Hội nhập
Ghi danh
5:02 SA
Thứ Ba
16
Tháng Tư
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 1738)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5071)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 15698)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Thuyết Tiến hóa (Evolutionism) của Darwin

25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9153)
hoc_song_dao_logo-contentHỏi: (tiếp)

Con ở quê nhà Việt Nam với bao khốn khổ. Ở̉ bên này con đi học và nhất là môn triết học thì họ đem lí luận Cac-mac ra mà dạy, rồi học thuyết tiến hóa của Đác-uynh ra mà bôi xấu Công Giáo. Họ bảo rằng tư tưởng Công Giáo là tư tưởng lạc hậu, trong lớp chỉ có 1 mình con là có đạo nên càng đc dịp cho họ bôi nhọ̣. Lúc làm bài thi thì luôn ra những câu hỏi mà câu trả lời của nó là sự sỉ nhục đức tin. Nếu trả lời theo nó thì mình thành kẻ chối đạo. Còn không thì điểm thấp...

(@...)

Đáp:

Chào anh,

Hôm nay tôi trả lời thêm về câu hỏi đã trả lời hôm qua. Tôi ghi lại quan điểm của Giáo hội Công giáo về Thuyết Tiến hóa (Evolutionism) của Darwin:

- Trước hết, theo sách Sáng thế, đạo Công giáo tin nhận: Thiên Chúa đã dựng nên trời đất, vạn vật và loài người từ "không ra có", không cần vật gì (St, chương 1).

-Nhưng Thuyết Tiến hóa, Darwin lại cho rằng: Con người đi lần "Từ loại này qua loại khác". Con người ban đầu chỉ là những -Tế bào, -ở dưới nước, -rồi lên bờ, -thành loài bò sát, -bước đi khom khom, -sau cùng đứng thẳng…

Lập trường Giáo hội về thuyết Tiến hóa (Evolutionism) như sau:

1/ Từ thế kỷ 4, thánh Agustinô đã nói: Sách Sáng thế không thể giải thích theo nghĩa đen.

2/ Đức Giáo hoàng Piô 12 trong Thông điệp Humani Generis nói: Thuyết Tiến hóa chỉ là mơ hồ.

3/ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 trong thư gửi cho Giáo hoàng học viện khoa học nói: "Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ, sau khi văn kiện HG được ấn hành, với những hiểu biết mới, dẫn chứng cho ta thấy, thuyết Tiến hóa không chỉ là mơ hồ. Nhưng ngài nói thêm:

- Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.

- Nếu xác từ vật chất có trước, thì linh hồn con người cũng do Chúa tạo dựng.

- Linh hồn phát sinh do vật chất thì không hợp Giáo lí Công giáo.

- ĐGH không nói: người ta bởi khỉ, ngài nói: người ta bởi Chúa.

Theo ông James Stenson cố vấn gia đình ở Boston, là nhà chuyên về khoa lịch sử tiến hóa, ông nói: "Đừng lẫn lộn về sự tiến hóa (evolution) với thuyết tiến hóa (evolutionism) , Thuyết Tiến hóa cho rằng vũ trụ hoàn toàn là vật chất. Người Công giáo có thể chấp nhận tiến hóa với điều kiện, nhưng không thể chấp nhận thuyết Tiến hóa như vừa nói".

Trong GH vẫn được tự do tranh luận về sự tiến hóa.

ĐGH không nói kiểu "ăn năn tội" vì từ xưa tới nay lầm lẫn, ngài chỉ nói lý thuyết về sự tiến hóa "không mơ hồ".(Greg Burbe)

Khoa học đặt câu hỏi: Con người được cấu tạo thế nào (How)

Kinh thánh đặt câu hỏi: Vì sao có con người (Why)

1. Kinh thánh nói: Con người được Thiên Chúa dựng nên, sinh sản theo loại mình, đã hơn 6 ngàn năm rồi (Cựu ước 4 ngàn, Tân ước 2 ngàn).

2. Khảo cổ nói (1956): Con người được hơn 100 ngàn năm. Năm 1972 Khảo cổ lại nói: Con người có gần 3 triệu năm.

-Kinh Thánh không dạy khoa học, Kinh Thánh dạy những chân lí để cứu độ con người.

-Kinh Thánh và Khoa học không mâu thuẫn, vì cả 2 cùng do Một Thiên Chúa mà phát sinh. Mỗi bên có chức năng của mình để phục vụ con người.

