Hội nhập
Ghi danh
10:30 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1537)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5011)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15608)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Hi sinh, hãm mình thời nay

25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 10926)
Con đã đọc về "Cầu nguyện theo Tin mừng Thánh Luca", đã nắm được tư tưởng chính trong phần tóm tắt cuối cùng, xin hỏi thêm là thời nay sao không phải Hi sinh, hãm mình, ăn chay đánh tội như các thánh thời xưa nữa vậy? (QB)
hoc_song_dao_logo-content
Đáp: Hi sinh hãm mình thì thời nào cũng cần, không thì xác thịt sẽ nổi loạn và lôi kéo linh hồn xuống hỏa ngục lúc nào không biết.

Chúa Giêsu, Ông Tổ đạo Công giáo đã nói quyết liệt cho Mọi người, Mọi nơi, Mọi lúc:"Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình mà theo". (Mt 16, 24, Mc 8,34) Thánh Luca còn thêm "vác thập giá mình "hằng ngày" mà theo" (Lc 9, 23). (Những tiếng đồng nghĩa với Bỏ mình, vác thập giá có thể là: từ mình, chối mình, hãm mình, hủy mình, hi sinh, đau khổ, chấp nhận, nhẫn nhục, vâng ý Chúa...)

Bỏ mình, không chỉ áp dụng cho người đi tu, mà còn cho mọi người muốn theo Chúa trong đạo Công giáo.

Người đi tu bỏ mình để giữ 3 lời khấn (Vâng lời cấp trên, độc thân khiết tịnh, khó nghèo của cải), giữ kỷ luật Dòng, giữ đời sống chung, và các điều răn khác như người CG.

Người Công giáo hi sinh, bỏ mình để giữ 10 điều răn Chúa , 6 điều răn Hội thánh, 7 mối tội đầu, 14 mối thương người.

1- Bỏ mình, hi sinh, nhẫn nhục cần cho mọi người lập gia đình:

Mọi người có gia đình, nếu muốn có hạnh phúc, duy trì hạnh phúc đều phải chấp nhận "hi sinh bỏ mình". Vì 2 người nam-nữ từ 2 gia đình khác nhau, 2 nếp sống khác nhau, 2 giáo dục khác nhau, 2 tính tình khác nhau, có khi 2 tôn giáo khác nhau, 2 quốc gia khác nhau, 2 văn hóa khác nhau, bây giờ ghép lại sống chung...sẽ có man vàn vấn đề sinh lý, tâm lý.

*Để giải quyết êm đẹp, chỉ có cách: hi sinh, hãm mình, chấp nhận, chịu đựng, "chín bỏ làm mười", nhẫn nhục, nhường nhịn, nhịn nhục, tha thứ, (cha ông đã làm ra cái đeo tay gọi tên nó là NHẪN, nếu ai đó không muốn chia lìa, li thân, li dị...

**Cũng có cách không phải chịu đựng, hi sinh hãm mình quá đáng, nếu Tình yêu thương ban đầu còn lan tràn rực cháy trong lòng, mọi bất đồng kể trên sẽ được xóa bỏ "Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng".

Có điều là liệu tình yêu ban đầu còn không, hay chỉ còn tự ái, giận dữ, nghi ngờ, đay nghiến, xỉ nhục, khinh thường, ngay cả trả thù (đạp đổ, tạt axit, bắn bỏ)

Hòa thuận: Cha ông người Việt dùng một kiểu ngoa ngữ, không thể có thực, nhưng có theo nghĩa bóng, "Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn". (Biển Đông Tàu và VN đang tranh chấp đó).

Để được thuận vợ thuận chồng mà tát bể Đông, đòi cả 2 bên đều phải hi sinh hãm mình, đau khổ, nín nhịn, nhịn nhục, nhường nhịn chừng nào. Một chị kia nói: Nhiều khi mắt phải nhắm như mù, tai phải bịt như điếc, miệng phải ngậm như câm, dù trong lòng "tức như bò đá"!!!

