Hội nhập
Ghi danh
11:20 SA
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1764)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5085)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15707)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Lập trường của Giáo hội Công giáo về đồng tính luyến ái

25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 8038)
hoc_song_dao_logo-contentNgày 25 tháng Sáu năm 2006, hàng ngàn người đã tham gia vào một cuộc diễn hành của người đồng tính tại thành phố New York, dù trời đổ mưa lớn vào ngày hôm trước, là ngày diễn hành hàng năm trên đại lộ số 5 của thành phố này.

Người ta thấy những chàng thanh niên giả gái, mặc những chiếc váy ngắn và đội vương miện trên đầu, hay những người đi giày bốt cao và mặc áo đủ màu sắc. Những chiếc xe hoa và các đoàn diễn hành đã biến đại lộ số 5 thành một rừng người. Đây chỉ là một trong hàng chục chương trình diễn hành của người đồng tính được tổ chức khắp nơi trên toàn quốc, kể cả một cuộc diễn hành tương tự tại thành phố San Francisco, nơi được coi là thủ đô của người đồng tính. Chủ đề của cuộc diễn hành ngày hôm qua tại New York là tranh đấu cho tình yêu và cho cuộc sống.

Đồng tính là một phong trào hay là một căn bệnh?

1. Ý nghĩa và quan niệm khác biệt:

Đồng tính luyến ái hay "gay", còn gọi cách nhạo nhĩnh là pê-đê (thường dùng cho phái nam, từ tiếng Pháp pédérastie - loạn dâm) và lesbian (dùng cho phái nữ) là việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau. Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ (còn được gọi là "lại cái" hay "lại đực").

Trong nhiều giai đoạn lịch sử và các nền văn hóa khác nhau, việc đồng tính luyến ái có thể được tán thành, bỏ qua hay bị trừng phạt và cấm đoán. Nhiều tôn giáo có nhiều quan điểm khác nhau về việc này.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới (kể cả Việt Nam) không cấm đoán quan hệ tình dục giữa những người từ 18 tuổi trở lên. Một số địa phương công nhận đồng quyền, và đối xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác, như các nước Hồi giáo, đòi hỏi những người đồng tính quan hệ với những người khác giới tính (và có thể phạt rất nặng, kể cả bằng tử hình).

2. Đồng tính do bẩm sinh hay ảnh hưởng xã hội?

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra nhiều hiện tượng đồng tính luyến ái trong các động vật như loài khỉ, chim cánh cụt và cừu. Hiện nay vẫn có nhiều bàn cãi về đồng tính luyến ái: nó bẩm sinh hay là theo sự ảnh hưởng của xã hội?

1- Những người cho rằng nó là một việc bẩm sinh,

Họ cho rằng có một gene khiến một người trở thành đồng tính. Họ nêu bằng chứng rằng nhiều người đã tự khám phá ra mình là đồng tính trước khi họ đến tuổi thành niên và rõ ràng không vui với khám phá này. Giả thuyết này cũng được nhiều công trình nghiên cứu ủng hộ: các nghiên cứu cho thấy cấu trúc bộ óc của người đồng tính (đt) nam giống với cơ thể hình thành của một người nữ hơn một người đàn ông bình thường. Hơn nữa, trong các cặp sinh đôi, nếu một người là đồng tính thì cơ hội người kia cũng đồng tính thường cao hơn. Những người đưa ra giả thuyết này cho rằng việc đồng tính luyến ái không thể sửa đổi được, và cũng không cần sửa đổi vì đó không phải là một chứng bệnh.

2- Một số người khác cho rằng việc đồng tính luyến ái là một sự lựa chọn, và có thể thay đổi được.

Họ cho rằng đây là một bệnh tâm thần cần được chữa. Hơn nữa, nhiều giáo phái cho rằng đây là một cách hưởng thụ tội lỗi và cần phải thay đổi. Những nhóm người tin vào giải thích này đưa ra các bằng chứng của những người tự nhận là đã có dồng tính luyến ái đã được chữa khỏi.

3. Đồng tính luyến ái và tôn giáo

Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra quan điểm của một xã hội đối với đồng tính luyến ái. Trong lịch sử, chỉ có các tôn giáo theo truyền thống Abraham xem đồng tính luyến ái là một việc tiêu cực. Các nhóm không chịu ảnh hưởng của các tôn giáo theo truyền thống Abraham thường xem đồng tính luyến ái, hay không có ý kiến.

Trong thời gian bị đô hộ bởi các đế quốc thực dân theo truyền thống Abraham, một số nhóm trước kia không theo truyền thống Abraham đã có quan điểm tiêu cực về việc đồng tính. Một ví dụ là khi Ấn Độ trở thành một phần của Đế quốc Anh, đã ra nhiều luật lệ chống đồng tính, trong khi trong Ấn Độ giáo không có lý do để chống điều này.

Ngày nay, một số tôn giáo cũng bắt đầu tỏ ra cởi mở với người đồng tính. Một giáo phái Do Thái giáo cũng bắt đầu mở dịch vụ làm lễ kết hôn cho người đồng tính, trong khi nhóm Anh giáo đã nhận một mục sư đồng tính.

Trong ngành âm nhạc, vào ngày 22 tháng 11 năm 1991 ca sĩ Freddie Mercury đã làm cả giới nhạc rock bàng hoàng khi thừa nhận mình là người đồng tính luyến ái. Còn ca sĩ nổi tiếng Elton John vừa tổ chức lễ cưới với người yêu đồng tính luyến ái của mình.

4. Lập trường của Giáo hội Công giáo về những người đồng tính luyến ái như thế nào?

Nhiều người nghĩ rằng Giáo hội Công giáo luôn khắt khe với những người đồng tính luyến ái. Thực ra, Giáo hội là cha cứng rắn, nhưng cũng là mẹ nhân từ. Trong sách Giáo lí Công giáo ban hành năm 1990 viết như sau:

1/ Số 2357 cho biết là Giáo hội vẫn chưa lý giải được đồng tính luyến ái là một thứ bệnh hay là một khuynh hướng nhất thời:

"Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến dũ về tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hoá khác nhau. Sự phát sinh về tâm thần của nó vẫn còn nhiều điểm chưa lý giải được".

2/ Nhưng vì đồng tính xúc phạm đến điều răn thứ Sáu trong 10 điều răn, nên Giáo hội phải khẳng định:

"Dựa trên Thánh Kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng, Truyền thống luôn luôn tuyên bố "những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn từ bản chất của chúng" Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào".

3/ Số 2358 Giáo hội khuyên người Công giáo không nên tỏ ra kì thị đối với những người đồng tính, nhưng nên "đón nhận, thông cảm và cư xử tế nhị" với họ.

"Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong bọn họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ.Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh Thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ".

4/ Số 2359 viết tiếp để kêu gọi những người đồng tính chiến đấu làm chủ mình chứ không buông xuôi:

"Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo.

5/ Giáo hội không nhận những người đồng tính vào thiên chức linh mục:

Tài liệu của Bộ Giáo dục Công giáo cho biết:

"Các vị hữu trách, không được nhận các chủng sinh, và người dù đã có chức thánh, là những người có thói quen đồng tính luyến ái, có khuynh hướng sâu xa về đồng tính luyến ái, là người hỗ trợ cái gọi là văn hóa đồng tính luyến ái, lên chức linh mục."

Việc tuyển lựa này sẽ sàng lọc từ a/ khi nhận vào chủng viện, b/ khi nhận cho lãnh chức phó tế, c/ khi nhận cho lãnh chức linh mục.

Người thanh niên Công giáo thấy mình có khuynh hướng hay thói quen đồng tính luyến ái, không nên xin gia nhập Chủng viện hay Dòng tu. Họ nên sống tốt lành trong cộng đoàn và xã hội, họ làm việc tông đồ bác ái, truyền giáo theo hoàn cảnh của họ. May God bless you all.