Linh mục Đoàn Quang, CMC.

-----------------------------------------

Để khỏi dài dòng, tôi chỉ nêu ý đại cương như trên. Nếu có giờ, mời đọc thêm 2 bài dưới đây để rộng đường dư luận:

1-Nguồn gốc loài người và thuyết tiến hóa

VietCatholic News (27 May 2008)

Phỏng vấn giáo sư Yves Coppens, chuyên viên cổ nhân chủng học về nguồn gốc loài người và thuyết tiến hóa

Hồi năm 1974 các nhà khảo cổ và nhân chủng học đã khám phá ra các xương của một phụ nữ tại miền nam Etiopia và đặt tên cho bà là Lucia.

Trong số các chuyên viên cổ nhân chủng học thuộc nhóm khám phá hồi đó có giáo sư Yves Coppens. Bà Lucia được xếp loại là ”Australopitecus afarensis”, sống cách đây 3 triệu năm. Cho tới thời đó đây đã là vết tích cổ xưa nhất của con người trên Trái Đất.

20 năm sau cũng trong vùng này, người ta tìm thấy bộ xương của một người đàn ông đầy đủ hơn bộ xương của bà Lucia, và các nhà khảo cổ và nhân chủng học gọi là ”Chồng bà Lucia”. Người đàn ông này sống cách đây khoảng 3,5 triệu năm.

Mùa hè năm 2003 người ta còn tìm thấy các xương người cổ xưa hơn nữa tại nước Ciad bên Phi châu, sống cách đây khoảng 5-7 triệu năm. Cho tới nay đây đã là các mẫu người cổ xưa nhất mà khoa học biết được.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhân định của giáo sư Yves Coppens, chuyên viên cổ nhân chủng học (paleoantropologia) về nguồn gốc loài người và thuyết Tiến hóa.

Giáo sư Coppens hiện là một trong những nhà cổ nhân chủng học quan trọng nhất thế giới. Bài phỏng vấn được ông Carlo Dignola thực hiện cho số mới của nguyệt san ”Sự sống và tư tưởng” của Đại Học Công Giáo Milano, Italia, xuất bản mỗi năm hai lần. Giáo sư Coppens dậy môn cổ nhân chủng học và tiền sử tại Collège de France và khoa nhân chủng học tại Viện bảo tàng quốc gia Lịch sử thiên nhiên Pháp. Giáo sư là thành viên của Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp.

Trong các năm làm việc bên Etiopia giáo sư đã đưa ra ánh sáng 7 người tiền sử trong đó có bà Lucia năm 1974, và năm 2000 một mẫu người khác là ”Australopitecuc Orrorin tugenensis”, là móc xích định đoạt của dây xích nhân chủng này. Giáo sư Coppens thiết định rằng con người có nguồn gốc cổ xưa hơn điều người ta tưởng nghĩ rất nhiều và đã có lịch sử dài 3, 4 triệu năm. Nó đã biến mất khỏi rừng tranh Phi châu nhiệt đới, vì khí hậu thay đổi và trở thành khó sống, chứ không phải bên Trung Hoa như có người giả thuyết. Từ đó nó di cư đi khắp mọi nơi, nhưng bắt nguồn từ một giống duy nhất. Ngoài ra con người không phát xuất từ ”khỉ” như nhiều người vẫn còn tin ngày nay.

Hỏi: Thưa giáo sư Coppens, giáo sư khước từ viễn tượng ”Chương trình thông minh” cho rằng có một bàn tay vô hình hướng dẫn việc tiến hóa. Nhưng đồng thời giáo sư cũng giả thuyết rằng sự lựa chọn tự nhiên dấu ẩn một cơ cấu mà chúng ta không biết được. Giáo sư nghĩ tới điều gì vậy? Một ”con đường thứ ba” hay sao?

Đáp: Vâng, một cái gì tương tự như thế. Tôi đã làm việc bên Etiopia, nhất là tại miền nam Etiopia, nơi chúng tôi đã tìm thấy bộ xương của bà Lucia, giáp giới với hai nước Sudan và Kenya. Giữa các năm 1967 và 1976 năm nào tôi cũng sống nhiều tháng tại vùng này, và trong các cuộc tìm kiếm tôi đã đứng trước một loạt các lớp di tích khảo cổ tuyệt vời cách đây từ hơn 3 triệu năm cho tới 1 triệu năm. Trong các vùng đất này tôi đã thấy khí hậu ẩm ướt ngày càng trở thành khô ráo và tôi quan sát một vài thú vật bị tuyệt nòi: điều này chứng minh cho thấy một cách hiển nhiên là hệ thống thích ứng của chúng đã không hoạt động. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều thú vật di cư đi nơi khác tìm đất sống; nhưng trái lại cũng có một số đông các loài vật khác đã thích ứng với các điều kiện khí hậu mới. Trong số các sinh vật ấy có con người.

Khi tôi quan sát thấy biết bao nhiêu loài vật ghi nhận ”một sự thay đổi ích lợi” chính lúc chúng cần đến, thì khó mà có thể nói đó là chuyện tình cờ được. Đàng khác khi chúng ta nói chuyện với các chuyên viên di truyền học và sinh học phân tử, thì họ nói: ”Tôi bảo đảm với qúy vị, sự thay đổi là một tiến trình tuyệt đối tình cờ”. Như thế phải tin cái gì bây giờ? Khi các đồng nghiệp nói với tôi rằng: ”Ông phải lắng nghe chúng tôi”, thì dĩ nhiên là tôi đồng ý với họ. Nhưng mà khi tôi là người có 50 năm kinh nghiệm trong lãnh vực này đưa ra các nhận xét, thì họ cũng phải lắng nghe tôi chứ.

Có một giải pháp có thể, đó là các thay đổi là các biến cố tình cờ, nhưng có lẽ có một ”kho chứa”: chúng được chất chứa ở trong tế bào một cách thụ động, và có thể là khi khí hậu thay đổi và sự lựa chọn tự nhiên, thì trong một chuỗi các thay đổi tình cờ đã được tích trữ đó, nó chọn cái đúng đắn. Tôi chưa biết cái gì đã thực sự xảy ra, nhưng chắc chắn là khi tôi thấy các thú vật như: voi, heo, hươu, ngựa thay đổi tất cả các đặc thái vật lý của chúng trong chiều hướng đúng và vào đúng lúc, thì tôi tự hỏi: lẽ nào tất cả chúng được hướng dẫn bởi sự tình cờ sao? Người ta có cảm tưởng là có một bí quyết nào đó.

Hỏi: Phải tìm các ”kho chứa” mà giáo sư giả thuyết đó ở đâu? Bên trong các yếu tố di truyền hay thế nào?

Đáp: Vâng, có lẽ đúng vậy. Tôi nghĩ giải pháp nằm bên trong phân tử. Ngoài ra như là chuyên viên cổ nhân chủng học tôi không thể trả lời câu hỏi này. Chính các nhà sinh học nắm trong tay phương pháp giúp lượng định xem một điều như thế có được kiểm chứng hay không, hay phải tìm các giải pháp khác. Nhưng chắc chắn là chúng ta chưa nhận được cơ cấu của sự tiến hóa. Chúng ta tất cả đều đồng ý nói rằng nó không phải là một lý thuyết nữa, mà là một dữ kiện, nhưng trên thực tế chúng ta chưa biết nó tiến triển như thế nào.

Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư cho rằng con người đã phát triển tại miền tây Rift Valley, là vùng cách đây 10 triệu năm đã chia Phi châu thành hai. Nếu không có sự thay đổi môi trường đó, thì con người đã không bao giờ xuất hiện. Ngày nay, theo vài học giả thì đang xảy ra một sự đảo lộn khí hậu: nó có gây ra hậu qủa tai hại đối với cuộc sống của loài người hay có làm nảy sinh ra một tiến hóa mới hay không thưa giáo sư?

Đáp: Trước hết cần phải nói rằng các thay đổi khí hậu là một sự kiện tuyệt đối bình thường: nó thường xuyên xảy ra trong bậc thang phát triển của con người trên Trái Đất này. Nếu nó đã không xảy ra, thì đã không có một sự tiến hóa nào, để cho các sinh vật trong một môi trường nhất định nào đó được quân bình. Và khi thế quân bình đó bị bẻ gẫy, thì một vài cá nhân tìm một thế quân bình mới, bằng cách thích ứng với các điều kiện đã thay đổi. Như thế chủng loại tiến hóa. Các con người đầu tiên diễn tả câu trả lời cho việc thích ứng với một môi trường trở thành khô ráo hơn: khí hậu thay đổi đã xác định một khúc rẽ trong lịch sử các con người đầu tiên. Thề rồi khi con người có ý thức hơn, với việc suy tư nó đã phát triển nền văn hóa, và văn hóa từ từ đã khiến cho con người có khả năng không chịu đựng môi trường một cách thụ động nữa, mà sử dụng môi trường và lợi dụng nó.

Hỏi: Thưa giáo sư chúng ta có bị đảo lộn vì mực nước biển dâng cao hay không?

Đáp: Từ mười ngàn năm nay các đá băng đang tan chảy và nước dâng cao: mực nước Địa Trung Hải đã dâng cao hơn 100 mét. Gần thành phố Marseille ở miền nam nước Pháp, có một cái hang gọi là ”Hang bờ biển”, mà ngày nay nó nằm ở 40 mét sâu dưới mực nước biển. Các bức tường của hang có các hình vẽ. Như thế mực nước biển đã dâng khá cao. Sự kiện khí hậu từ chỗ thật lạnh trở thành dịu hơn đã khiến cho nhiều loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và lúa miến phát triển và mọc tốt hơn nhiều, và nó cũng tạo ra vùng đất phì nhiêu mà chúng ta gọi là “Nửa vành trăng phì nhiêu” trong vùng Cận Đông, bao gồm từ Ai Cập cho tới vùng Medopotamia, là vùng Lưỡng Hà, tức Iran Irak ngày nay. Trái lại nhờ có văn hóa, thay vì chịu đựng khí hậu thay đổi, con người lại sử dụng chính sự thay đổi của khí hậu. Đây đã là giai đoạn định đoạt thứ hai trong tiến trình phát triển của loài người. Giai đoạn thứ ba đã chỉ bắt đầu cách đây 200 năm, với hiện tượng dân số gia tăng mau lẹ: vào năm 1815 trên thế giới chỉ có khoảng 1 tỷ người, nhưng chưa đầy 200 năm sau trái đất đã có hơn 6 tỷ người. Cùng với sự phát triển các kỹ thuật và việc sản xuất hàng loạt, khí hậu cũng lại có các thay đổi mới, một phần là tự nhiên, nhưng một phần do chính con người gây ra. Ngày nay các thay đổi khí hậu này khiến cho chúng ta lo âu, vì chúng ta không thể chế ngự được sự tiến triển của khí hậu. Nhưng chúng ta phải có khả năng điều hòa việc thải các thán khí như nidrad carbon và metano vào trong khí quyển.

Hỏi: Giáo sư đã đưa ra giả thuyết liên hệ giữa sự phát triển nông nghiệp và việc nảy sinh ra chiến tranh. Tương quan đó như thế nào thưa giáo sư?

Đáp: Vào thời du mục chúng ta đã không tìm thấy các dấu vết chấn thương tập thể. Trái lại từ khi người ta bắt đầu có tư sản là đất đai, thu hoạch, hạt giống và súc vật, thì cũng có dấu vết của nhiều cuộc tấn kích hơn. Các mồ chôn tập thể cũng bắt đầu với việc khám phá ra kim loại. Nếu đã không có đủ các mỏ thiếc và mỏ đồng để làm hài lòng mọi người, thì khi khám phá ra một quặng mỏ, cần phải tuyệt đối bảo vệ nó, để các dân tộc lân cận không chiếm hữu được nó. Và cũng từ lúc đó, tức cách đây khoảng 5-6 ngàn năm, chúng ta tìm thấy các hố đầy xác người. Khi nghiên cứu lịch sử cổ xưa, thì người ta hiểu lịch sử ngày nay: vấn đề dầu lửa bên Irak cũng y như thế.

Hỏi: Khi nghiên cứu lịch sử cổ xưa của loài người, giáo sư cũng đã cung cấp các yếu tố giúp hiểu biết hướng phát triển của loài người trong tương lai, có đúng thế không?