*Tôi thích một lời khuyên rất hay của cha ông, rất vắn, dễ nhớ, nhưng rất hay. Tôi thường nói với các đôi tân hôn, cũng như nói với chính tôi để giữ hòa khí với người chung quanh: "Đừng ăn thua đủ", nghĩa là đừng bắt bẻ, cải chính lời người ta, đừng cố cãi cho bằng được để thắng người ta, nhất là chuyện Tôn giáo, Chính trị, Sở thích. Rồi tôi kể chuyện vui "Con chuột chạy ra từ bên trái"

Hai vợ chồng nhà kia, một hôm trong mùa Đông, đôi ta ngồi bên lò sưởi rực hồng, than kêu tí tách, 2 người tình tứ ôn lại chuyện xưa, ngày mới yêu nhau. Tình yêu đang dào dạt lên khơi như ngọn lửa bừng sáng trong lò. Bỗng con chuột nhắt chết tiệt từ đâu chạy ra trông thấy người, sợ kêu chít chít. Hai vợ chồng quay ra đố nhau:

- Đố em biết con chuột từ đâu chạy ra đấy, bên trái hay bên phải?
- Bên trái.
- Không đúng, bên phải.
- Không đúng, bên trái.
- Mắt gì mà trông từ bên trái.
- Mắt anh mù sao mà nói bên phải.
..........................

Thế rồi, bà vợ tức mình đứng lên.
Chiều về, cơm không nấu, vợ vào phòng đóng cửa lại, chồng nằm ngoài sopha.

Đêm đến chồng năn nỉ:

- Thôi bỏ đi mà, nó chạy bên nào thì kệ cha nó, có sao đâu.

- Tiếng nói trong phòng vọng ra: Bỏ thì bỏ nhưng nhất định nó chạy ra từ bên trái.

(Ối giời ơi, con cưng bà Evà ơi, con chuột nó đi ngủ từ khuya rồi mà bà chị tôi vẫn còn bảo nó chạy ra từ bên trái!)

(còn tiếp)

---

Tôi ngồi trước computer, trả lời như trên, đã thấy "Sống gia đình là khó, là nhịn là nhục", không ngờ thực tế còn oái oam hơn. Mời quý vị đọc mail sau đây và cầu nguyện cho phận nữ con cháu Evà ở chốn "khách đầy": Quý chị nào được sung sướng, đừng quên có những người khổ...

"Ôi giời, đọc bài ở cột giữa về vc nhường nhịn nhau để sống. Con thấy có đôi khi nhịn thấy "nhục", thấy "nhừ tử" luôn cũng phải nhịn nữa cơ.

Ai ngó vào cũng thấy con như sung sướng lắm, có ai biết đã phải trải qua bao nhiêu gian nan. Thiệt tình, có những lúc ăn cơm chan cả nước mắt nữa đấy chứ.

Có lần vào bàn ăn cả nhà, con lúc nào cũng là người xướng kinh Lạy Cha, (đáng lẽ chuyện này là việc của ox con chứ) nhưng giờ được hiên ngang đọc kinh làm dấu đã tạ ơn Chúa lắm rồi, đọc tới câu tha kẻ có nợ chúng con mà nước mắt tuôn trào, nhìn "đức ông" chồng ngồi đối diện, mà tức ói máu, cứ hết tội này chồng chất tội kia, mà bây giờ bảo tha, thật khó vô cùng, chỉ nghĩ đến đó thôi, nước mắt đã rơi xuống, nghĩ, vâng, con xin tha. Và rồi, con cái hỏi, sao má khóc. Trong khi "đức ông" chồng lại nạt, ăn cơm cũng khóc. Ôi giời! hạnh phúc quá!.

Ox con bây giờ đi lễ CN đấy, đọc kinh tối với con đấy, đọc kinh trước khi ăn cơm đấy, nhưng con thấy cũng sao sao ấy. Con nói mời cha làm phép nhà, ổng bảo, anh không tin ba cái lăng nhăng. Bàn cái gì cũng không cho...

Người ta nói, "có chồng như gông đeo cổ" chẳng sai tí nào.