LM. Đoàn Quang, CMC.

-------------------------- ENGLISH --------------------------

Vatican document on homosexuals and seminaries

Nov. 25 (CWNews.com) - The following is an unofficial translation by CWN of the full Vatican document.

Congregation for Catholic Education

Instruction concerning the criteria of vocational discernment regarding persons with homosexual tendencies, considering their admission to seminary and to Holy Orders

Introduction

Following the teaching of Vatican II and, in particular, the decree Optatam Totius on priestly formation, the Congregation for Catholic Education has published different documents to promote an adequate formation integral of future priests, offering guidance and precise norms regarding their several aspects. In the meantime also the Synod of Bishops in 1999 reflected on the formation of priests in the present circumstances, with the intent to bring to fulfillment the conciliar doctrine on the subject and to render it more explicit and incisive in the contemporary world. Following this Synod, John Paul II published the post-Synodic apostolic exhortation Pastores Dabo Vobis.

In light of this rich teaching, the present Instruction does not intend to linger on all the questions by nature emotional or sexual that require careful discernment throughout the whole period of the formation. It contains norms regarding a particular question, made more urgent by the present situation, that is that of the admission or non-admission to the seminary and Holy Orders of candidates who have profoundly deep-rooted homosexual tendencies.

I. Emotional maturity and spiritual fatherhood

According to the constant Tradition of the Church, baptized males alone may validly receive Holy Orders. By means of the sacrament of Orders, the Holy Spirit configures the candidate, to a new and specific role, Jesus Christ: the priest, in fact, sacramentally represents Christ, Head, Shepherd, and Bridegroom of the Church. Because of this configuration to Christ, the entire life of the holy priest must be animated by the gift of his whole person to the Church and with an authentic pastoral love.

The candidate for ordained ministry, therefore, must reach emotional maturity. That maturity renders him able to put himself in the proper relation with men and women, developing in him a true sense of spiritual fatherhood toward the ecclesial community entrusted to him.

II. Homosexuality and ordained ministry

From Vatican II until today, several documents of the Magisterium—and especially the Catechism of the Catholic Church— have confirmed the teaching of the Church on homosexuality. The Catechism differentiates between homosexual acts and homosexual tendencies.

Regarding acts, it teaches that, in Sacred Scripture, these are presented as grave sins. Tradition has constantly considered them to be intrinsically immoral and contrary to natural law. These, consequently, may not be approved in any case.

Concerning profoundly deep-rooted homosexual tendencies, that one discovers in a certain number of men and women, these are also objectively disordered and often constitute a trial, even for these men and women. These people must be received with respect and delicacy; one will avoid every mark of unjust discrimination with respect to them. These are called to realize the will of God in their lives and to unite to the Sacrifice of the Lord the difficulties that they may encounter.

In light of this teaching, this department, in agreement with the Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, holds it necessary clearly to affirm that the Church, while profoundly respecting the persons in question, may not admit to the seminary and Holy Orders those who practice homosexuality, show profoundly deep-rooted homosexual tendencies, or support the so-called gay culture.

The above persons find themselves, in fact, in a situation that gravely obstructs a right way of relating with men and women. The negative consequences that may derive from the Ordination of persons with profoundly deep-rooted homosexual tendencies are by no means to by ignored.

If, however, one is dealing with homosexual tendencies that may be simply the expression of a transitory problem, such as for example an adolescence not yet complete, such tendencies must be overcome at least three years before ordination to the diaconate.

III. Discernment of qualification of the candidates on the part of the Church

There are two indissociable aspects in every priestly vocation: the free gift of God and the responsible liberty of the man. Vocation is a gift of divine grace, received through the Church, in the Church and for the service of the Church. Responding to the call of God, the man offers himself freely to Him in love. The desire alone to become a priest is not sufficient and there is no right to receive Ordination. It is the duty of the Church— in Her responsibility to define the necessary requisites for the reception of the Sacraments instituted by Christ— to discern the qualification of he who wishes to enter the seminary, to accompany him during his years of formation and to call him to Holy Orders, if he be judged to be in possession of the requisite qualities.

