LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG
"Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương...".
(Mát-thêu 9:36)
Tri ân lòng Chúa xót thương
Thứ tha tội lỗi lụy vương trần phàm
Rất nhiều sự dữ đã làm
Nhưng Ngài không phạt, bao hàm khuyên răn
Cúi đầu sám hối ăn năn
Nhân sinh vui sống, trở trăn chẳng còn
Quyết tâm từ bỏ lối mòn
Bước đi an lạc vuông tròn đời ta
Giê-su mời gọi thiết tha
Nên người hoàn thiện như Cha trên trời
Ngày sau hưởng phúc tuyệt vời
Thiên đàng vĩnh cửu sáng ngời vinh quang!
* Nguyễn Sông Núi
(Carthage, Missouri, Aug. 10, 2013
Ngày Thánh Mẫu lần thứ 36 / Dòng Đồng Công)
"Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương...".
(Mát-thêu 9:36)
Tri ân lòng Chúa xót thương
Thứ tha tội lỗi lụy vương trần phàm
Rất nhiều sự dữ đã làm
Nhưng Ngài không phạt, bao hàm khuyên răn
Cúi đầu sám hối ăn năn
Nhân sinh vui sống, trở trăn chẳng còn
Quyết tâm từ bỏ lối mòn
Bước đi an lạc vuông tròn đời ta
Giê-su mời gọi thiết tha
Nên người hoàn thiện như Cha trên trời
Ngày sau hưởng phúc tuyệt vời
Thiên đàng vĩnh cửu sáng ngời vinh quang!
* Nguyễn Sông Núi
(Carthage, Missouri, Aug. 10, 2013
Ngày Thánh Mẫu lần thứ 36 / Dòng Đồng Công)
~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~
CHỈ MỘT CHỮ ĐỦ ĐỂ MÔ TẢ
TRIỀU GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Ngày 2 tháng 8 vừa qua, John L. Allen Jr. nhận định rằng: quả là nguy hiểm khi tìm cách rút gọn thành một chữ toàn bộ sứ điệp của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Rio về Rôma. Vì sứ điệp này bàn về rất nhiều chủ đề khác nhau mà trọn bản văn ghi lại dài gần 10,000 chữ. Ấy thế nhưng Allen vẫn cứ cố gắng làm việc này mà không xâm hại gì tới bất cứ điểm chủ yếu nào của sứ điệp.
Chữ mà Allen cho không những tóm tắt trọn sứ điệp trên chuyến bay mà còn trọn cả triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, ít nhất từ trước tới nay, là chữ “thương xót”. Thực vậy, mỗi triều giáo hoàng gần đây đều có một “câu ruột” biểu tượng cho việc nhấn mạnh có tính cốt lõi của mình. Đối với Đức Gioan Phaolô II, câu đó là “Đừng sợ”, vốn được coi như khẩu lệnh nhằm làm sống dậy nhiệt tâm truyền giáo sau một giai đoạn chỉ biết nhìn vào mình và do dự. Đối với Đức Bênêđíctô XVI, nhóm chữ đó là “lý trí và đức tin”, tức luận điểm cho rằng tôn giáo mà thiếu suy tư tự phê sẽ trở thành cực đoan; còn lý trí con người mà thiếu định hướng của các chân lý tối hậu sẽ trở thành chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa hư vô.
Đối với Đức Phanxicô, ý niệm nền tảng là lòng thương xót. Rất nhiều lần, ngài nhắc đi nhắc lại khả năng tha thứ bất tận của Thiên Chúa bằng cách nhấn mạnh rằng điều mà thế giới cần nghe Giáo Hội nói hơn cả là sứ điệp cảm thương. Lọc lựa qua tất cả các nhận định của Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên không nói trên, điều duy nhất nói nhiều hơn cả là khi ngài trả lời câu hỏi về người Công Giáo ly dị và tái hôn. Và phần dẫn nhập của câu trả lời này cho ta cánh cửa sổ tốt nhất để nhìn vào triết lý mục vụ của ngài. Chủ yếu, ngài nói rằng:
“Lòng thương xót lớn lao hơn là trường hợp được anh nói tới. Tôi tin rằng đây là thời gian của lòng thương xót. Sự thay đổi của thời đại và cũng là của biết bao nhiêu vấn đề trong Giáo Hội - như một chứng tá không tốt của vài linh mục, nhưng cũng có các vần đề gian tham trong Giáo Hội - kể cả vấn đề duy giáo sĩ, chẳng hạn, nó đã để lại biết bao nhiêu người bị thương. Nhưng Giáo Hội là Mẹ phải ra đi chữa lành các người bị thương với lòng thương xót. Nếu Chúa không mệt mỏi tha thứ, thì chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài lựa chọn này: trước hết là săn sóc những người bị thương. Giáo Hội là Mẹ và phải đi trên con đường này của lòng thương xót. Và tìm ra một lòng thương xót đối với tất cả mọi người. Nhưng tôi nghĩ rằng, khi người con hoang đàng trở về nhà, người cha đã không nói: ”Mày, hãy ngồi xuống nghe tao đây, mày đã làm gì với tiền của rồi?” Không, ông tổ chức lễ mừng. Thế rồi có lẽ khi người con muốn nói, anh ta đã nói. Giáo Hội cũng phải làm như thế. Khi có ai đó... nhưng mà không phải chỉ chờ đợi họ, mà là ra đi tìm kiếm họ. Đó là lòng thương xót. Và tôi tin rằng thời điểm (kairos) đã tới, đây là thời điểm của lòng thương xót. Chính Đức Gioan Phaolô II đã có trực giác này khi đã bắt đầu Lòng Thương Xót Chúa với thánh nữ Faustina Kowalska... Người đã trực giác rằng đây là một sự cần thiết của thời nay’.
Theo Allen, trong dư luận báo chí phổ thông, Đức Phanxicô vốn được gọi là “Giáo Hoàng của Người Nghèo” và “Giáo Hoàng của Dân”, cả hai đều nói lên các khía cạnh chủ chốt của Đức Phanxicô. Tuy nhiên, nếu muốn có một công thức nói lên trái tim đang đập của triều giáo hoàng Phanxicô, thiển nghĩ không gì bằng tước hiệu “Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót”.
(Vũ Văn An, Vietcatholic, 8/6/2013)
TRIỀU GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Ngày 2 tháng 8 vừa qua, John L. Allen Jr. nhận định rằng: quả là nguy hiểm khi tìm cách rút gọn thành một chữ toàn bộ sứ điệp của Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Rio về Rôma. Vì sứ điệp này bàn về rất nhiều chủ đề khác nhau mà trọn bản văn ghi lại dài gần 10,000 chữ. Ấy thế nhưng Allen vẫn cứ cố gắng làm việc này mà không xâm hại gì tới bất cứ điểm chủ yếu nào của sứ điệp.
Chữ mà Allen cho không những tóm tắt trọn sứ điệp trên chuyến bay mà còn trọn cả triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, ít nhất từ trước tới nay, là chữ “thương xót”. Thực vậy, mỗi triều giáo hoàng gần đây đều có một “câu ruột” biểu tượng cho việc nhấn mạnh có tính cốt lõi của mình. Đối với Đức Gioan Phaolô II, câu đó là “Đừng sợ”, vốn được coi như khẩu lệnh nhằm làm sống dậy nhiệt tâm truyền giáo sau một giai đoạn chỉ biết nhìn vào mình và do dự. Đối với Đức Bênêđíctô XVI, nhóm chữ đó là “lý trí và đức tin”, tức luận điểm cho rằng tôn giáo mà thiếu suy tư tự phê sẽ trở thành cực đoan; còn lý trí con người mà thiếu định hướng của các chân lý tối hậu sẽ trở thành chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa hư vô.
Đối với Đức Phanxicô, ý niệm nền tảng là lòng thương xót. Rất nhiều lần, ngài nhắc đi nhắc lại khả năng tha thứ bất tận của Thiên Chúa bằng cách nhấn mạnh rằng điều mà thế giới cần nghe Giáo Hội nói hơn cả là sứ điệp cảm thương. Lọc lựa qua tất cả các nhận định của Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên không nói trên, điều duy nhất nói nhiều hơn cả là khi ngài trả lời câu hỏi về người Công Giáo ly dị và tái hôn. Và phần dẫn nhập của câu trả lời này cho ta cánh cửa sổ tốt nhất để nhìn vào triết lý mục vụ của ngài. Chủ yếu, ngài nói rằng:
“Lòng thương xót lớn lao hơn là trường hợp được anh nói tới. Tôi tin rằng đây là thời gian của lòng thương xót. Sự thay đổi của thời đại và cũng là của biết bao nhiêu vấn đề trong Giáo Hội - như một chứng tá không tốt của vài linh mục, nhưng cũng có các vần đề gian tham trong Giáo Hội - kể cả vấn đề duy giáo sĩ, chẳng hạn, nó đã để lại biết bao nhiêu người bị thương. Nhưng Giáo Hội là Mẹ phải ra đi chữa lành các người bị thương với lòng thương xót. Nếu Chúa không mệt mỏi tha thứ, thì chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài lựa chọn này: trước hết là săn sóc những người bị thương. Giáo Hội là Mẹ và phải đi trên con đường này của lòng thương xót. Và tìm ra một lòng thương xót đối với tất cả mọi người. Nhưng tôi nghĩ rằng, khi người con hoang đàng trở về nhà, người cha đã không nói: ”Mày, hãy ngồi xuống nghe tao đây, mày đã làm gì với tiền của rồi?” Không, ông tổ chức lễ mừng. Thế rồi có lẽ khi người con muốn nói, anh ta đã nói. Giáo Hội cũng phải làm như thế. Khi có ai đó... nhưng mà không phải chỉ chờ đợi họ, mà là ra đi tìm kiếm họ. Đó là lòng thương xót. Và tôi tin rằng thời điểm (kairos) đã tới, đây là thời điểm của lòng thương xót. Chính Đức Gioan Phaolô II đã có trực giác này khi đã bắt đầu Lòng Thương Xót Chúa với thánh nữ Faustina Kowalska... Người đã trực giác rằng đây là một sự cần thiết của thời nay’.
Theo Allen, trong dư luận báo chí phổ thông, Đức Phanxicô vốn được gọi là “Giáo Hoàng của Người Nghèo” và “Giáo Hoàng của Dân”, cả hai đều nói lên các khía cạnh chủ chốt của Đức Phanxicô. Tuy nhiên, nếu muốn có một công thức nói lên trái tim đang đập của triều giáo hoàng Phanxicô, thiển nghĩ không gì bằng tước hiệu “Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót”.
(Vũ Văn An, Vietcatholic, 8/6/2013)