Đáp: Điều mà tôi nhận thấy sau 3 triệu năm loài người xuất hiện trên Trái Đất này: đó là trong lịch sử của loài người đã có một sự tiến triển trên tất cả mọi bình diện. Con người đã tiến triển trong việc đẽo đá, trong các kỹ thuật, nhưng cũng tiến triển trong cung cách hành xử ngày càng thanh nhã và văn minh hơn. Nhất là có sự tiến triển trong ”chương trình” tức trong việc dự kiến: con người có khả năng thấy trước. Chẳng hạn cách đây 2 triệu năm, ”Homo abilis”, con người khéo tay đẽo đá; rồi đến ”Homo erectus” con người đứng thẳng biết sáng chế vật dụng có hai mặt, theo hình thể song song với nhau: nó tỏ ra chuyên môn hơn, sẵn sàng sử dụng vật dụng đó một cách cẩn thận hơn, trong một thời gian lâu hơn chừng vài tuần. Nghĩa là viễn tượng thời gian của nó kéo dài hơn. Những người đã trang hoàng các hang đá Lascaux ở miền Tây nam nước Pháp đã sử dụng một loại bùn trộn lẫn với máu của loài bò rừng bison: họa sĩ đã có trong đầu óc mục đích vẽ các hình trên vách đá để chúng có thể kéo dài với thời gian. Ông ta sống trong hy vọng tác phẩm của mình kéo dài vài năm, hay cả sau cuộc sống của ông nữa. Tác phẩm của một người luôn luôn kéo dài viễn tượng của nó trong thời gian.

Có một sợi dây nối liền tất cả các lịch sử này: đó là sự tiến bộ không thể chối cãi được. Khi nhìn qúa khứ tôi thấy một niềm hy vọng cho tương lai. Con người sẽ còn tiến bộ trong cung cách hành xử. Điều này đã luôn luôn xảy ra, và tôi tin tưởng rằng nó sẽ tiếp tục trong tương lai. 15 tỷ năm lịch sử đã dậy cho chúng ta biết rằng thể chất không ngừng trở thành phức tạp hơn và tự tổ chức: điều này giúp hé mở cho chúng ta trông thấy một số cơ phận của loài người còn phức tạp hơn và có tổ chức hơn nữa. Ngày mai của nhân loại phải là ngày mai của một thể chất suy tư hơn, hay siêu suy tư. Hay có lẽ tốt hơn phải nói một cách đơn sơ như thế này: đó là ngày mai của thể chất suy tư. Thiên tài của con người chưa hết gây ngạc nhiên cho chúng ta.

(Avvenire 15-1-2008)

Linh Tiến Khải

---------------------------

2- CÁC HỌC GIẢ HỌP ĐỂ TRÌNH BẦY NHỮNG LUẬN CỨ BÁC BỎ CHỦ THUYẾT TIẾN HÓA

ROME (Zenit.org).- Năm 2009, giữa lúc thuyết tiến hóa được tròn 150 tuổi, một nhóm các học giả lên tiếng cho rằng lý thuyết này là một điều không thể xảy ra xét theo khoa học, hay nói cách khác là một bất khả khoa học (scientific impossibility).
Suốt cả năm nay đã có những cuộc hội nghị mừng kỷ niệm 150 năm ngày cuốn sách của Darwin nhan đề "On the Origin of Species (Nguồn gốc các loài)" ra đời năm 1859. Nhưng cuộc hội nghị sắp tổ chức vào ngày 9 tháng 11 tới đây lại được dự trù sẽ đưa ra những chứng nghiệm để hạ bệ thuyết tiến hóa của Darwin.

Hội nghị kéo dài một ngày này sẽ được trường Đại học Giáo hoàng Piô V tại Rome tổ chức để trình bầy những luận cứ khoa học nhằm bác bỏ lý thuyết tiến hoá.

Hai người phụ trách tổ chức hội nghị này, ông Peter Wilders và H. M. Owen, cho Thông tấn xã Zenit biết rằng hội nghị có mục đích nhằm"kích thích cuộc tranh biện giữa các khoa học gia" và đặc biêt hướng về các sinh viên đại học.

Những người tổ chức giải thích rằng "vì các sinh viên còn trẻ trung, họ ít mang thành kiến trong đầu chống đối các dữ kiện mới mẻ có tính xung đột với một tín điều đã xác lập."

"Thuyết tiến hóa của Darwin đã trở thành mẫu mực được cộng đồng khoa học chấp nhận. Những dữ kiện mới sưu tầm mang tính thách đố mẫu mực đó sẽ tự động bị bác bỏ vì những lý do triết học hơn là khoa học.

"Những kết quả do nghiên cứu thực nghiệm mới đây được các viện hàn lâm khoa học công bố có thể bác bỏ những nguyên tắc căn bản của thang thời gian địa chất (geological time-scale, còn gọi là thang địa thời). Nó giảm tuổi của nham thạch và do đó giảm tuổi của các vật hoá thạch trong đó. Lý thuyết tiến hoá được củng cố bởi cả thang địa thời và tuổi của vật hóa thạch.
"Chứng cứ này đưa ra từ trầm tích tích học (sedimentology) phù hợp với những phát kiến gần đây nhất trong khoa di truyền học, cổ sinh vật học (paleontology), vật lý, và các ngành khoa học khác. Hàm ý của cuộc nghiên cứu này thật là tai hại cho chủ thuyết Darwin."

Không thể có được

Theo nhà trầm tích học người nước Nga, ông Alexander Lalamov, thì "Mọi sự vật bao gồm trong "Nguồn gốc các loài" của Darwin đều tùy thuộc vào việc hình thành chậm chạp của nham thạch trong những khoảng thời gian vô cùng lâu dài. Cuộc hội nghị vào tháng 11 này, với những dữ kiện thực nghiệm, chứng minh rằng thời gian địa chất như thế không thể có được để tạo ra tiến hóa."

Mới trở về từ một cuộc hội nghị địa chất ở Kazan, nhà trầm tích học Guy Berthault sẽ trình bầy các điều tìm được trong nhiều cuộc nghiên cứu về trầm tích đã thực hiện và kết quả được công bố tại Nga. Một trong những phát kiến đó, cho thấy rằng tuổi của lớp nham thạch hình thành trong cuộc khảo sát chỉ bằng 0.01% của tuổi gán cho nó trong thang thời gian địa chất - thay vì gán cho tuổi là 10 triệu năm thì tuổi thực sự lại không hơn 10 ngàn năm.

Ông Lalamov đưa ra nhận xét: "Trái với sự hiểu biết thông thường, những nham thạch này thành lập mau chóng, và vật hóa thạch chứa đựng trong đó do đó phải tương đối còn ít tuổi. Phát kiến này mâu thuẫn với những cách giải thích của thuyết tiến hóa về thạch địa tầng (fossil record).

Nhà vật lý sinh học người Mỹ Dean Kenyon nói: "Thuyết tiến hóa sinh vật vĩ mô (Biological macroevolution) sụp đổ nếu không có hai cột trụ sinh đôi chống đỡ, đó là thang địa chất và thạch địa tầng, như mới được giải thích gần đây. Ít nhà khoa học nào sẽ bác khước khẳng định này. Đó là lý do tại sao cuộc hội nghị sắp tới tập trung vào hai ngành địa chất học và cổ sinh vật học. Cuộc nghiên cứu mới đây trong hai ngành khoa học này sẽ yểm trợ mạnh mẽ thêm nữa cho khuynh hướng rất phổ biến chống lại việc giảng dậy thuyết tiến hóa vĩ mô của Darwin như là một thực tế đã được chứng minh rồi."
Cuộc hội nghị "Tính bất khả về khoa học của học thuyết Tiến hóa" sẽ được tổ chức cũng nhằm trực tiếp đáp ứng lại yêu cầu của Đức giáo hoàng Benedict XVI muốn cho cả mặt đúng mặt sai của một lý thuyết thường gây nhiều tranh cãi được trình bầy cho người nghe.

Một tham dự viên cuộc hội nghị, ông Thomas Seiler, nói rằng "Dưới ánh sáng của những đột phá mới về khoa học từng gây ra gây kinh ngạc, đặc biệt là trong ngành địa chất học, chúng ta hy vọng rằng cộng đồng khoa học trên thế giới sẽ thừa nhận những chứng cứ không thể chối cãi được nhằm bác bỏ lý thuyết tiến hóa.

(Nguồn : http://www.dunglac.org)

http://tailieuThanhMau.net
Nhưng ơn gọi tu trì "vẫn âm ỉ cháy trong lòng", những tư tưởng về chung kết cuộc đời đem lại cho cô những tư tưởng không phải là chán đời, nhưng là những tư tưởng khôn ngoan chân thật. Cô cần có một tuần phòng hay một weekend để tĩnh tâm và nhờ linh mục nào giúp cô sáng suốt quyết định hướng đi cho cuộc đời. Tôi hợp ý cầu xin ơn soi sáng rõ ràng hơn cho cô, và sức mạnh của Chúa Thánh Thần để cô dám theo lý tưởng tốt, dù thiệt thòi ở đời này, nhưng Chúa sẽ bù lại cho cô và gia đình đời này và đời sau. Chúa Giêsu có lần trả lời cho thánh Phêrô khi ông băn khoăn, không biết bỏ mọi sự đi theo Chúa thì sẽ được gì? Ngài trả lời: "Bất cứ ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp trăm và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp". (Mt 19,29).
Nếu anh là người duy nhất phải lo cho cha mẹ già, thì nhà Dòng cũng không nhận anh đâu. Anh có đi tu , rồi cũng không an tâm khi nghĩ đến cha mẹ, áy náy vì "không nghe lời" như anh viết. Nhưng nếu thực sự Chúa gọi anh, thì phần cha mẹ anh Chúa sẽ lo liệu xếp đặt. Không có gì là tội cả. Thánh Phanxicô, thánh Đaminh, Tôma Aquino, đã nghe tiếng Chúa hơn nghe tiếng cha mẹ. Ơn gọi tu trì tuy khó nhưng quí báu, vì là những người được tuyển chọn giữa rất nhiều người.
Hỏi: Nghe một linh mục giảng cấm phòng rằng :"Chúa không có sáng kiến gửi thánh giá cho chúng ta..." Ngược lại, linh mục khác giảng rằng: "Chúng ta phải sẵn sàng nhận lấy thánh giá Chúa gửi cho ta mà vác đi theo chân Người". Nhiều sách công giáo cũng thường lặp lại câu tương tự như vậy. Xin cho biết: Chúa có sáng kiến gửi thánh giá cho con người không? (ẩn danh)
"Hỡi con, nếu ở thiên đàng, Mẹ còn có thể phải đau khổ, Mẹ đau đớn nhường nào khi thấy biết bao linh hồn phải hư mất! Trong khi cuộc đời qua đi quá mau chóng như vậy, mà con cái Giáo hội cứ tự vướng mắc vào dò bẫy ma quỉ, mê theo cuộc sống kiêu sa, ve vuốt dục vọng xác thịt, tự lên án phạt mình đời đời, mặc dầu được Chúa ban cho mọi thứ ân sủng. Có lẽ họ ngờ rằng được chết một cách tự nhiên, dứt bỏ được cuộc đời như loài thú là sung sướng rồi. Nhưng không đâu, còn hỏa ngục nữa, hỏa ngục đời đời sẽ ngốn nuốt họ. Tự lao mình vào đó thật ngu dại tội lỗi chừng nào!
Trên thế giới này có biết bao nhiêu Đạo khác nhau, ngay cả các giáo hội được mệnh danh là Kitô Giáo, cùng tôn thờ một Thiên Chúa, cùng tuân giữ một Thánh Kinh, nhưng đâu mới là Giáo Hội chân thật đã được chính Chúa Kitô thiết lập? Vậy Đạo nào mới có ơn Cứu Độ thật? Xin vui lòng giải đáp để chúng con được hiểu rõ hơn giáo lý về ơn Cứu Độ. (Một người muốn hiểu rõ)
Hỏi: Đã có sự tranh cãi giữa phái Pharisiêu và phái Saduceo trong Do thái về sự kiện " người chết sống lại" . Thánh Phaolo khi bị ra tòa cũng nói tới việc này và vì thế gây chia rẽ giữa 2 phe. Bài Phúc âm nói về người đàn bà lấy 7 người chồng, sau này sẽ là vợ ai? Xin cho biết trong Kinh thánh Cựu ước nói gì về việc "sự sống đời sau"?
Hỏi: Đã có sự tranh cãi giữa phái Pharisiêu và phái Saduceo trong Do thái về sự kiện " người chết sống lại" . Thánh Phaolo khi bị ra tòa cũng nói tới việc này và vì thế gây chia rẽ giữa 2 phe. Bài Phúc âm nói về người đàn bà lấy 7 người chồng, sau này sẽ là vợ ai? Xin cho biết trong Kinh thánh Cựu ước nói gì về việc "sự sống đời sau"?
1. Vào khoảng 20 thế kỉ trước Chúa Giêsu , nước Do thái khởi đầu từ cụ Abraham đi lang thang trong các sa mạc… 2. Cụ Giacop đưa dân Do thái qua nước Ai cập sống trong 430 năm, không chủ quyền. 3. -1230, Moise đưa dân ra khỏi Aicập, đi tìm đất Hứa. 4. Thế kỉ 12 trước Chúa Giêsu , Do thái trở nên hùng mạnh dưới triều Đavit, Salomon.
- 19 Thế kỉ (quãng năm -1850) trước cgs giáng sinh, Chúa Giavê đã hứa cho Abaham "một miền đất mầu mỡ "sữa mật"(Theo sách Sáng thế 17,8 viết: Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi sau này miền đất ngươi đang trú ngụ, tức là tất cả đất Canaan, làm sở hữu vĩnh viễn; và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng." - …Sau thời gian rất dài, nhà Giacop sang tị nạn bên Ai cập, sau 430 năm bên Aicập, Moise đưa dân xuất hành, sau 40 năm lang thang trên sa mạc,
Con ở quê nhà Việt Nam với bao khốn khổ. Ở̉ bên này con đi học và nhất là môn triết học thì họ đem lí luận Cac-mac ra mà dạy, rồi học thuyết tiến hóa của Đác-uynh ra mà bôi xấu Công Giáo. Họ bảo rằng tư tưởng Công Giáo là tư tưởng lạc hậu, trong lớp chỉ có 1 mình con là có đạo nên càng được dịp cho họ bôi nhọ̣. Lúc làm bài thi thì luôn ra những câu hỏi mà câu trả lời của nó là sự sỉ nhục đức tin. Nếu trả lời theo nó thì mình thành kẻ chối đạo. Còn không thì điểm thấp...
- Trong cuộc sống, người nào để ý sẽ nhận thấy cuộc đời có nhiều cái tốt. Nhưng trong cái tốt (good), nếu có điều kiện, người ta sẽ muốn cái gì tốt hơn (better), hoặc muốn cái gì tốt nhất (the best). (Vd: Tôi muốn mua một bộ quần áo, nếu tôi có nhiều tiền, tôi không muốn mua ở nơi bán đồ sale, tôi muốn vào mall, mua bộ quần áo có nhãn hiệu tốt nhất, hợp thời nhất, mặc vừa đẹp vừa dễ chịu). (Vd khác: Bà mẹ nhà giầu, khi tìm trường học cho con, sẽ hỏi chỗ này chỗ kia, để tìm trường tốt nhất cho con bà, dù là tốt tương đối thôi. - Trong việc tìm hạnh phúc đời sau, nếu đúng ra, người ta cũng phải tìm đường (đạo) nào tốt nhất, đúng nhất, chắc nhất để đạt đích.
Hỏi: Tổ tiên chúng ta ngày xưa chưa hề được nghe ai rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, chỉ sống ăn ngay ở lành theo luật tự nhiên, vậy số phận đời đời của các ngài thế nào, các ngài có thể được hưởng Ơn Cứu Độ của Chúa không? Đáp: Sống ngay lành theo luật tự nhiên nghĩa là "làm lành, lánh dữ" theo lương tâm mình, dù người đó ở trên rừng, góc biển, bên Á, bên Âu, Úc hay Mỹ, hay giữa đại dương...dù đàn ông, đàn bà, trẻ con hay già cả, dù thời xưa hay thời nay, và cho đến thời sau nữa...thì "có thể" được ơn Cứu độ.
Tuy không dám nhận mình là một tín hữu có đức tin vững vàng tuyệt đối, nhưng ít ra cũng có một thời sống trong nhà tu, ăn cơm nhà Chúa. Rồi biến cố 30/4/75...rời VN...rồi lập gia đình, có con, và vẫn một lòng mong muốn hướng dẫn con cái dâng mình cho Chúa . Thế nhưng sau khi con đọc tất cả những gì viết trên trang web ấy, thú thực, lòng con đã hoài nghi, giao động. Con thầm cầu nguyện: "Lạy Chúa, nếu Chúa hiện hữu , xin cho con nhận biết Ngài". Rất mong mỏi được nhận những hồi đáp của cha trước những tư tưởng đang hoang mang...
Trả lời câu hỏi của ông bạn: "Tôi tin vào đạo Công Giáo và muốn gia nhập đạo này thì có khó không? -Khó, nhưng không khó, nếu ông có thiện chí tìm hiểu và tin theo, với ơn giúp đỡ của Chúa Trời và Đức Mẹ, ông sẽ đạt đích.
Đạo tốt lành bảo đảm như thế mà không theo thì quá uổng. Thế mà, có người lại bỏ đạo Công giáo đi theo đạo khác cho dễ chịu hơn. Buồn 5 phút. Tôi nhớ lại lời Chúa đã phán xưa: Đường chật hẹp đưa tới sự sống thì ít người vào, đường rộng rãi đưa tới sự chết thì nhiều người nhào vô!!!