The formation of future priests must articulate, in an essential complimentarity, the four dimensions of formation: human, spiritual, intellectual, and pastoral. In this context, it is necessary to reveal the particular importance of the human formation, the necessary foundation of all formation. To admit a candidate to the ordination to the diaconate, the Church must verify, among others, that he have reached emotional maturity of a candidate for the priesthood.

The call to Orders is the personal responsibility of the Bishop or the major superior. Holding present the opinion of those to whom the responsibility of the formation is entrusted, the bishop or the major superior, before admitting a candidate to ordination, must reach a morally certain judgment on their quality. In the case of a serious doubt in this respect, they must not admit him to ordination.

The discernment of the vocation and the maturity of the candidate is also a grave duty of the rector and the other teachers of the seminary. Before every ordination, the rector must express his judgment on the quality of the candidate required by the Church.

In the discernment of qualification for Ordination, there is a grave duty for the spiritual director. While being bound by secrecy, he represents the Church in the internal forum. In meetings with the candidate, the spiritual director must especially remember the demands of the Church regarding priestly celibacy and the emotional maturity specific of a priest, as well as help him to discern if he has the necessary qualities. He has the obligation to assess all the qualities of the personality and to ascertain that the candidate does not present sexual troubles incompatible with the priesthood. If a candidate practices homosexuality or present profoundly deep-rooted homosexual tendencies, his spiritual director, like his confessor, must dissuade him, in conscience, from proceeding towards Ordination.

It remains understood that the candidate himself has the first responsibility for his own formation. He must offer himself with faith to the discernment of the Church, the bishop who calls to Orders, the rector of the seminary, the spiritual director, and the other teachers of the seminary to whom the bishop or the superior general has entrusted the duty of forming future priests. It would be gravely dishonest if a candidate were to hide his own homosexuality to enter, notwithstanding everything, to Ordination. An attitude so inauthentic does not correspond to the spirit of truth, allegiance, and availability that must characterize the personality of he who believes to be called to serve Christ and His Church in the priestly ministry.

Conclusion

This Congregation confirms the necessity that the bishops, the superior generals, and all the responsible involved fulfill a painstaking discernment regarding the qualification of candidates for Holy Orders, from the admission to the seminary until Ordination. This discernment must be done in light of a conception of the ministerial priesthood in concordance with the teaching of the Church.

The Bishops, the Episcopal Conferences, and the Superior Generals must be vigilant that the norms of this Instruction be observed faithfully for the good of the candidates themselves and always to guarantee to the Church suitable priests, true pastors according to the Heart of Christ.

The Sovereign Pontiff Benedict XVI, August 31 2005, approved this Instruction and ordered its publication.

Rome, November 4, 2005, Memorial of Saint Charles Borromeo, Patron of Seminaries

- Cardinal Zenon Grocholewski, Prefect

- Archbishop J. Michael Miller, CSB; Secretary





http://tailieuThanhMau.net
Cảm thấy cô đơn: Khi ở trong tình trạng ấy, Thánh Ignatio cho chúng ta 4 chìa khoá để làm vũ khí: ( Cầu nguyện thêm, suy niệm nhiều hơn, xét minh. Xét xem lý do tại sao mình ở trong tình trạng cô đơn?) và bắt mình làm việc thống hối. Một số tà thần sẽ bị trừ khử khi ta cầu nguyện và làm việc sám hối.
Thiên Chúa cũng thế, bạn chỉ có thể cảm nhận được bằng đức tin và tình yêu. Bạn hãy khẩn nài Chúa ban cho ĐỨC TIN, nó sẽ mở đôi mắt tâm hồn bạn để bạn nhìn nhận sự hiện diễn của Thiên Chúa.
Ma quỷ có biết được những suy nghĩ của chúng ta hay không? Liệu chúng có thể hiểu được những gì chúng ta đang nghĩ tại một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống không? Câu trả lời rất đơn giản: hoàn toàn không.
Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa mời gọi ta điều gì ? T. Mầu nhiệm ấy mời gọi ta dứt bỏ tội lỗi, để sống cho Đấng đã chết và sống lại vì ta.
“Các ngươi không được đến với các người ngồi đồng ngồi bóng và không được hỏi ý kiến chúng, kẻo vì chúng mà ra ô uế. Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,31);
Bởi vì theo Kinh Thánh, ghi một dấu trên trán là biểu tượng về quyền sở hữu của một người. Bằng cách để trán của mình được ghi dấu thánh giá, điều này nói lên rằng người đó thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá. Điều này là để mô phỏng dấu ấn thiêng liêng hoặc ấn tín đã được ghi trên một Kitô hữu khi họ chịu phép Rửa tội. Trong Bí tích này họ được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ để trở thành con cái của sự công chính và của Chúa Kitô (Rm 6,3-18).
Nhân dip mừng đầu năm mới, xin cha cho biết người Công giáo có được phép tin 12 Con Vật làm chủ vận mạng con người và vũ trụ như huyền thoại Đông phương tin tuởng không ?
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta !
Nếu hạnh phúc Thiên Đàng là được trọn vẹn chiêm ngắm Thánh Nhan Chúa (Beatific Vision) thì hoả ngục là nơi tuyệt đối không có hạnh phúc này. Nói khác đi, ở đâu có Thánh Nhan Chúa thì ở đó là Thiên Đàng, vi “Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (x. Mt 5:8). Được nhìn thấy Thiên Chúa là chính hạnh phúc của các thánh,và các thiên thần trên thiên đàng. Ngược lai, không được nhìn thấy Thiên Chúa mới là điều bất hạnh, đau khổ nhất cho những ai phải sống trong nơi “giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.” (Mt 9:48). Như vậy, không thể có vấn đề Chúa hiện diện cả ở thiên đàng lẫn hoả ngục được, vì như thế thì làm sao có sự khác biệt giữa hai nơi này, và làm gì có vần đề tội lỗi phải quan tâm và xa tránh nữa.
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Hỏi: Nhân tháng cầu cho các linh hồn ( tháng 11) xin cha giải thích rõ về hai nơi gọi là Luyện ngục và Hỏa ngục. Trả lời: Trong niềm tin Kitô Giáo, căn cứ vào Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội thì chắc chắn phải có ba nơi gọi là Thiên Đàng, Luyện ngục và hỏa ngục ( hell) mà những người chết đi trong thân xác sẽ phải bị phán xét để đến một trong ba nơi này.
Thiên Chúa luôn luôn nói với chúng ta, nhưng thường thì chúng ta không ý thức, không lắng nghe. Và như thế, nỗi đau chính là máy phóng âm của Thiên Chúa với thế giới điếc đặc này.
Thánh Elisabeth là con vua Phêrô III nước Aragon, và là cháu vua Giacôbê I. Ngài sinh ra năm 1271 và được đặt tên là Elisabeth, để kính nhớ thánh nữ Elisabeth, Hoàng hậu nước Hungari là dì của cha Ngài. Elisabeth ra đời như sứ giả hòa bình, vì khi Ngài sinh ra, cha Ngài và ông nội Ngài làm hoà với nhau. Vua Giacôbê muốn tự mình giáo huấn
Bác học Pasteur: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế." ; "Mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hêt hoặc chết là trở về với hư vô." Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin."
Có một số người không tin có hỏa ngục đời đời, họ lý luận: có cha mẹ nào nỡ trừng phạt con cái mãi mãi, hốn chi là Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành? Để có câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu những điều sau đây: 1. Thiên Chúa đã ban sự tự do cho loài người: chọn Thiên Chúa hay chối bỏ Thiên Chúa. Vì con người có tự do, nên có tránh nhiệm về sự chọn lựa. Kẻ chối bỏ Thiên Chúa là kẻ không muốn đến gần Thiên Chúa, không muốn vào thiên đàng, là vương quốc đời đời hạnh phúc.