Hội nhập
Ghi danh
12:00 SA
Thứ Bảy
20
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1767)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5088)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15709)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Làm sao biết có ơn gọi đi tu?

25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 16444)
hoc_song_dao_logo-contentHỏi:

- Làm sao biết có ơn gọi đi tu?
- Người đi tu hay bị cám dỗ về điều gì ?
- Phạm tội trong quá khứ, có đi tu được không?
- Tu viện và đan viện khác nhau thế nào?


Đáp:

Xin lần lượt trả lời từng câu hỏi trên:

1- Làm sao biết có ơn gọi đi tu?

- Khi Thiên Chúa muốn gọi ai vào bậc tu trì (làm linh mục hay thầy dòng, bà sơ), Chúa thường cho những dấu hiệu, tuy ban đầu còn lờ mờ nhưng dần dần sẽ rõ nét. Có thể tóm như trong Giáo luật khoản 241,1 sau về người muốn làm linh mục :

"Giám mục chỉ nên nhận vào Đại chủng viện những người nào, xét theo các đức tính nhân bản và luân lý, đạo hạnh và trí tuệ, sức khỏe thể lý và tâm lý, cùng ý muốn ngay thẳng của họ, được coi là có đủ khả năng hiến thân trọn đời cho các tác vụ thánh".

Những điều trên là những tư cách tốt để đi tu, để trở nên linh mục tu sĩ tốt, đạo đức, thánh thiện, tương tự như chia thành 3 chữ T cho dễ nhớ:

1. Thể: Khỏe mạnh, không tật nguyền,
2. Trí: Học lực khá, thông minh càng tốt, nhưng cần khiêm tốn,
3. Tâm: với mình: thật thà, trong sạch, với người: bác ái, hi sinh, với Chúa: cầu nguyện, tôn vinh. Đây là những điều lý tưởng, xứng đáng cho người tu.

Vậy nếu người trẻ nào thấy lòng ham thích tu, thích nên người tốt, thích phục vụ tha nhân, đó là dấu tốt, hãy gắng mấy điều sau trong thời gian đợi đi tu:

1. Cầu nguyện (pray) xin Đức Mẹ giữ ơn gọi.
2. Giữ tâm hồn trong trắng ("limit" trong tiếp xúc với bạn bè khác phái...)
3. Tập nhượng bộ (surrender) không hung hăng tranh cãi.

Việc tìm nơi tu: Coi xem mình thích làm gì, thì tìm nơi hợp với mình. Ví dụ: Ai thích làm linh mục giáo phận (diocesan priest) thì tìm hiểu Chủng viện (Seminary), thích làm linh mục Dòng thì vào dòng linh mục, thích dạy học thì tìm hiểu dòng dạy học...đừng vào thử dòng coi bệnh nhân, sẽ mất giờ và dễ mất ơn gọi.

Ngày nay, nhiều bạn trẻ không thích đi tu, nhưng cha mẹ sợ để ở ngoài, con đâm hư, nên gửi vào nhà dòng theo học, được năm nào hay năm ấy, vì thế số đệ tử tu thật không nhiều.

2. - Người đi tu hay bị cám dỗ về điều gì ?

- Đi tu hay ở ngoài mỗi người đều có mối tội đầu. Người tu hay người đời hay bị cám dỗ về mối tội đầu của mình, bị cám dỗ về những gì mình thiếu. Người tu cũng thường bị cám dỗ về 3 điều họ đã khấn: muốn theo ý riêng mình, đời sống gia đình, tiền bạc...nhiều hơn. Họ đã bỏ tình yêu ngoài đời, thay vào bằng tình yêu Chúa , nhưng Chúa thì thiêng liêng...nên dễ bị cám dỗ hướng ra đời.

Họ cần cầu nguyện luôn xin Đức Mẹ giúp sức, từ bỏ con người tự nhiên, tập khiêm tốn trong nếp sống cộng đồng...mới mong bền đỗ.

Tu một năm thì lắm người tu, nhưng tu cả đời, không dễ chút nào.

Nhiều tu sĩ ban đầu cũng hăng hái, đã khấn trọn đời, đã theo tới hết thần học, nhưng rồi bỏ cuộc tu. Họ tưởng ra đi sẽ làm chuyện này chuyện nọ, thành công ở nơi nọ nơi kia, nhưng hoàn cảnh cuộc đời không như họ tưởng, sau cùng đành kết thúc trong bậc sống gia đình, cũng gặp những lủng củng khó khăn...

3 - Phạm tội trong quá khứ, có đi tu được không?

- Câu hỏi này không xác định loại tội, có lẽ người hỏi nhắm vào tội về phái tính...Nếu đúng thì có 2 trường hợp:

a/ nếu đã có con với nhau thì phải có trách nhiệm nên khó mà đi tu, trừ khi bên kia lãnh trách nhiệm giùm,

b/ nếu không có con thì ăn năn xưng tội, đi tu được như thường, miễn là dứt khoát đi tu, không vương vấn, không "bắt cá 2 tay".

4 - Tu viện và đan viện khác nhau thế nào?

