Hội nhập
Ghi danh
2:22 SA
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024
25 Tháng Tám 20178:15 SA(Xem: 15019)
Con xin hoàn toàn phó thác cho Mẹ hồn xác, của cải, công nghiệp mà con đã có, đang có và sẽ có để Mẹ tuỳ nghi định đoạt. Hôm nay, con xin LONG TRỌNG TUYÊN THỆ: (đứng lên) 1-Tuyệt đối trung thành và quyết tâm làm vinh danh Chúa và Mẹ trong mọi hoàn cảnh,mọi tường hợp trong đời sống con. 2-Tuân giử 8 điều quy định cho một Hiệp Sỹ Đức Mẹ Fatima. Từ giờ phút này, con được mang Danh Hiệu là HIỆP SĨ ĐỨC MẸ FATIMA. Xin Chúa và Đức Mẹ chấp thuận lời tuyên thệ tận hiến của con và ban thêm nhiều ơn lành cho con để chu toàn phận sự Mẹ giao phó.
25 Tháng Tám 20178:15 SA(Xem: 15437)
Con chào kính Mẹ là nơi trú ẩn của con. Xin Mẹ lắng nghe lời con khao khát cầu khẩn và chấp nhận lời tận hiến của con ngày hôm nay.Con xin từ bỏ ma qủy và các hoạt động của nó,để hoàn toàn thuộc về Chúa và Mẹ, chấp nhận vác Thánh giá theo chân Chúa cho đến chết.Với lòng yêu mến và trung thành của người con hiếu thảo,con xin trao phó hồn xác,của cải,công nghiệp,mà con đã có, đang có, hoặc sẽ có cho Me để Mẹ tùy nghi định đoạt.Từ giây phút này, tuy con là kẻ yếu đuối, tội lỗi cũng xin lấy tư cách là tôi tớ hèn mọn của Chúa,và của Me, xin long trọng tuyên hứa: 1- Tuyệt đối trung thành và quyết tâm làm vinh danh Chúa và Mẹ,trong mọi hoàn cảnh,trong mọi trường hợp của đời sống con. 2- Tich cực truyền bá cho nhiều người gia nhập Tổng Hội Mân Côi,và năng lần Chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ.
19 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 32083)
2- Đang giữ 1 nhiệm vụ Hội Trưởng, Hội phó Hội Mân Côi ở điạ phương. Hoặc là 1 hội viên đang tích cực hoạt động cho Đức Mẹ Mân Côi. 3- Thuộc các kinh cần thiết, để thi hành nhiệm vụ truyền bá kinh Mân Côi, và lần hạt Mân Côi: 20 ngắm ( 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương, 5 Sự Mừng) 4- Ngày tận hiến cho Đức Mẹ, được kể là ngày quan trọng nhất trong đời sống của mình. Cho nên phải hết sức chuẩn bị chu đáo, dọn mình, xưng tội rước lễ. Nếu có thể cấm phòng 3 ngày, trước khi tận hiến làm Hiệp Sĩ Đức Mẹ. Các Hiệp sĩ khi đã tận hiến rồi, thì đời đời là Hiệp Sĩ Đức Mẹ, không bao giờ được tự động rút chân ra khỏi Hiệp Sĩ Đoàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

THƯ NGỎ VỀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TẬN HIẾN CHO ĐỨC MẸ

29 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 24945)

THƯ NGỎ VỀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TẬN HIẾN CHO ĐỨC MẸ

 

Anh chị em Hội viên, các Hiệp sĩ thân mến!

Để giúp anh chị em ý thức hơn về việc Tận hiến cho Đức Mẹ nên tôi và Cha đồng hành viết cho anh chị em thư ngỏ này. Mong rằng mỗi anh chị em chúng ta, nhất là khi đã được Tận hiến làm Hiệp sĩ Mân côi luôn ý thức sứ mạng mà chính Mẹ đã trao cho các anh chị.

Kính thưa anh chị em!

logo_hs_fatiammancoi-contentChúng tôi trích lại ở đây bản dịch của tác giả Trầm Thiên Thu về bài thuyết trình của ông Howard Dee trong dịp Hành hương Quốc gia lần IV tới Lipa ngày 12.9.2007 về ý nghĩa của việc tận hiến.

“Theo ông Howard Dee, Tận hiến là hiến dâng cho một mục đích thánh (sacred purpose).

Chẳng hạn, khi một giám mục thánh hiến một nhà thờ, đó là dâng hiến cho mục đích thánh là thờ phượng Thiên Chúa. Điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta, những người tin theo Chúa Giêsu, được tận hiến cho Đức Mẹ?

Để trả lời, tôi dùng định nghĩa uy tín (authoritative definition) của thánh Louis Marie Grignon de Montfort (gọi tắt là Louis Montfort), vị thánh rất yêu mến Đức Mẹ mà Chân phước Gioan Phaolô II đã dâng trọn đời mình cho Đức Maria, và đã chọn khẩu hiệu giáo hoàng của ngài là Totus Tuus, Maria! (Tất cả nhờ Mẹ Maria!).

Thánh Louis de Montfort nói rằng tận hiến cho Đức Mẹ là dâng trọn đời mình cho Đức Trinh Nữ, để hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Tận hiến cho Đức Mẹ nghĩa là chúng ta dâng hiến cuộc đời mình, công việc, trái tim và khối óc, thân xác và linh hồn, vì mục đích thánh: để Thiên Chúa được tôn vinh nơi chúng ta, nhờ chúng ta và qua chúng ta, theo gương Mẹ Maria. Theo công thức tận hiến của thánh Montfort (Montfortian formula of Consecration), ngay cả những gì sở hữu, bên trong và bên ngoài, cả những nhu cầu tốt lành của chúng ta, cả quá khứ, hiện tại và tương lài, đều được phó thác cho Mẹ Maria qua việc tận hiến cho Mẹ Maria, để Mẹ sắp xếp như Mẹ muốn, vì vinh danh Thiên Chúa.

Do đó, tận hiến cho Đức Mẹ là một động thái theo Phúc âm là chết cho chính mình, hy sinh và tự nguyện phục tùng, theo tinh thần Totus Tuus, hiến dâng mọi thứ vì mục đích thánh, mục đích mà Thiên Chúa tạo dựng chúng ta, để chúng ta hoàn toàn thuộc về Ngài. Nhờ sự tận hiến của chúng ta, Mẹ Maria trở nên Đấng bầu cử riêng (personal intercessor) và là Đấng trung gian (Mediatrix) giữa chúng ta với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đưa chúng ta tới sự sống dồi dào (abundant life) mà Chúa Giêsu đã hứa ban khi Ngài nói: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10).”[1]

Chính vì vậy, việc tận hiến cho Đức Trinh Nữ Maria căn bản là việc trao trọn cuộc đời mình vào bàn tay của Mẹ và qua Mẹ, chúng ta được dẫn đưa đến với Đức Kitô, Đấng cứu độ chúng ta.

Đối với các Hiệp sĩ, trong nghi thức Tận hiến, chúng ta lãnh nhận nhận áo choàng Hiệp sĩ và “vũ khí” chính là chuỗi mân côi trong tay là để diễn tả việc Tận hiến bên trong ấy. Kể từ nay, những Hiệp sĩ của Mẹ quyết không sống cho chính mình nữa nhưng sống là sống cho Chúa, cho Mẹ và cho anh chị em. Qua chuỗi mân côi, anh chị em đã có phương thế hữu hiệu mà Mẹ đã ban để chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt. Đó cũng là cách thức Mẹ sẽ dẫn đưa chúng ta ngày càng đi sâu hơn vào mầu nhiệm cứu độ mà Mẹ đã được hiệp công với con Mẹ để cứu chuộc thế gian tội lỗi. Và giờ đây, các con cái, các Hiệp sĩ của Mẹ cũng đi theo con đường đó, hy sinh chính bản thân mình để đứng về phía Mẹ đem Tin Mừng cứu độ đến cho mọi người.

Chiếc áo choàng và chuỗi mân côi cùng với lời tận hiến sẽ chỉ còn là hình thức bên ngoài nếu mỗi Hiệp sĩ không thực sự Tận hiến đời mình cho Mẹ. Thiết tưởng, những giá trị bên trong luôn luôn quan trọng hơn rất nhiều với hình thức bề ngoài. Và để thể hiện chút tâm tình đó, việc sống Tận hiến trong lời cầu nguyện qua chuỗi Mân côi phải được thể hiện cách cụ thể qua đời sống hàng ngày.

Sống yêu thương như Mẹ

Thánh Gioan tông đồ đã nói: “Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy.” (1 Ga 4,20). Đó vẫn là giới răn cao trọng nhất mà mọi Kitô hữu phải thực hiện trong đời sống hàng ngày.

Noi gương Đức Trinh nữ Maria, Mẹ của chúng ta, chúng ta cùng với Mẹ lên đường để đem tình yêu của Chúa cho mọi người xung quanh, đó là gia đình, là những anh chị em mà chúng ta gặp gỡ hàng ngày, người có đạo cũng như chưa có đạo. Sống giới răn yêu thương qua việc làm cụ thể hàng ngày sẽ là lời Tận hiến cho Đức Mẹ đẹp nhất mà anh chị em chúng ta có thể làm cho vinh danh Chúa và vinh danh lòng từ mẫu của Mẹ.

Sống vâng phục như Mẹ

Tin Mừng theo thánh Gioan đã ghi lại khoảnh khắc đau thương khi Đức Maria đứng dưới chân thập giá: “Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala.” (Ga 19,25)

Hình ảnh của Mẹ kiên trung đứng dưới chân thập giá không chỉ là bài học nhân đức nhưng còn là một mầu nhiệm cao quý trong việc Mẹ hiệp công cứu chuộc loài người tội lỗi. Cũng trong chính khoảnh khắc đó, Đức Giêsu đã trao phó Mẹ Người cho môn đệ Gioan, cũng là việc Đức Giêsu trao phó loài người vào trong tay của Mẹ. Chúng ta thực sự trở thành con cái của Mẹ.

Theo gương Mẹ Maria, chúng ta vui lòng xin vâng mọi sự theo Thánh ý Chúa, dù bị thiệt hại ở đời này về vật chất, tinh thần, hoặc gặp phải những khó khăn hay đau khổ chúng ta vẫn một lòng trung kiên theo Chúa đến cùng.

Sống khiêm nhường như Mẹ

Chúa Giêsu dạy các môn đệ, cũng là dạy mỗi người chúng ta rằng: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 18,3)

Việc thực hành đức khiêm nhường là yếu tố quan trọng cho đời sống tận hiến, đó là việc nhìn nhận ra cái nhỏ bé hư không của bản thân, giúp tránh không phạm vào những tội kiêu căng ngạo mạn, luôn biết tự kiểm bản thân mỗi ngày để nhìn ra sai sót, nhìn ra sự thấp hèn.

Chúng ta hãy xin Mẹ dạy bảo, sửa sai và giúp triệt tiêu mầm mống tội lỗi, biết sống tín thác hoàn toàn vào Mẹ suốt cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ với Thiên Chúa, chúng ta sẽ được đổ tràn ân sủng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta sống tín thác hoàn toàn vào Mẹ Maria. Đó là là phương thế đắc lực, hiệu quả nhất trong công tác tông đồ của các Hiệp Sĩ Mân Côi.

Xin kính dâng tất cả những tâm tình này lên Thiên Chúa Ba Ngôi và Mẹ Mân Côi, nguyện chúc anh chị em Hội viên và đặc biệt các Hiệp sĩ mỗi ngày sống hăng say hơn trong tư cách là con cái của Mẹ, nhiệt thành hơn trong việc cầu nguyện qua chuỗi Mân côi để noi gương sống của Mẹ và cầu nguyện cho các linh hồn.

 

Sài Gòn, ngày 04 tháng 09 năm 2012

 

 Tổng Đoàn Trưởng Linh Mục Đồng Hành

Maria Nguyễn Thị Lệ Yến  Anphongsô Trần Ngọc Hướng, DCCT


Nguồn www.hoimancoivietnam.net78.net

12 Tháng Bảy 20217:00 CH(Xem: 5776)
BỔ NHIỆM THƯ -Chiếu đề nghị của Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi Hoa Kỳ . -Chiếu đề nghị của các Hiệp Sĩ Mân Côi Hoa Kỳ. -Chiếu thành tích phục vụ của đương sự. -Để kiện toàn bộ máy điều hành. Nay Tái Bổ Nhiệm: Hiệp Sĩ : Bác Sĩ MARIA TRỊNH NGỌC PHƯƠNG Giữ nhiệm vụ: PHÓ CHỦ TỊCH ĐẶC TRÁCH MIỀN ĐÔNG HOA KỲ Bổ Nhiệm Thư nầy có hiệu lực kể từ ngày ký. Mọi văn kiện có trước trái với Văn Thư nầy đều được huỷ bỏ.
01 Tháng Năm 202110:38 CH(Xem: 7496)
Chúng ta không có vũ khí hay sức mạnh thế trần nào để chống lại, ngoài lời cầu nguyện cùng đấng Tạo Dựng. Chỉ có Ngài mới chiến thắng ma quỷ, chiến thắng thế gian, chiến thắng sự chết, sự dữ.Đã có câu: “ Thiên Chúa điều khiển vũ trụ” nhưng “Lời cầu nguyện điều khiển Thiên Chúa” hay nói cho có sự kính trọng là: “Lời cầu nguyện có thể thay đổi ý định của Thiên Chúa.Thật vậy, ta có thể bắt chước Mai Sen cầu nguyện cùng Thiên Chúa qua sách xuất hành
12 Tháng Tư 20212:58 CH(Xem: 5379)
This is a mystery topic that we can never have a perfect explanation. Because it is the greatest mystery of all mysteries; thus, talking about One God-in Three Persons is similar to a math teacher who tries to explain to a three-month old child about geometry of space, trigonometry, locus etc.… and hoping that he will understand. Even the experts on theology are very careful when explaining this mystery since it is always considered to be “the highest mystery” of Christianity.