Cái câu "thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn", con phải thêm 1 câu "vợ chồng chẳng thuận đổ ly nước cũng không xong"

Thấy người ta nạt chồng hay lắm, mà sao tới phiên mình chẳng lẽ lại đợi tới mấy chục năm nữa mới nạt được 1 lần. Ôi giời!

(còn tiếp)

2- Tìm cách chữa-chạy

Phần 1 trên, người tu, người tục đều phải hi sinh, hãm mình, đau khổ, vâng thánh ý Chúa. Thánh Phaolô cho biết "Toàn thể thế gian đều phải chịu cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng Thiên Chúa bắt chịu vậy, mong có ngày thân xác này được giải thoát là được trọn quyền làm con Thiên Chúa ( ).

2.1. Vậy khi ta phải khổ đau, bệnh tật, ta được phép CHỮA, tùy theo túi tiền mình có, tùy theo sự trợ giúp của bảo hiểm, của chính phủ. Không chữa theo mẹo vặt thì thuốc nam, không thuốc nam thì thuốc tây...sao cho chóng khỏi.

Trong gia đình, vợ chồng, cha mẹ con cái cũng cần CHỮA giúp nhau để "cải tiến", không tạo nên gánh nặng, nhưng giúp nhau mang gánh cuộc đời, tìm nên hoàn thiện như Cha trên trời ( ), tìm về nguồn sống là Nước Thiên đàng ().

2.2. Nhiều khi chữa hoài cũng không khỏi, không lẽ chửi trời chửi đất, thất vọng, tự tử như người không có niềm tin. Cần CHẠY đến cùng Chúa theo lời mời gọi hiền lành, êm ái của Chúa Giêsu "Tất cả những ai gánh vác nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ bổ sức cho (). Gánh vác nặng nề, bệnh nạn trầm trọng mà không chạy đến cùng Thầy thuốc xưa đã chữa mọi bệnh tật, trừ mọi quỷ dơ dáy, nhiều người chỉ mong chạm đến áo của Ngài là được khỏi bệnh. Nhớ lại những chuyện lạ trong Tin mừng Phúc âm mà phấn khởi cậy tin ().

Đầu thế kỷ 20, tại London, nước Anh có Bà Vaughan, Bà Mẹ đảm đang. Bà vất vả, bận rộn, (gánh vác nặng nề) nhưng biết Cầu nguyện, phó thác, cậy trông Chúa trong Thánh Thể. Bà là mẹ của 13 người con. Nhà nghèo, chồng đi làm, bà ở nhà lo nội trợ...Trưa nào rửa bát xong, bà cũng đến nhà thờ chầu Mình Thánh Chúa một giờ. Mấy người thấy lạ mắt hỏi:

- Sao bà bận rộn vậy mà còn đi chầu hàng ngày?

- Bà trả lời: Tôi lo cơm nước, áo quần, giặt giũ, lo dạy dỗ các cháu khỏi hư thân, nhưng tôi phải chạy tới Chúa để xin Chúa cho hằng ngày dùng đủ và cho con cái nên người. Một mình tôi làm không nổi.

Kết quả của lời cầu nguyện, phó thác: Chúa đã thương trong số 13 người con bà, 1 làm Hồng Y TGM London, 1 TGM nơi khác, 2 LM, 2 nữ tu, 5 người lập gia đình đạo hạnh... (Cố H.Y Nguyễn Văn Thuận, Những người Lữ hành trên đường Hy vọng trang 201)

2.3. Đừng quên mục đích: Ai muốn làm môn đệ Ta...Ai muốn nên trọn lành như Cha trên trời...Ai muốn được ơn cứu rỗi... phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo ().

Bên ta luôn có Chúa trợ giúp, có Đức Mẹ an ủi .

*Thánh Gioan tông đồ: Kh 7,14b-17 "Họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong đền thờ của Người ; Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn. Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.

*(Mẹ bảo đảm với các con rằng:

Mẹ luôn luôn ở bên các con.
Mẹ gần các con hơn trong khi các con gặp thử thách và đau khổ.
Mẹ chú ý đến những nhu cầu của các con.
Mẹ yên ủi các con khi các con chịu đau đớn.
Mẹ lãnh nhận tất cả những đau khổ của các con vào TTVSM. (Cùng Các Linh mục Con cưng của Mẹ số 365).

---

Bí quyết: Để chịu hi sinh, hãm mình, bỏ mình, vâng thánh ý Chúa, cách tốt nhất là :

1/ Hạ mình cầu xin ơn Chúa giúp vượt qua những giây phút khó khăn. Mọi nỗi đau sẽ qua mau.

2/ Tin cậy, có Chúa Mẹ luôn ở bên, nâng đỡ.

3/ GiêsuMariaGiuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn.

3- Thương cứu các linh hồn.

Bỏ mình, hi sinh, đau khổ...đắng đót cần thiết cho linh hồn ta vì 3 lý do sau:

1/ Để đền tội mình,

(Sách Sáng thế viết (3,16-17) "Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; lúc sinh con. Chồng ngươi, sẽ thống trị ngươi."
"Vì bay đã cả lòng nghe lời vợ bay mà ăn trái Ta cấm, nên đất đai sẽ trở nên khô cằn, bay phải vất vả mới kiếm được miếng ăn,. cho đến khi chết, trở về lòng đất".

2/ Để dứt lòng khỏi mê đắm sự đời.

(Mẹ Á thánh Têrêsa Calcutta nói: "Lòng yêu Chúa đang theo đuổi người nào Ngài biết phải dùng đau khổ để lay tỉnh sự mê ngủ trong tội lỗi, thúc bách nó chạy đến cùng Chúa."

3/ Để lập công cho đời sau.

(Thánh Phêrô an ủi: (1 Pr 4,13) "Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ.

Còn một lí do rất cao thượng là vui chịu hi sinh, bỏ mình, đau khổ để cứu người, không phải thân xác, nhưng linh hồn hồn họ. Chúa Giêsu nói "Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn mình, nào có ích chi? Lấy gì đổi lại cho cân?" (Mt 16,26)

*Một lần, Chúa phán với nữ tu Benigna: "Nhiều linh hồn sẽ không được cứu rỗi, nếu người ta không làm gì cho họ. Phần Cha, Cha đã chết trên Thập giá để cứu họ . . . Cha không đòi hỏi con những cái lớn lao, nhưng chỉ xin con hãm một lời nói, hãm một cái nhìn, hãm một tư tưởng vui thích. Tắt rằng tất cả những gì làm phiền toái và hy sinh.

*Những việc lặt vặt này kết hợp với công nghiệp vô cùng của Cha, sẽ có một giá trị lớn lao. Có biết bao tâm hồn đang tự hủy trong âm thầm như vậy.

Với một giọng êm ái và buồn thảm Chúa nói với tôi:" Bênigna, hãy cho Cha các linh hồn."

Giọng nhỏ nhẹ của thầy Chí thánh làm tôi cảm xúc vô ngần và tôi bắt đầu hiểu hơn về Trái tim dịu dàng của Chúa.

- Con làm thế nào được, lạy Chúa, để hiến dâng cho Chúa các linh hồn.
- Bằng hy sinh con ạ. (Chúa phán với nữ tu Benigna)

*Giá trị một linh hồn cao quí lắm. Sự sống còn của cả thế giới sánh với sự rỗi một linh hồn cũng không giá trị bằng"

* (Đức Mẹ dạy 3 trẻ Fatima: "Nhiều linh hồn hư mất, vì không có ai cầu nguyện và hi sinh cho họ".

Những hi sinh, hãm mình, đau khổ của ta chẳng là gì đối với thế gian, nhưng lại có giá trị trước mặt Chúa, có giá trị cứu chuộc to lớn khi ta nhẫn nại vui lòng chịu vì yêu mến Chúa, vì vâng theo thánh ý Chúa, khi kết hợp nó với Máu thánh Chúa.

"Linh hồn nào suốt đời biết liên kết bền bỉ với Cha thì sẽ đem lại vinh hiển lớn lao cho Cha và nhiều lợi ích cho các linh hồn khác. Vì lẽ việc riêng rẽ tự nó chẳng có giá trị gì. Trái lại khi đã tắm gội trong máu Thánh Cha, nó sẽ mang đến cho các linh hồn một kết quả phi thường, còn vĩ đại hơn công trình đi rao giảng khắp cả thế gian."Điều ấy luôn luôn được thể hiện dù việc làm nhỏ mọn nhất, tầm thường đến đâu đi nữa, chẳng hạn như học hành, nói năng, viết lách, may vá, quét dọn, nghỉ ngơi, nếu được làm trong đức vâng lời, hoặc vì bổn phận, chớ không phải tự ý riêng mình, và nó phải được kết hợp mật thiết với Cha, nhuộm tắm trong Máu của Cha cách chặt chẽ. (Tiếng Gọi Tình yêu trg. 202-204)

Truyện: Nhờ lời cầu nguyện mà Sơ Benigna đã cứu được 1 triệu linh hồn:

Chúa Giêsu dạy Benigna: Nhiệm vụ của con là phải cầu nguyện. Cha đã nói với con: kho báu ơn phúc của Cha là của con, con hãy hưởng thụ kho báu ấy mặc ý con. Đáng lẽ con phải luôn luôn cầu xin, không bao giờ bỏ phí một phút giây nào mới phải. Con đã kiếm cho Cha được biết bao linh hồn?

Con kiếm được cho Cha ở châu Mỹ, châu Phi, châu úc, trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là trong thành phố Torino của con.

Ai cứu được một linh hồn nào thì cũng cứu được linh hồn mình. Phần con đã cứu cho Cha được một triệu linh hồn rồi .

Con hãy quên chính bản thân con đi để cầu nguyện cho tha nhân... (Tình dịu dàng Chúa Giêsu trg 21).

*Thánh Phaolô can đảm chịu khổ cho các linh hồn, cho Hội thánh: (Cl 1,24-25)

"Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh"

Giêsu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn

Linh mục Đoàn Quang, CMC

(Lễ Suy tôn Thánh giá và Mẹ Đau thương 9/2012)
Số lượng các hồng y cử tri, sẽ đến Roma từ khắp nơi trên thế giới, những hồng y nào dưới 80 tuổi sẽ được phép bầu phiếu trong các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng. Conclave (Cơ mật viện) là những cuộc họp bầu phiếu "bí mật chặt chẽ nhất," để bảo tồn tính khách quan của thủ tục. Theo Tông huấn "Universi Dominici Gregis" của Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996, các Hồng y cử tri phải "hứa và thề ... giữ bí mật nghiêm ngặt" về tất cả mọi chuyện, bất cứ cách nào liên quan đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng.
Người ta nói rằng: Đã là con người ai cũng có thể sai lầm. Mà Đức Giáo Hoàng là con người, nên ngài cũng có thể sai lầm. Vậy khi nào Đức Giáo Hoàng được ơn không sai lầm? Xin Cha cho biết nguồn gốc tín điều Đức Giáo Hoàng bất khả ngộ, để chúng con khỏi bị người ta dụ dỗ phản lại niềm tin này. (một người trẻ)
Số lượng các hồng y cử tri, sẽ đến Roma từ khắp nơi trên thế giới, những hồng y nào dưới 80 tuổi sẽ được phép bầu phiếu trong các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng. Conclave (Cơ mật viện) là những cuộc họp bầu phiếu "bí mật chặt chẽ nhất," để bảo tồn tính khách quan của thủ tục. Theo Tông huấn "Universi Dominici Gregis" của Đức Gioan Phaolô II ban hành năm 1996, các Hồng y cử tri phải "hứa và thề ... giữ bí mật nghiêm ngặt" về tất cả mọi chuyện, bất cứ cách nào liên quan đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng.
Con người có trí khôn, dù đồng tính hay không đồng tính vẫn có thể sống trong sạch, vẫn có thể làm những chuyện tốt xây dựng đời sống mình, giúp đỡ cha mẹ anh chị em trong gia đình, và làm việc bác ái xã hội, xây dựng Giáo hội được như người khác. Bà tin đi: Chúa, Đức Mẹ, và Hội Thánh vẫn yêu thương cháu, còn thương nhiều hơn bình thường nữa.
Những người tin theo Kinh thánh, những tôn giáo theo Chúa Kitô dựa vào đâu để cho phép hôn nhân đồng tính. Luật luân lý phải dựa vào Kinh thánh của Thiên Chúa là tiêu chuẩn tối cao, chứ không dựa vào ý kiến đa số, bất toàn của loài người. Nếu mục đích của hôn nhân là sinh con cái "hãy sinh sản đầy mặt đất" (Sáng thế 1,28), thì hôn nhân đồng tính không phải là tự nhiên, nhưng chỉ là bệnh hoạn, chỉ là cách giải quyết sinh lí, tình dục với nhau, chứ không nhằm thể hiện ý Đấng Tạo hóa, cho dù có xin con nuôi. Con nuôi đâu phải con đẻ tự nhiên do vợ chồng yêu nhau mà sinh ra.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới (kể cả Việt Nam) không cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người từ 18 tuổi trở lên. Một số địa phương công nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác, như các nước Hồi giáo, đòi hỏi những người đồng tính quan hệ với những người khác giới tính (và có thể phạt rất nặng, kể cả bằng tử hình). 2. Đồng tính do bẩm sinh hay ảnh hưởng xã hội? Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều hiện tượng đồng tính luyến ái trong các động vật như loài khỉ, chim cánh cụt và cừu. Hiện nay vẫn có nhiều bàn cãi về đồng tính luyến ái: nó bẩm sinh hay là theo sự ảnh hưởng của xã hội?
Tại một nơi kia, khi hô hào giáo dân đóng góp tiền bạc cho giáo xứ, cộng đoàn làm cái này cái nọ, linh mục nói "khó nghe" rằng:" người Tin lành đóng góp cho nhà thờ của họ 10% lợi tức trong tuần, còn anh chị em thì…hẹp hòi!"... Xin hỏi bên đạo Công giáo, có luật nào phải đóng 10 % không mà cha ấy nói như vậy?
Về phần đạo, trong 10 điều răn Chúa, có điều thứ 8: "chớ làm chứng dối". Giáo lý Công giáo giải thích: (số 2484): “Sự nặng nề của tội nói dối được đo theo sự thật mà người đó đã bóp méo, theo các hoàn cảnh, theo ý hướng của người phạm tội nói dối và theo những sự thiệt hại mà nạn nhân của sự nói dối phải chịu. Tự nó, nói dối là một tội nhẹ, nhưng nó trở thành tội trọng khi nó phạm đến đức công bằng và đức bác ái cách nghiêm trọng”. Do nguyên tắc trên, kết hôn giả là tội nặng, vì nhờ kết hôn giả, người ta kiếm được một số tiền lớn. Nhưng nếu người ta chỉ làm “không công “ vì tình nghĩa để đưa người thân nhân vào Mỹ, thì có thể được giảm qui trách trước mặt Chúa, nhưng
Con có ý kiến về chuyện này thì có nhiều người nói: Thời buổi bây giờ hiện đại, trai gái quen biết nhau thoái mái có sao đâu, có ai dám nói là mình không có tội không? Người ta ở chung một phòng, nhưng đâu có biết họ có have sex hay không mà nói? Nhưng theo con nghĩ, và theo luật Hội Thánh: chỉ có vợ chồng thì mới ở chung, ngủ chung phòng với nhau, với người Công Giáo ăn ở với nhau trước hôn nhân thì đã là tội trọng. Có người nói nếu là tội thì thiên hạ ai cũng phạm rồi. Con có ý kiến thì họ nói con là lạc hậu. Xin cha cho con ý kiến về chuyện này.
" Những việc khiêu vũ tự nó không phải là xấu, cũng không là một hành vi dâm đãng, nhưng là một niềm vui, miễn là: a. Người tham dự không có chủ ý xấu. b. Không có nguy hiểm kích thích dục vọng chính mình hay người khác hoặc c. Không tổ chức trong một hoàn cảnh đáng trách.
Những điều trên là những tư cách tốt để đi tu, để trở nên linh mục tu sĩ tốt, đạo đức, thánh thiện, tương tự như chia thành 3 chữ T cho dễ nhớ: 1. Thể: Khỏe mạnh, không tật nguyền, 2. Trí: Học lực khá, thông minh càng tốt, nhưng cần khiêm tốn, 3. Tâm: với mình: thật thà, trong sạch, với người: bác ái, hi sinh, với Chúa: cầu nguyện, tôn vinh. Đây là những điều lý tưởng, xứng đáng cho người tu. Vậy nếu người trẻ nào thấy lòng ham thích tu, thích nên người tốt, thích phục vụ tha nhân, đó là dấu tốt, hãy gắng mấy điều sau trong thời gian đợi đi tu:
Những điều trên là những tư cách tốt để đi tu, để trở nên linh mục tu sĩ tốt, đạo đức, thánh thiện, tương tự như chia thành 3 chữ T cho dễ nhớ: 1. Thể: Khỏe mạnh, không tật nguyền, 2. Trí: Học lực khá, thông minh càng tốt, nhưng cần khiêm tốn, 3. Tâm: với mình: thật thà, trong sạch, với người: bác ái, hi sinh, với Chúa: cầu nguyện, tôn vinh. Đây là những điều lý tưởng, xứng đáng cho người tu. Vậy nếu người trẻ nào thấy lòng ham thích tu, thích nên người tốt, thích phục vụ tha nhân, đó là dấu tốt, hãy gắng mấy điều sau trong thời gian đợi đi tu:
Những điều trên là những tư cách tốt để đi tu, để trở nên linh mục tu sĩ tốt, đạo đức, thánh thiện, tương tự như chia thành 3 chữ T cho dễ nhớ: 1. Thể: Khỏe mạnh, không tật nguyền, 2. Trí: Học lực khá, thông minh càng tốt, nhưng cần khiêm tốn, 3. Tâm: với mình: thật thà, trong sạch, với người: bác ái, hi sinh, với Chúa: cầu nguyện, tôn vinh. Đây là những điều lý tưởng, xứng đáng cho người tu. Vậy nếu người trẻ nào thấy lòng ham thích tu, thích nên người tốt, thích phục vụ tha nhân, đó là dấu tốt, hãy gắng mấy điều sau trong thời gian đợi đi tu:
Những điều trên là những tư cách tốt để đi tu, để trở nên linh mục tu sĩ tốt, đạo đức, thánh thiện, tương tự như chia thành 3 chữ T cho dễ nhớ: 1. Thể: Khỏe mạnh, không tật nguyền, 2. Trí: Học lực khá, thông minh càng tốt, nhưng cần khiêm tốn, 3. Tâm: với mình: thật thà, trong sạch, với người: bác ái, hi sinh, với Chúa: cầu nguyện, tôn vinh. Đây là những điều lý tưởng, xứng đáng cho người tu. Vậy nếu người trẻ nào thấy lòng ham thích tu, thích nên người tốt, thích phục vụ tha nhân, đó là dấu tốt, hãy gắng mấy điều sau trong thời gian đợi đi tu:
Nhưng ơn gọi tu trì "vẫn âm ỉ cháy trong lòng", những tư tưởng về chung kết cuộc đời đem lại cho cô những tư tưởng không phải là chán đời, nhưng là những tư tưởng khôn ngoan chân thật. Cô cần có một tuần phòng hay một weekend để tĩnh tâm và nhờ linh mục nào giúp cô sáng suốt quyết định hướng đi cho cuộc đời. Tôi hợp ý cầu xin ơn soi sáng rõ ràng hơn cho cô, và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để cô dám theo lý tưởng tốt, dù thiệt thòi ở đời này, nhưng Chúa sẽ bù lại cho cô và gia đình đời này và đời sau. Chúa Giêsu có lần trả lời cho thánh Phêrô khi ông băn khoăn, không biết bỏ mọi sự đi theo Chúa thì sẽ được gì? Ngài trả lời: "Bất cứ ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp trăm và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp". (Mt 19,29).