- Tu viện (Religious house, Convent) là nơi các tu sĩ thực hành đời sống chung: cùng cầu nguyện, cùng ăn uống, cùng ngủ nghỉ, cùng sinh hoạt...theo giờ giấc chỉ định.

- Đan viện (Abbey, Monastery) đan (đơn độc = monos, alone) nơi các tu sĩ thực hành đời sống chiêm niệm cá nhân nhiều hơn, trừ thánh lễ, các Giờ Kinh nguyện được cử hành chung.

Dù sống tập thể trong tu viện, hay sống cá nhân trong đan viện, đời tu không thiếu thánh giá, như Chúa Giêsu phán: "Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Mt 16,24).

Trong đời sống chung, dù là cùng phái, nhiều khi rất phức tạp, rất cần sự khiêm tốn, bỏ mình, nhịn nhục nhau, hi sinh cho nhau... Sách Gương Chúa Giêsu nói: "Ở đây không ai đứng vững (tu bền đỗ), nếu không tự hạ vì Chúa ".

Nhưng nếu tu "đắc đạo", dù là tu viện hay đan viện, phần thưởng lại lớn lao: "Được lãi gấp trăm ở đời này và hằng sống đời sau" (Mt 19,9). Lời hứa ấy của Thiên Chúa là chắc chắn.

http://tailieuThanhMau.net
"Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ. Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi (Xh 20,4-5) Sách Đệ nhị luật viết thêm: "Vì ngươi đã không nhìn thấy một hình thể nào trong ngày Chúa nói với ngươi từ trong khối lửa ở núi Horeb, cho nên ngươi đừng để mình bị suy đồi, đừng làm một hình ảnh nào, điêu khắc, tượng trưng cho bất cứ vật gì" (Đnl 4,15-16). Đàng khác, tâm trí người thời Cựu ước còn dễ "lẫn lộn" giữa Thiên Chúa và thần linh ngoại giáo nên Chúa phải cấm ngặt. Nhưng dần dần, Chúa cũng cho họ những biểu tượng như "cho đúc con rắn bằng đồng, làm khám chứng thư và các thiên thần kêrubim".
-Để bảo vệ đức tin duy nhất cho tín hữu, Giáo hội dạy: Những kinh không có Imprimatur (được in) của ĐGM địa phương thì không được đọc trong nhà thờ, nhà nguyện giáo xứ, cộng đoàn (theo ý Giáo luật số 827, 4). Nhưng ông bạn thấy không có điều gì trái tín lí, luân lí của Hội thánh như đã học biết, thì có thể đọc riêng như một lời cầu nguyện, nếu hợp với mình. Không thích thì đốt bỏ đi cách tử tế. Dầu sao cũng nên tôn kính hình ảnh đạo.
" Ảnh tượng đã làm phép, đã cũ nát, được đốt hay xé bỏ đi cách trọng kính. Các tranh ảnh, bìa báo in hình Chúa Đức Mẹ chưa làm phép có thể xé bỏ, không phải áy náy (nguyên tắc luân lý). Thực tế: Thế nhưng đối với nhiều người công giáo Việt, vứt bỏ ảnh tượng, xé đi, đốt đi, họ không đành lòng, giữ lại thì nhiều quá, không biết để đâu. Xin đề nghị một giải pháp dung hòa: Những tượng ảnh nào còn dư không dùng tới khi di chuyển sang nhà mới, nên bỏ vào một thùng giấy, dán vài chữ " Ai muốn lấy, mời tự nhiên". Rồi xin phép cha sở, cha quản nhiệm, đem ra để cuối nhà thờ cho những ai cần thì đem về thờ, kính tại nhà họ...
Đáp: Cám ơn ông đã đặt câu hỏi. Có lẽ lu bu nhiều chuyện nên các "linh mục có trách nhiệm" quên nhắc cho giáo dân. Tiện đây, tôi xin nhắc lại những điều tốt đẹp và sinh nhiều ơn ích này: - Điều thuộc đức tin là: "Giáo hội có quyền ban Ân xá". (sách Denzinger giữ các tài liệu của Tòa thánh số: 989,998). - Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha.
Ân xá là ơn Giáo hội ban nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh, để tha hình phạt tạm người ta phải chịu bởi những tội đã được Chúa tha. Ân xá có hai loại: Đại xá (tha hết), và Tiểu xá (tha một phần). Mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho mình hoặc nhường lại cho người đã qua đời (Giáo Luật 994). Muốn hưởng ân xá, tín hữu phải có những điều kiện sau:
1. Phải đọc kinh hay làm việc Giáo hội dạy để lãnh ân xá. Trước khi đọc kinh hay làm việc ấy phải giục lòng ăn năn chê ghét dốc lòng chừa mọi tội trọng, tội nhẹ đã phạm Tông huấn Ânxá 26). 2. -Xưng tội ít nhiều ngày trước hoặc sau ngày lãnh đại xá (hiểu là trước sau vài 3 tuần). -Rước lễ chính ngày lãnh đại xá.
Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước. Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu. Trong GHCG, ăn chay kiêng thịt có mục đích và ý nghĩa như sau: