẫn lộn" giữa Thiên Chúa và thần linh ngoại giáo nên Chúa phải cấm ngặt. Nhưng dần dần, Chúa cũng cho họ những biểu tượng như "cho đúc con rắn bằng đồng, làm khám chứng thư và các thiên thần kêrubim".
-Để bảo vệ đức tin duy nhất cho tín hữu, Giáo hội dạy: Những kinh không có Imprimatur (được in) của ĐGM địa phương thì không được đọc trong nhà thờ, nhà nguyện giáo xứ, cộng đoàn (theo ý Giáo luật số 827, 4). Nhưng ông bạn thấy không có điều gì trái tín lí, luân lí của Hội thánh như đã học biết, thì có thể đọc riêng như một lời cầu nguyện, nếu hợp với mình. Không thích thì đốt bỏ đi cách tử tế. Dầu sao cũng nên tôn kính hình ảnh đạo.
" Ảnh tượng đã làm phép, đã cũ nát, được đốt hay xé bỏ đi cách trọng kính. Các tranh ảnh, bìa báo in hình Chúa Đức Mẹ chưa làm phép có thể xé bỏ, không phải áy náy (nguyên tắc luân lý). Thực tế: Thế nhưng đối với nhiều người công giáo Việt, vứt bỏ ảnh tượng, xé đi, đốt đi, họ không đành lòng, giữ lại thì nhiều quá, không biết để đâu. Xin đề nghị một giải pháp dung hòa: Những tượng ảnh nào còn dư không dùng tới khi di chuyển sang nhà mới, nên bỏ vào một thùng giấy, dán vài chữ " Ai muốn lấy, mời tự nhiên". Rồi xin phép cha sở, cha quản nhiệm, đem ra để cuối nhà thờ cho những ai cần thì đem về thờ, kính tại nhà họ...
Đáp: Cám ơn ông đã đặt câu hỏi. Có lẽ lu bu nhiều chuyện nên các "linh mục có trách nhiệm" quên nhắc cho giáo dân. Tiện đây, tôi xin nhắc lại những điều tốt đẹp và sinh nhiều ơn ích này: - Điều thuộc đức tin là: "Giáo hội có quyền ban Ân xá". (sách Denzinger giữ các tài liệu của Tòa thánh số: 989,998). - Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha.
Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha. Ân xá có hai loại: Đại xá (tha hết), và Tiểu xá (tha một phần). Mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho mình hoặc nhường lại cho người đã qua đời (Giáo Luật 994). Muốn hưởng ân xá, tín hữu phải có những điều kiện sau:
1. Phải đọc kinh hay làm việc Giáo hội dạy để lãnh ân xá. Trước khi đọc kinh hay làm việc ấy phải giục lòng ăn năn chê ghét dốc lòng chừa mọi tội trọng, tội nhẹ đã phạm Tông huấn Ânxá 26). 2. -Xưng tội ít nhiều ngày trước hoặc sau ngày lãnh đại xá (hiểu là trước sau vài 3 tuần). -Rước lễ chính ngày lãnh đại xá.
Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước. Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu. Trong GHCG, ăn chay kiêng thịt có mục đích và ý nghĩa như sau: