Hội nhập
Ghi danh
2:55 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1537)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5012)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15609)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

CHÍNH THỐNG _ (Eastern Oxthodox Church).

27 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9302)


Đ1. Giáo hội Chính thống Đông phương

1. Lịch sử: Giáo hội Chính thống Đông phương bắt đầu từ năm 1054:

Chúa Kitô lập Giáo hội và lưu truyền từ thời các Tông đồ trở đi. Giáo hội ấy bị bách tại cấm cách dữ dội tại Rôma bắt đầu từ thời vua Nêron. Ông cho đốt thành Rôma rồi đổ tội cho người Công giáo và ra lệnh cấm đạo (năm 64) qua nhiều triều vua.

Lý do chính trị: Tới năm 312, tướng Constantino được Trời phù hộ, ông chiến thắng Maxentiô tại Roma, và năm 313 do chiếu chỉ Milan Constantinô chấm dứt bách hại đạo Công giáo. Triều vua Constantino bắt đầu tại Rôma từ năm 313. Tới năm 330 vua dời đô sang Byzantine (nước Hilạp) bên Đông phương và đổi tên Byzantine thành Constantinopoli. Làm thế, ông không ngờ sẽ đi tới chỗ chia rẽ văn hóa và giáo hội.
chinh_thong_giao-content
Lý do nội bộ Công giáo: Thời ấy Đông Tây còn có vấn đề tranh luận: dâng Thánh lễ để tưởng nhớ Chúa chịu chết, bằng bánh lễ không men hay có men, giữ chay thứ Bảy hay thứ Sáu, linh mục độc thân hoặc lập gia đình. Đức thượng phụ Constantinople, Micae Cerulario, chỉ trích một vài thông lệ của Giáo Hội Tây Phương, và xưng hô với đức giáo hoàng như một người anh em thay vì coi là vị cha chung, và từ chối không chịu tiếp đón các đại diện của đức giáo hoàng khi họ đến Constantinople trong ba tháng. Thêm vào đó là sự không khôn khéo của phái đoàn Rôma sang Constantinopoli, sau 4 tháng điều đình không xong, vì bên nào cũng giữ lý của mình. Sau cùng, trong một thánh lễ, phái đoàn Rôma đã để lại bàn thờ bản ra "vạ tuyệt thông" viết sẵn cho Thượng phụ giáo chủ Micae Cerulario, rồi "phủi bụi chân" ra về. Hôm đó là ngày 16 tháng 7 năm 1054. Vài ngày sau, Đức Micae Cerulario phản ứng lại bằng cách ra vạ tuyệt thông các đại diện và đức giáo hoàng Rôma. Vạ tuyệt thông đôi bên này được duy trì mãi cho đến tháng 1 năm 1964, khi Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 gặp gỡ Đức Thượng Phụ Athenagoras tại Giêrusalem trong vòng tay thân ái và cả hai đã cùng hủy bỏ vạ tuyệt thông ấy. Nhờ ơn Chúa, công việc tái hợp Chính Thống Giáo và Công Giáo Rôma hiện đang được tiến hành cách khá tốt đẹp.

Trong các cuộc đối thoại đại kết ngày nay, vẫn còn trở ngại chính cho sự hợp nhất: quyền tối thượng của đức giáo hoàng Rôma. Vấn đề được đặt ra là đức giáo hoàng có quyền cai quản và dạy bảo toàn thể Giáo Hội hay không. Tây Phương cho rằng đức giáo hoàng có thẩm quyền đó; Đông Phương cho rằng mọi thượng phụ, kể cả vị giám mục Rôma, đều có quyền bằng nhau.

Bất kể những tì tích của Giáo Hội, phúc âm của Đức Giêsu Kitô tiếp tục được loan truyền. Trong thế kỷ mười một, Đan Mạch và Na Uy theo Kitô Giáo, sau đó không lâu là Thụy Điển (1164). Nước Nga tiếp đón các nhà thừa sai từ Đông Phương và cả Tây Phương, cho đến khi thái tử Nga quyết định rửa tội theo Giáo Hội Byzantine (Đông phương), mà sau đó trở thành Giáo Hội Chính Thống Nga với vị thượng phụ ở Moscow. Trong thời gian qua 2003, Giáo hội này luôn làm khó dễ cho Giáo hội Công giáo Rôma.

(Theo: Lm Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chân lý xb, Sài gòn, 1972 trang 12-18); và web site Nguoitinhuu.com Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chương 3, Giáo hội thời Trung cổ, Catholic Almanac 2004).

2. Số tín hữu Chính thống: Không có con số chính xác. Giáo hội Chính thống hiện chia thành nhiều chi nhánh (Alexandrian nước Ai cập,Antiochian nước Syria, Armenian, Byzantine, Chandean), … mỗi chi nhánh có nghi lễ khác nhau.

3. Giáo hội Công giáo với Chính thống giáo: Giáo hội Đông phương Byzantine vẫn nối kết với Công giáo Rôma trong liên hệ gần nhất trong nhiều cách, nhất là chức linh mục và Bí tích Thánh Thể. Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh về Các Giáo hội Công giáo Đông phương viết: "Giáo hội Công giáo rất kính trọng những thể chế các giáo hội đông phương, các nghi lễ phụng vụ, truyền thống hàng giáo phẩm, và đời sống Kitô hữu… từ thời các tông đồ qua các giáo phụ…nói lên gia tài không thể phân chia của Giáo hội toàn cầu"(số 1). Tuy vị giáo hoàng Rôma được thánh ý chỉ định là người nối nghiệp thánh Phêrô trong thẩm quyền tối cao của giáo hội hoàn vũ, nhưng cả hai giáo hội đông tây đều có phẩm giá như nhau, không bên nào là bề trên bên kia trong nghi lễ (số 3).
Cảm thấy cô đơn: Khi ở trong tình trạng ấy, Thánh Ignatio cho chúng ta 4 chìa khoá để làm vũ khí: ( Cầu nguyện thêm, suy niệm nhiều hơn, xét minh. Xét xem lý do tại sao mình ở trong tình trạng cô đơn?) và bắt mình làm việc thống hối. Một số tà thần sẽ bị trừ khử khi ta cầu nguyện và làm việc sám hối.
Thiên Chúa cũng thế, bạn chỉ có thể cảm nhận được bằng đức tin và tình yêu. Bạn hãy khẩn nài Chúa ban cho ĐỨC TIN, nó sẽ mở đôi mắt tâm hồn bạn để bạn nhìn nhận sự hiện diễn của Thiên Chúa.
Ma quỷ có biết được những suy nghĩ của chúng ta hay không? Liệu chúng có thể hiểu được những gì chúng ta đang nghĩ tại một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống không? Câu trả lời rất đơn giản: hoàn toàn không.
Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa mời gọi ta điều gì ? T. Mầu nhiệm ấy mời gọi ta dứt bỏ tội lỗi, để sống cho Đấng đã chết và sống lại vì ta.
“Các ngươi không được đến với các người ngồi đồng ngồi bóng và không được hỏi ý kiến chúng, kẻo vì chúng mà ra ô uế. Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,31);
Bởi vì theo Kinh Thánh, ghi một dấu trên trán là biểu tượng về quyền sở hữu của một người. Bằng cách để trán của mình được ghi dấu thánh giá, điều này nói lên rằng người đó thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá. Điều này là để mô phỏng dấu ấn thiêng liêng hoặc ấn tín đã được ghi trên một Kitô hữu khi họ chịu phép Rửa tội. Trong Bí tích này họ được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ để trở thành con cái của sự công chính và của Chúa Kitô (Rm 6,3-18).
Nhân dip mừng đầu năm mới, xin cha cho biết người Công giáo có được phép tin 12 Con Vật làm chủ vận mạng con người và vũ trụ như huyền thoại Đông phương tin tuởng không ?
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta !
Nếu hạnh phúc Thiên Đàng là được trọn vẹn chiêm ngắm Thánh Nhan Chúa (Beatific Vision) thì hoả ngục là nơi tuyệt đối không có hạnh phúc này. Nói khác đi, ở đâu có Thánh Nhan Chúa thì ở đó là Thiên Đàng, vi “Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (x. Mt 5:8). Được nhìn thấy Thiên Chúa là chính hạnh phúc của các thánh,và các thiên thần trên thiên đàng. Ngược lai, không được nhìn thấy Thiên Chúa mới là điều bất hạnh, đau khổ nhất cho những ai phải sống trong nơi “giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.” (Mt 9:48). Như vậy, không thể có vấn đề Chúa hiện diện cả ở thiên đàng lẫn hoả ngục được, vì như thế thì làm sao có sự khác biệt giữa hai nơi này, và làm gì có vần đề tội lỗi phải quan tâm và xa tránh nữa.
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Hỏi: Nhân tháng cầu cho các linh hồn ( tháng 11) xin cha giải thích rõ về hai nơi gọi là Luyện ngục và Hỏa ngục. Trả lời: Trong niềm tin Kitô Giáo, căn cứ vào Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội thì chắc chắn phải có ba nơi gọi là Thiên Đàng, Luyện ngục và hỏa ngục ( hell) mà những người chết đi trong thân xác sẽ phải bị phán xét để đến một trong ba nơi này.
Thiên Chúa luôn luôn nói với chúng ta, nhưng thường thì chúng ta không ý thức, không lắng nghe. Và như thế, nỗi đau chính là máy phóng âm của Thiên Chúa với thế giới điếc đặc này.
Thánh Elisabeth là con vua Phêrô III nước Aragon, và là cháu vua Giacôbê I. Ngài sinh ra năm 1271 và được đặt tên là Elisabeth, để kính nhớ thánh nữ Elisabeth, Hoàng hậu nước Hungari là dì của cha Ngài. Elisabeth ra đời như sứ giả hòa bình, vì khi Ngài sinh ra, cha Ngài và ông nội Ngài làm hoà với nhau. Vua Giacôbê muốn tự mình giáo huấn
Bác học Pasteur: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế." ; "Mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hêt hoặc chết là trở về với hư vô." Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin."
Có một số người không tin có hỏa ngục đời đời, họ lý luận: có cha mẹ nào nỡ trừng phạt con cái mãi mãi, hốn chi là Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành? Để có câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu những điều sau đây: 1. Thiên Chúa đã ban sự tự do cho loài người: chọn Thiên Chúa hay chối bỏ Thiên Chúa. Vì con người có tự do, nên có tránh nhiệm về sự chọn lựa. Kẻ chối bỏ Thiên Chúa là kẻ không muốn đến gần Thiên Chúa, không muốn vào thiên đàng, là vương quốc đời đời hạnh phúc.